Để việc từ chức trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ

Từ chức là phạm trù văn hóa chính trị phổ biến, một trong những nét văn hóa cơ bản gắn với trách nhiệm thực thi công vụ của mỗi công chức tại các quốc gia phát triển. Văn hóa từ chức thể hiện lòng tự trọng, trách nhiệm của người đang nắm giữ trọng trách trong bộ máy lãnh đạo đối với sự nghiệp chung.
Để việc từ chức trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ
Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày 9/12/2021. (Ảnh minh họa: Hải Nguyên)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới là phải "xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ". Ðảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế, cụ thể hóa quy định về việc từ chức của cán bộ, mới đây nhất là Quy định số 41-QÐ/TW, ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, theo đó "từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận".

Kết quả và những hạn chế

Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương, từ năm 2009 đến năm 2019, cả nước có 2.268 trường hợp từ chức, chủ yếu ở các địa phương.

Trong số này có 696 cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý (tỷ lệ 30,68%, cụ thể gồm 37 cán bộ các cơ quan Trung ương, 48 cán bộ cấp tỉnh, 186 cán bộ cấp huyện và 425 cán bộ cấp xã). Có 755 cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe (tỷ lệ 33,28%, trong đó có 299 cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 119 cán bộ cấp tỉnh, 127 cán bộ cấp huyện và 210 cán bộ cấp xã). Có 124 cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cấp dưới có liên quan trách nhiệm của mình (tỷ lệ 5,46%, trong đó có tám cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 46 cán bộ cấp tỉnh, 14 cán bộ cấp huyện, 56 cán bộ cấp xã). Có 693 cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác (tỷ lệ 30,55%, trong đó có 138 cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 137 cán bộ cấp tỉnh, 123 cán bộ cấp huyện và 295 cán bộ cấp xã).

Kết quả này thể hiện nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về việc tự nguyện từ chức ngày càng được nâng cao, góp phần làm tốt công tác điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kịp thời thay thế cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đề cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên, lý do thực tế để cán bộ xin từ chức chủ yếu là lý do khách quan. Số cán bộ từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực, sức khỏe hay không còn uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao chưa nhiều. Số lượng cán bộ từ chức rất ít và chủ yếu là cán bộ ở các địa phương.

Mặc dù đã có các quy định liên quan đến việc từ chức của cán bộ, nhưng trong thực tế, việc triển khai còn một số hạn chế, khó khăn. Ðó là, việc tổ chức thực hiện chưa thống nhất, đồng bộ, vẫn có địa phương, đơn vị bị động, lúng túng trước các vấn đề phát sinh. Một số trường hợp cán bộ tự nguyện từ chức nhưng chậm được giải quyết, quy trình thủ tục rườm rà, thiếu cụ thể và chặt chẽ. Tinh thần tự giác kiểm điểm bản thân và tự nguyện "từ chức" của cán bộ vì lợi ích chung chưa có nhiều. Việc kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá cán bộ còn nể nang dẫn đến việc thiếu căn cứ để đề xuất thực hiện miễn nhiệm hoặc cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu cấp ủy và cơ quan thường có tâm lý né tránh, chưa quyết tâm vận động, thuyết phục cán bộ thôi giữ chức vụ hoặc từ chức vì lợi ích chung, nhất là những trường hợp do năng lực hạn chế hoặc không đủ uy tín để lãnh đạo, quản lý hoặc có sai phạm, khuyết điểm.

Hiện nay, nhận thức của một bộ phận cấp ủy, cán bộ, đảng viên về việc từ chức còn hạn chế. Không ít cán bộ có quan điểm tiêu cực, tâm lý lo lắng, nặng nề về từ chức hoặc do sức ép từ dư luận, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp dẫn đến không dám từ chức. Một số trường hợp thiếu nhận thức về phần lỗi của mình hoặc cho rằng lỗi đó do tập thể, do cơ chế. Mặt khác, tiêu chí, quy trình, cơ chế đánh giá cán bộ chưa hiệu quả, còn tình trạng đánh giá theo cảm tính, dẫn đến thiếu cơ sở rõ ràng để giải quyết việc từ chức. Việc giải quyết các trường hợp "từ chức" còn có tình trạng nể nang, ngại va chạm, để cán bộ giữ chức vụ đến hết nhiệm kỳ, sau đó không bổ nhiệm lại hoặc không giới thiệu ứng cử; hoặc điều động, bổ nhiệm sang giữ chức vụ khác tương đương hoặc thấp hơn.

