Tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Theo số liệu thẩm tra tinh giản biên chế đến ngày 15/10/2018 và số liệu kiểm tra tinh giản biên chế đến (Bộ, ngành 5.510 người; địa phương 73.5134 người).

Viên chức nghỉ tinh giản biên chế cao nhất

Bộ Nội vụ cho biết, nếu tính theo đối tượng áp dụng thì số viên chức nghỉ tinh giản biên chế cao nhất, chiếm 66,115%; cán bộ, công chức cấp xã chiếm 19,020% và thấp nhất là người làm việc tại khu vực doanh nghiệp: 0,216%; người làm việc tại các hội: 0,23%.

Nếu tính theo lý do tinh giản biên chế thì tinh giản biên chế do đánh giá hàng năm không hoàn thành nhiệm vụ cao nhất, chiếm 52,712%; do chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chiếm 15,684%; dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, đơn vị hành chính là 15,447% và thấp nhất là do sức khỏe không đảm bảo: 3,746%.

Tính theo chính sách được hưởng, đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi cao nhất, chiếm 81,813%; chính sách thôi việc ngay chiếm 18%; chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước chiếm 0,115% và thấp nhất là chính sách thôi việc sau khi đi học nghề, chiếm 0,072%.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, chính sách tinh giản biên chế được ban hành tại các Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP và 143/2020/NĐ-CP, đã tạo cơ sở pháp lý để áp dụng chế độ, chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế nhằm cơ cấu lại, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc; trình tự thủ tục giải quyết tinh giản biên chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế; đồng thời đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc thực hiện tinh giản biên chế.

Chỉ giảm những người “tinh”

Tuy nhiên, nhìn lại kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021, Bộ Nội vụ cho rằng, tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Theo quy định, đối tượng nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng thêm một khoản hỗ trợ đáng kể. Vì vậy, họ lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ - một trong những điều kiện để thực hiện tinh giản biên chế. Thực trạng như vậy vừa gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động công vụ, vừa gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Bộ Nội vụ cũng nhận định, công tác rà soát, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn là khâu yếu, chưa thực sự chặt chẽ, khách quan; còn nể nang; do đó, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp có năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm hiện đảm nhiệm chưa thực sự hiệu quả.

Phân tích nguyên nhân, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.

Do việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng thực chất nên việc triển khai áp dụng chính sách tinh giản biên chế ở nhiều nơi chưa đúng mục tiêu đưa ra khỏi đội ngũ những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và không đáp ứng được yêu cầu công việc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn xin “được” không hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Việc xác định vị trí việc làm là cơ sở để tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chưa có quy định, hướng dẫn đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong thực hiện. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức chậm được đổi mới, chưa khuyến khích họ phát huy hết năng lực, tâm huyết với công việc.

Thời gian qua, có một số quy định của Đảng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành có liên quan đến chính sách tinh giản biên chế, như Kết luận số 08-KL/TW của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, trong đó đã thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Thông báo số 20-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật, trong đó có nêu, cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm, nếu xin tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo nguyện vọng.

Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện chủ trương, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã đánh giá công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính còn lúng túng, số lượng người dôi dư cần tiếp tục giải quyết còn nhiều. Một trong những vướng mắc, bất cập nêu trên là do các cơ chế tài chính hiện hành chưa thực sự phù hợp và đủ mạnh để có thể khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư nghỉ việc ổn định đời sống, tạo việc làm mới.

Do vậy, để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật phục vụ việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-3030, nhiệm vụ đặt ra là nghiên cứu, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật khác có liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính để tạo thuận lợi cho các địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí công tác cán bộ; có chính sách ưu đãi, khuyến khích phù hợp theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức dôi dư nghỉ việc ngay.

Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 đã đánh giá việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2019 còn một số hạn chế như chưa thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư và đề nghị giai đoạn 2023-2030 có quy định rõ việc sử dụng và lộ trình sắp xếp số lượng biên chế cán bộ, công chức và số lượng cấp phó của các đơn vị hành chính dôi dư sau sắp xếp.

Từ các quy định nêu trên, Bộ Nội vụ cho rằng, việc ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP, 143/2020/NĐ-CP để thể chế hóa các chủ trương của Đảng, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cần thiết, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Hỗ trợ thỏa đáng cán bộ, công chức dôi dư

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định quy định về tinh giản biên chế thay thế các nghị định trên. Đáng chú ý trong dự thảo là Bộ đề xuất bổ sung trường hợp tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Để thực hiện Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 và ý kiến của Bộ Chính trị tại Kết luận số 48-KL/TW, cần ban hành chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tự nguyện tinh giản biên chế ngay. Dự thảo Nghị định đề nghị bổ sung quy định, đối với đối tượng dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ trong thời gian 6 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp.

Có hai phương án được Bộ Nội vụ đưa ra. Phương án 1, cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 1,8 triệu đồng (bằng 1 tháng lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2023). Riêng đối tượng có số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thấp hơn so với lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu nêu trên.

Ưu điểm của phương án này là ngoài trợ cấp tinh giản được hưởng thì mỗi người được thêm một mức trợ cấp bằng nhau. Nếu lộ trình giải quyết dôi dư là 5 năm thì tối đa mỗi người được hưởng thêm mức trợ cấp là 108 triệu đồng (60 tháng x 1,8 triệu đồng).

Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là mức trợ cấp chưa đủ lớn để khuyến khích đối tượng dôi dư nghỉ trước lộ trình giải quyết dôi dư của cơ quan có thẩm quyền.

Phương án 2, cứ mỗi tháng nghỉ trước thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng. Riêng đối tượng có số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thấp hơn so với lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu nêu trên.

Như vậy, ngoài trợ cấp tinh giản được hưởng, đối tượng này thêm một mức trợ cấp tính theo lương hiện hưởng của mình. Nếu lộ trình giải quyết dôi dư là 05 năm và hệ số lương trung bình là 3,66 thì trung bình mỗi người được hưởng trợ cấp khoảng 197,64 triệu đồng (3,66 x 1,8 triệu đồng x 1/2 x 60 tháng). Mức trợ cấp này sẽ khuyến khích được đối tượng tinh giản biên chế nghỉ trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Song, ngân sách sẽ chi trợ cấp cho đối tượng này lớn; đồng thời, mỗi người sẽ có mức trợ cấp khác nhau dẫn đến có sự so sánh giữa các đối tượng.

Qua phân tích các ưu, nhược điểm, Bộ Nội vụ đề nghị thực hiện theo phương án 1 nhằm khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ ngay theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Cả nước giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã Cả nước giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 15, tiến hành giám sát chuyên đề ...

Chân dung tân Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chân dung tân Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội

NMO - Ngày 10/3, tại Kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP. Hà Nội đã xem xét, thông qua nhiều nội dung ...

HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 10/3, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã thống nhất ...

Theo Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/thoi-su/tinh-gian-bien-che-phai-gan-voi-co-cau-lai-va-nang-cao-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-20230311152647257.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tham gia Đoàn có các đồng chí Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, sở, ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh; thành viên BĐD, Ban Công tác NCT, Hội NCT tỉnh.
Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn công tác Hội NCT Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời đến từ Việt Nam và Trung Quốc.
VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.
Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới

Ngày 10/4/2024, tại tỉnh Ninh Bình, Hội NCT Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và chỉ đạo Hội thảo. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tại Hội thảo

Tin khác

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”
Theo đánh giá của các cử tri là người cao tuổi ở TP Hải Phòng, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt với trách nhiệm, uy tín của Hội NCT Việt Nam và sự chung tay của các tổ chức cá nhân, công tác NCT đã đạt kết quả quan trọng, toàn diện. NCT tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tham gia đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ, hiến công hiến kế xây dựng quê hương, đất nước.

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài
Ngày 10/4, tại TP Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo khoa học “Già hóa dân số (GHDS) Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi phỏng vấn nhanh một số đại biểu tham dự Hội thảo về nội dung trên…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới
Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng: Quyết định số 193/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 194/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là địa phương sớm nhất (trong 50 tỉnh, thành phố) đang hoạt động theo mô hình Ban Đại diện nhanh chóng thành lập Hội theo chỉ đạo tại Kết luận 58 của Ban Bí thư…

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa
Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Năm 2024: Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Năm 2024: Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 4/1/2024 về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024 (*)

Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024 (*)
Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội NCT Việt Nam lần thứ tư khóa VI và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội NCT Việt Nam mở rộng lần thứ ba khóa VI, nhiệm kì 2021-2026. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ, các Ban, ngành, đoàn thể TP Đà Nẵng dự. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam cùng các Phó Chủ tịch: Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Huỳnh Thành Lập chủ trì hội nghị… Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình tại Hội nghị…

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Hội NCT Việt Nam khóa VI, nhiệm kì 2021- 2026

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Hội NCT Việt Nam khóa VI, nhiệm kì 2021- 2026
Ngày 21/12/2022, tại TP Đà Nẵng, Ban Chấp hành Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba (khóa VI), nhiệm kì 2021 - 2026. Đồng chí Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình và các đồng chí Phó Chủ tịch chủ trì Hội nghị;

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nội dung phát động thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028

Nội dung phát động thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028
Tại Hội nghị toàn quốc biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi, giai đoạn 2018-2023, tổ chức ngày 16/11/2023, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Phan Văn Hùng đã thay mặt Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội phát động phong trào thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung phát động thi đua trên.

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội và hội viên

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội và hội viên
Sáng 24/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Hội NCT Cụm thi đua số II, Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 và kí kết giao ước thi đua năm 2024. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Trọng Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các Sở, ban, ngành tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo, cán bộ Hội NCT 7 tỉnh trong Cụm.

Cần ghi chép đầy đủ ý kiến của Luật sư vào bản án

Cần ghi chép đầy đủ ý kiến của Luật sư vào bản án
Luật sư Trương Anh Tú kiến nghị, Cơ quan tiến hành tố tụng cần có những buổi Tổng kết kinh nghiệm xét xử, ghi chép đầy đủ ý kiến luật sư vào bản án.

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), sáng 18/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên khu dân cư xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT
Thực hiện Kết luận 58 ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư, ngày 6/11/2023, Bộ Nội vụ có Văn bản số 6463 về việc thành lập Hội NCT ở địa phương nơi có đủ điều kiện. Chỉ sau đó 2 ngày, ngày 8/11/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Văn bản số 7649 triển khai thực hiện Công văn số 6463 nêu trên.
Xem thêm
Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Sáng 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời
Phiên bản di động