Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Năm 2011, sau 33 năm xa Tổ quốc, Trần Đình Mười trở về thăm Nha Trang, thăm bạn bè, đồng đội. Nhân dịp này ông đã gửi đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh một lá đơn “Bày tỏ nguyện vọng và thỉnh cầu” xin được Đảng, Nhà nước và Nhân dân xem xét lại để ghi nhận những đóng góp “nhỏ mọn”, để trong ông bừng lên hi vọng được trở về đất nước, được vinh dự đứng trong hàng ngũ… người có công…  

Kì cuối: Khát vọng cuối đời và lời thề đồng đội

Lần đó, năm 2011, khi gặp lại những người bạn cũ, ai nấy ôm nhau khóc. Khóc vì mừng được gặp lại vợ chồng ông Trần Đình Mười, bà Dư Trung và cháu gái Trần Thị Tâm, sau hơn 33 năm xa cách. Khóc vì thương cho số phận của ông, bà Trần Đình Mười - Dư Trung. Đồng cảm với tâm trạng của ông được thổ lộ trong lá đơn “Bày tỏ nguyện vọng và thỉnh cầu”, hàng chục người đã viết giấy xác nhận. Ông Lưu Văn Trọng lúc này đã yếu lắm rồi, vẫn nhờ người đánh máy, rồi run run bàn tay kí vào giấy xác nhận “Trọng”!.

Không phải khát vọng của Trần Đình Mười đến năm 2011, mới đặt ra và đồng đội của ông mới biết, mà từ năm 1975, ông Huỳnh Tưởng (Thanh Hà) đã xác nhận: “Anh Trần Đình Mười từ năm 1958 là cơ sở của ta hoạt động ở Bắc Khánh, sau đó được chuyển về công tác tại thị xã Nha Trang vào năm 1960, do tôi (Tưởng) phụ trách, phân công công tác nội thành. Quá trình hoạt động, anh Mười có nhiều thành tích về xây dựng cơ sở, đấu tranh với địch, vào tù vẫn bảo vệ được cơ sở. Chúng tôi đã tuyên truyền để kết nạp Đảng, nhưng anh bị bắt. Yêu cầu tổ chức Đảng của thị xã xét lại”.

Năm 1995, 1996 khi ông Mười đang ở Mỹ thì các ông: Tô Trịnh Ứng, Huỳnh Chiêu, Huỳnh Văn Khoa cũng đã viết xác nhận là cơ sở cách mạng trong thời kì chống Mỹ. Tháng 1 năm 1996, các ông: Lưu Văn Trọng, Hoàng Sỹ Quỳ, Tô Trịnh Ứng, Huỳnh Văn Khoa đã có một văn bản viết tay gửi Ban Thường vụ Thành ủy; UBND và Phòng Văn hóa Thông tin TP Nha Trang báo cáo về căn nhà số 29 Phước Hải, có căn hầm bí mật mà trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, chủ nhân của nó đã đào và sử dụng để nuôi giấu cán bộ, cần được bảo vệ, công nhận là di tích chiến tranh.

3758 dsc05941
Bà Bùi Thị Tưởng, Bùi Thị Nga là chị em ruột, đồng thời là em ruột của ông Bùi Văn Diệu bị địch bắt ở Kon Tum sau Mậu Thân, đưa xuống giam tại Nha Trang, sau khi ra tù được ông Trần Đình Mười nuôi dưỡng, che giấu, bắt liên lạc với Kon Tum đưa 3 ông bà trở lại hoạt động. Ngày 10/7/2020 hai bà đã có mặt tại cuộc tọa dàm.

Năm 2011, sau lá đơn “Bày tỏ nguyện vọng và thỉnh cầu” ông Trần Đình Mười còn gửi lại cho ông Huỳnh Văn Khoa hình ảnh Bác Hồ, lồng trong lá cờ Tổ quốc đặt trong một khung gỗ xung quanh chạm khắc rất cầu kì đã được ông cất giữ suốt cuộc chiến tranh. Khi trao, ông Mười nói với ông Khoa: “Tôi không giữ được nữa, nay trao lại cho anh, nhờ anh báo cáo với Đảng, Nhà nước và Nhân dân rằng: Tổ quốc và Bác Hồ vẫn luôn trong trái tim Trần Đình Mười”.