Cần những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ

Văn hóa từ chức khi trở thành một vấn đề bình thường trong công tác cán bộ sẽ bảo đảm đội ngũ cán bộ ngày càng có chất lượng, góp phần ổn định và phát triển, đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn và giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra. Cùng với các quy định cụ thể về từ chức, cần triển khai các nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị, tư tưởng; bổ sung, hoàn thiện thể chế; các giải pháp về công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác cán bộ.

Tăng cường quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định nêu gương. Ðẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đề cao danh dự, lòng tự trọng, hình thành ý thức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nâng cao trách nhiệm, tinh thần, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý để bản thân mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tự nhận thức rằng chức vụ không phải là có quyền lực và quyền lợi, mà cao hơn là chức vụ đi liền với trách nhiệm, tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh, vì sự nghiệp chung. Ðẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức, khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có dũng khí, tự trọng, biết tự nguyện từ chức, định hướng dư luận xã hội có quan điểm, thái độ tích cực đối với những người tự nguyện từ chức, để vấn đề "từ chức" trở thành vấn đề tự nhiên, bình thường.

Cần hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định chặt chẽ, đồng bộ về công tác cán bộ, trong đó có việc từ chức của cán bộ, cụ thể, rõ ràng, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương với địa phương. Xây dựng hệ thống các văn bản quy định rõ tiêu chuẩn, trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với vị trí lãnh đạo, quản lý làm cơ sở để đánh giá, theo dõi và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

Tuân thủ nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy định của Ðảng, pháp luật Nhà nước; cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, nhất là người đứng đầu, kết hợp vừa pháp lý và đạo lý, kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ, không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm. Ðổi mới công tác đánh giá cán bộ theo định kỳ và trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và có sự so sánh với các chức danh tương đương; gắn việc đánh giá tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ðẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất trong công tác cán bộ. Nêu cao ý thức trách nhiệm tự phê bình và phê bình trong công tác tổ chức cán bộ, khắc phục việc nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc lợi dụng để đả kích, nói xấu hoặc thực hiện ý đồ cá nhân. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và nhân dân để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, xây dựng và quản lý cán bộ theo hướng công khai, minh bạch và giải trình theo quy định khi có yêu cầu.

TS PHAN THĂNG AN

Ủy viên Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương,

Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật cảnh cáo, cách chức 6 quân nhân Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật cảnh cáo, cách chức 6 quân nhân

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật đối với 6 quân nhân vi phạm thuộc Đảng ...

Chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng Chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng

Chính phủ đã ban hành Nghị định 134/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 quy định chi tiết ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.
Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…
Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...
Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tin khác

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo được hiểu một cách phổ biến là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng mặt trời cho phép sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiệt. Với năng lượng gió, sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện thông qua các tuabin gió; năng lượng thủy điện: sử dụng nước chảy hoặc dòng chảy của dòng sông để tạo ra năng lượng điện...

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây
Từ năm 1959 đến đầu năm 1969, Bác Hồ đã viết 7 bài viết về Tết trồng cây. Chỉ cần con số vậy thôi, chúng ta biết Bác quan tâm đến việc trồng cây gây rừng đến mức nào.

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) ra đời thực sự là cẩm nang để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung của Quy định. Yêu cầu đặt ra cần phải đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng...

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ (gọi tắ là Nghị định 168), chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đang tạo ra hiệu quả tích cực về TTATGT. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra luận điệu xuyên tạc quy kết việc thực hiện Nghị định 168…

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về quyền con người giữa Australia và Việt Nam giai đoạn 2023-2026, từ ngày 22/11 - 1/12/2024, chúng tôi đã tham gia Đoàn công tác nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia.

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 tuổi đời (1907-1988), hơn 60 năm hoạt động cách mạng (1925-1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ
Chắc hẳn người cao tuổi chúng ta đều thấm thía sự thành đạt của một đời người không chỉ là thành công trong sự nghiệp, đạt đến đỉnh cao về quyền lực, sung túc về vật chất; mà quan trọng hơn là con cháu ngoan hiền, có sức khỏe, tự biết cải thiện cảnh giới của bản thân. Một trong cải thiện cảnh giới bản thân là vượt qua tuổi tác mà cách nghĩ của Bác Hồ là một tấm gương để chúng ta có thể học tập, noi theo.

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng
Cứ Tết đến là Xuân về, theo lẽ tự nhiên từ ngàn xưa trên đất nước Việt Nam ta. Tết này, cả dân tộc mừng đón năm Ất Tỵ 2025 trong không khí tưng bừng bước vào kỉ nguyên mới. Cũng vào dịp đón Tết, mừng Xuân, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại hân hoan hướng về các hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2)...

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân
Trong Di chúc, Bác căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”...
Xem thêm
Phiên bản di động