Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Chúng ta cảm nhận tình cảm sâu sắc của người cha, người Bác đã vào tuổi “xưa nay hiếm” với con cháu thân yêu và những điều dặn dò cần làm sau khi Người về với Các Mác, Lênin. Các nhà nghiên cứu đánh giá bản Di chúc là một văn bản lịch sử trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh và tầm nhìn xa trông rộng của Bác được chuyển tải qua những câu chữ hết sức giản dị, xúc tích. Nó là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi trong giai đoạn đấu tranh cách mạng trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng nước nhà hiện nay.

Tai sao Bác viết: “Trước hết nói về Đảng”. Chúng ta hiểu vì Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, hiện nay là Đảng cầm quyền, Đảng cần thực sự trong sạch, vững mạnh. Đảng cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Muốn vậy, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân, những điều dặn dò thật quý giá. Khi Bác cầm bút bắt đầu viết bản Di chúc, là thời điểm quân Mỹ và chư hầu cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của chúng ồ ạt đổ vào miền Nam nước ta, chiến sự trở nên ác liệt, đe dọa lan rộng ra cả nước. Bác kêu gọi: “Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”. Bác khẳng định, và từ đó truyền cho Nhân dân ta sự kiên định, sự tin tưởng vững chắc, mạnh mẽ. Trong thực tế kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sự hi sinh gian khổ của Nhân dân ta thật to lớn, nhưng mọi người đều một lòng tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, không mảy may dao động, dũng cảm can trường vượt mọi khó khăn trở ngại đi đến ngày toàn thắng. Thế giới tiến bộ khâm phục dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã viết nên những trang sử vĩ đại trong thế kỉ XX.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Bác Hồ kính yêu không chỉ đề cập đến những việc trước mắt mà còn căn dặn những điều cần làm về sau. Trong bản thảo Di chúc tháng 5/1968, Bác viết: “Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kì to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chính đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ Nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.

Làm theo lời Bác, từ sau đại thắng mùa Xuân 1975 và các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam, biên giới phía Bắc, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào, Campuchia, Nhân dân ta đã đoàn kết đồng lòng dốc sức hàn gắn vết thương chiến tranh và những hậu quả nặng nề của nó. Trong tình hình quốc tế cũng như trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, một lần nữa Đảng ta lại thể hiện bản lĩnh và tài năng của một Đảng lãnh đạo, định ra những đường lối và chủ trương sáng suốt, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh. Nhân dân ta tích cực phấn đấu để những gì Bác Hồ mong mỏi trở thành hiện thực, làm cho bộ mặt đất nước thay đổi cơ bản, đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của Nhân dân ta không ngừng được nâng cao. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu và lan tỏa trong toàn xã hội, trở thành động lực mạnh mẽ để thực hiện Di chúc của Bác.

Trong Di chúc, Bác Hồ nhấn mạnh: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Mục đích chỉnh đốn lại Đảng là để nâng cao năng lực lãnh đạo, ngăn ngừa và trừ bỏ những biểu hiện sai trái của một Đảng cầm quyền và chiến thắng. Bác từng chỉ ra và phê phán mạnh mẽ những căn bệnh kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa… Các kì Đại hội Đảng toàn quốc đều có nghị quyết về chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã có những nghị quyết, chủ trương hết sức quyết liệt để nâng cao sức chiến đấu của Đảng, ngăn ngừa và đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, cùng với tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Đảng ta quán triệt tư duy đổi mới; như Bác Hồ viết trong Di chúc: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kĩ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng của toàn dân. Cuộc chỉnh đốn lại Đảng vừa qua thu được những kết quả khả quan, uy tín của Đảng trong Nhân dân được củng cố và hồi phục. Đó không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho Đảng cầm quyền mà còn cho cả Nhân dân, cho cả dân tộc. Chỉnh đốn Đảng là chặng đường dài, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu không thỏa mãn dừng lại.

Về việc riêng, Bác Hồ viết những lời thật cảm động: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là, tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Bác Hồ của chúng ta là như vậy. Một người hiền, một danh nhân lỗi lạc mà sinh thời Bác nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc”, có nghĩa cả cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác không dành riêng cho mình bất cứ một điều gì. Trái lại Bác “đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta... là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường bất khuất của Nhân dân Việt Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử”. Điều mong muốn cuối cùng của Bác là điều mong muốn cao đẹp; “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Ngày nay nhớ đến Bác Hồ, chúng ta lại cảm thấy Bác luôn sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, luôn ở bên cạnh để dìu dắt, chỉ bảo chúng ta. Chúng ta nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Bác đã chọn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Bác Hồ đã đi xa nhưng để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỉ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỉ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bản Di chúc của Bác, với toàn Đảng và toàn dân ta là một di sản lịch sử vô giá, một bức tâm thư trong Bác để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Với tác dụng soi đường, bản Di chúc được trân trọng xem như một cương lĩnh hành động, một ngọn đuốc sáng dẫn dắt chúng ta đi hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo chủ nghĩa tư bản”.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Ngày 15/6/2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Những tờ báo cách mạng đã góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov vào năm 1947 và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng không chỉ là nhà thơ nổi tiếng, Simonov còn là một phóng viên mặt trận ưu tú của đất nước Xô viết.
Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Tin khác

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong các bài viết, phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc, chống phá...

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi này của Người đã được toàn dân hưởng ứng, tạo thành một sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những khó khăn và giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”. Trong bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà Người dạy không chỉ là lí tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên noi theo mà còn trở thành chuẩn mực cho mọi người hướng tới”.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 3: Giải mã mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị, mộ 1850 là mộ vợ chồng thay tên đổi họ, chờ kết quả khảo cổ

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là bản thiên anh hùng ca bất diệt cho ý chí tự lực, tự cường dân tộc, trọn cuộc đời hiến dâng cả tuổi thanh xuân và tuổi già cho Tổ quốc và Nhân dân.

Tình trạng lạm dụng NCT

Tình trạng lạm dụng NCT
Các loại lạm dụng NCT thường gặp bao gồm lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tâm lí và lạm dụng về tài chính. Mỗi loại lạm dụng NCT có thể là cố ý hoặc vô ý. Lạm dụng thể chất là việc sử dụng vũ lực dẫn tới tổn thương hoặc khó chịu về thể chất hoặc tâm lí.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 2: Mộ 1850 là hài cốt người phụ nữ cải táng từ miền Bắc, xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 1: Xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành đã 13 năm (2012-2025). Tuy vậy hiệu quả của nó rất khiêm tốn. Thuốc lá vẫn bán tràn lan, người hút thuốc nơi công cộng kể cả trẻ em, học sinh phổ thông vẫn xảy ra. Các bệnh tật liên quan tới thuốc lá vẫn làm cho hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng.

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy
Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc
Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Xem thêm
Phiên bản di động