Tại cuộc tọa đàm về Trần Đình Mười hôm 10/7/2020, các ông các bà bày tỏ quyết tâm: Phải báo cáo, trình bày, đề xuất với các cấp thẩm quyền xem xét giải quyết quyền lợi, danh dự cho ông và gia đình ông; đưa linh hồn vợ chồng ông về đội ngũ những người cách mạng. Ba ông Huỳnh Văn Khoa, Võ Đình Thu và Bùi Chạn, là người lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ biệt động TP Nha Trang những năm đánh Mỹ, từng gắn bó, đi lại, ra vào và sống chết, tù tội với cơ sở Trần Đình Mười, thay mặt các ông bà tù chính trị, cơ sở cách mạng đưa ra một bản yêu cầu gửi các cấp thẩm quyền TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. Bản yêu cầu có nội dung:

Một là: Công an tỉnh Khánh Hòa cần xác minh làm rõ Trần Đình Mười trong hai lần bị bắt vào năm 1962 và 1968 có khai báo gì với địch không?. Thực chất ông khai hay do chúng gán ghép để bôi lem, vô hiệu hóa như chủ trương chính sách của chúng đã thực hiện?.

Nếu có điều gì chưa rõ, còn băn khoăn thì đề nghị tổ chức hội thảo, phân tích, đánh giá, kết luận rõ ràng, từ đó minh oan cho ông và gia đình ông.

Hai là: Xem xét xóa bỏ thành phần giai cấp tư sản; công nhận ông Trần Đình Mười và gia đình ông là cơ sở cách mạng trong thời kì đánh Mỹ, như bao cơ sở khác, để linh hồn ông, bà được thanh thản; anh em họ hàng, con cháu ông bà khỏi tủi hổ với giang sơn đất nước.

Ba là: Cần xem xét hoán đổi trụ sở Tù chính trị và cơ sở cách mạng tại 103 Nguyễn Trãi, lấy lại căn nhà 29 Phước Hải hiện còn nguyên vẹn, vừa làm trụ sở mới, vừa kết hợp với căn hầm bí mật trong căn nhà này, sưu tầm một số hiện vật liên quan, xây dựng thành di tích lịch sử để giáo dục các thế hệ đời sau.

Tôi bắt đầu sự nghiệp báo chí từ TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến nay vừa tròn 30 năm. Quá trình công tác, bởi là một người lính, tôi quan tâm đến chiến tranh, quan tâm đến đồng đội. Thế mà lần đầu tiên, tôi được nghe về trường hợp Trần Đình Mười. Tôi đã có lần gặp và làm việc với các đồng chí lãnh đạo như Lưu Văn Trọng, Đặng Nhiên… Tôi cảm phục nhân cách của các ông. Nay nhìn chữ kí ngoằn ngoèo, run rẩy và đọc những lời xác nhận của các ông về Trần Đình Mười, tôi nghẹn ngào, cảm phục. Tôi đọc rất kĩ hàng chục giấy xác nhận của nhiều người với tư cách khác nhau về Trần Đình Mười. Chia sẻ, đồng cảm với các tù chính trị, cơ sở cách mạng và tự nguyện hội nhập với các ông, bà để góp phần đi tìm công lí, lẽ phải và quyền lợi chính đáng cho ông và gia đình.

Với tư cách nhà báo, tôi đã viết một văn bản đề nghị Công an tỉnh Khánh Hòa thẩm tra, xem xét nhân thân Trần Đình Mười qua hai lần bị địch bắt, chứng minh xem ông có phản bội Tổ quốc, khai báo với địch gây tổn hại cho cách mạng hay không? Và hôm nay với những tư liệu có trong tay, các nhân chứng, vật chứng mà tôi cho là hết sức sống động, để viết loạt bài này, qua Tạp chí Người cao tuổi, nơi tôi đang làm việc để rộng đường dư luận. Tôi có một suy nghĩ: Thận trọng thích nghi với mọi hoàn cảnh; giải quyết từng vụ việc… là điều hết sức cần thiết. Nhưng thận trọng phải có cơ sở. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về những vấn đề hết sức nhạy cảm mang tính nguyên tắc; nhưng nếu cứng nhắc sẽ làm cho đồng chí, người dân của mình chịu thiệt thòi, oan sai và vô tình đẩy họ về phía bên kia chiến tuyến.

Chính vì thế, qua loạt bài báo này tôi thiết tha đề nghị các cấp thẩm quyền, ngành chức năng, cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, vượt qua rào cản, sớm đi đến kết luận, làm thủ tục công nhận cơ sở cách mạng cho ông Trần Đình Mười, sớm đưa căn nhà 29 Phước Hải, TP Nha Trang cùng căn hầm bí mật tại đây trở thành chứng tích cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước oai hùng của quân dân Nha Trang, Khánh Hòa.

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Tin khác

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động