Ông Hồ Minh Sơn, Viện Chiến lược Thị trường - Truyền thông Quốc tế

Đổi mới sáng tạo là động lực, thúc đẩy năng suất, tăng trưởng kinh tế

Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam. Trong bối cảnh CMCN 4.0 phát triển một cách mạnh mẽ, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ sớm giải phóng để tạo ra sự bùng nổ về năng suất và tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Có thể thấy, trong những thập niên gần đây, nước ta chứng kiến sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.

Nhìn lại những thành tựu của những năm gần đây thì khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%). Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp.

Chia sẻ về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn, Viện Chiến lược Thị trường - Truyền thông Quốc tế cho biết, cuộc CMCN 4.0 với sự ra đời của công nghệ mới và những sáng tạo có tầm bao phủ rộng đang lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi hơn nhiều so với các cuộc cách mạng trước đó. Vì vậy, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ sớm giải phóng để tạo ra sự bùng nổ về năng suất và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế trong CMCN 4.0 sẽ khác với các thời kỳ trước. Để có được lợi thế cạnh tranh, quốc gia phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo.

Mới đây, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII cho thấy, năm 2020 Việt Nam đứng thứ 42 trên 131 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 3 trong khối ASEAN (chỉ sau Singapore và Malaysia). Thứ hạng này đã cải thiện 20 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Đồng thời, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chuyển đổi hệ thống đổi mới sáng tạo, tìm kiếm con đường tăng trưởng và phát triển bền vững so với quá trình thực hiện cải cách từ những năm 90 của thế kỷ trước. Vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và KH&CN.

“Đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Nước ta cần sự lãnh đạo quyết liệt cùng thể chế mạnh để nắm bắt những cơ hội này và tháo gỡ những nút thắt để tiếp tục phát triển kinh tế. Về dài hạn, đầu tư cho R&D sẽ dẫn đến việc tích lũy các phát minh sẵn sàng ứng dụng và đưa vào sản xuất, dẫn đến việc tăng năng suất, hay tăng TFP nói riêng. Số lượng các công nghệ chưa được áp dụng ngày càng tăng cũng kích thích sự gia tăng của các hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và từ đó kích thích các hoạt động sản xuất mới”, Viện trưởng Viện Chiến lược Thị trường - Truyền thông Quốc tế nhấm mạnh.

Trong đó, chiến lược nêu rõ “Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể, các nhiệm vụ đồng bộ thực hiện: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ”.

Trải qua một thập kỷ thực hiện chiến lược, các chỉ tiêu đầu vào của nghiên cứu và phát triển như số lượng các bài báo khoa học, số bằng sáng chế đã được cải thiện. Năng lực đổi mới, bên cạnh việc tích lũy kiến thức từ các nghiên cứu và hoạt động sáng chế, còn thể hiện năng lực của một quốc gia khuyến khích sự sáng tạo, sự tương tác và hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức, khả năng thương mại hóa các sản phẩm mới. Tuy nhiên, về năng lực cho đổi mới đã được cải thiện nhiều, nhưng các chỉ số vẫn cần được tiếp tục cải thiện để đổi mới, sáng tạo trở thành động lực cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới theo đúng chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

Ông Hồ Minh Sơn khẳng định, với sự nỗ lực mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ các ngành công nghiệp giá trị gia tăng thấp như dệt may sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như điện tử và viễn thông, công nghiệp chế biến chế tạo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần cải thiện năng suất trên cả nước, đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và mở rộng thị trường.

Điển hình, chiến lược công nghiệp hóa hướng vào thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng trưởng đáng kể. Trong đó, có tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14,4 tỷ USD năm 2000 lên 264,2 tỷ USD năm 2019, chiếm 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI vượt qua doanh nghiệp nội địa, khoảng cách này ngày càng mở rộng cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các doanh nghiệp FDI, trong xuất khẩu chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Theo tính toán của Viện Năng suất Việt Nam, khoảng cách về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa của Việt Nam là trên 30%. Khoảng cách này liên quan đến quyền sở hữu cũng như trình độ công nghệ. Đây cũng là hạn chế đối với vấn đề tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam.

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đưa ra tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

Ông Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm: Việt Nam là một quốc gia có tăng trưởng năng suất lao động cao nhất ở khối ASEAN…Đồng thời, là một trong những nước có tốc độ tăng năng suất cao ở Châu Á. Có thể thấy, khoảng cách về năng suất giữa Singapore và Việt Nam đã giảm đáng kể, từ mức cao gấp 21 lần vào năm 1990, khoảng cách hiện tại là 11,3 lần. Những nỗ lực này đã giảm khoảng cách về năng suất của Việt Nam so với các nước phát triển trên thế giới.

Hiện nay, có khoảng gần 40 nước trên thế giới đang ở giai đoạn nền kinh tế hướng vào đổi mới, trong đó có 4 nước/vùng lãnh thổ châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Nâng cao năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Việt Nam chuyển sang hướng nền kinh tế đổi mới. Để làm được điều này, Việt Nam cần chú ý một số biện pháp cốt lõi.

Một là, cần xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất lao động dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, chú trọng sự liên kết bộ, ngành, địa phương và các thành phần kinh tế nhằm xây dựng các chương trình nâng cao năng suất, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo xuyên suốt.

Tính đến thời điểm hiện tại, được sự quan tâm của Chính phủ, nhiều chương trình KH&CN, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy năng suất đã được triển khai thực hiện ở các bộ, ngành, nhưng các hoạt động tương đối độc lập, thiếu sự liên kết. Để thực hiện hiệu quả các chính sách, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các thành phần kinh tế là rất quan trọng. Cùng với đó, đổi mới sáng tạo vừa là chìa khóa quan trọng tăng năng suất lao động trong nội tại nền kinh tế, vừa là yếu tố nền tảng quyết định năng lực của một quốc gia trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Vì lẽ đó, các chính sách thúc đẩy năng suất trong giai đoạn mới cần tác động toàn diện, tích cực và đồng bộ tới hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, gồm chính sách đối với các viện nghiên cứu, trường đại học thúc đẩy hoạt động nghiên cứu tạo ra tri thức, công nghệ và chính sách đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp thực sự phát huy vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

Hai là, xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất. Để nâng cấp vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, bắt buộc phải có hàng loạt công ty đổi mới sáng tạo quan trọng chứ không nhất thiết là các công ty mới khởi nghiệp trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Các doanh nghiệp nhà nước truyền thống, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần được nâng cấp để trở thành các công ty đổi mới, sáng tạo.

Bên cạnh đó, để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có thể cạnh tranh, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Mỗi loại hình doanh nghiệp cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Ba là, nâng cao năng lực hấp thụ tiến bộ công nghệ. Ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp cả nước, trong đó doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 74%. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường thiếu và yếu trong công tác đào tạo, tập huấn người lao động, cũng như hệ thống quản trị để có thể vận hành được công nghệ mới, hiện đại. Vì vậy, cần có một số hỗ trợ mang tính nền tảng cho việc hấp thụ công nghệ ở các doanh nghiệp.

Đặc biệt, việc truyền thông được ý nghĩa của việc nâng cao năng suất, tạo nhận thức trong cộng đồng về năng suất. Tuy nhiên, cần xây dựng được cơ chế gắn kết các chương trình hỗ trợ khác nhau, ví dụ, khi doanh nghiệp nhận được các chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ thì cần đi kèm với các chương trình đổi mới hệ thống quản trị hoặc các chương trình đào tạo kỹ thuật.

Hải Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.
Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Tin khác

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...
Xem thêm
Phiên bản di động