Chuyện về liệt sĩ được đề nghị truy tặng Anh hùng

Nguyễn Dự, sinh 1932, ở làng biển xã Trường Sa (xã Bảo Ninh ngày nay) thuộc TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, sau thời gian tham gia hoạt động với bạn bè, đồng chí ở địa phương, giữa năm 1953, Nguyễn Dự gia nhập quân đội. Trong một trận đánh ở Hạ Lào nhằm hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tiểu đội trưởng Nguyễn Dự đã hi sinh anh dũng khi ôm bộc phá xông lên kích nổ phá hàng rào cho đồng đội tiến lên diệt lô cốt giặc. Ngày 1/7/2016, sau nhiều khổ công, gia đình đã tìm được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Dự từ đất Lào đưa về yên nghỉ trong khu mộ gia đình...
Chúng tôi đến nhà cụ Nguyễn Lự, sinh 1937, ở thôn Động Dương, xã Bảo Ninh. Khi hỏi về cụ Nguyễn Dự, cụ Lự đưa cho chúng tôi xem những văn bản mà các sĩ quan cao cấp đã xác nhận thành tích và đề nghị truy phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Dự, người chiến sĩ cảm tử hi sinh trong một trận công phá đồn địch. Do một số trắc trở của thủ tục hành chính mà danh hiệu đó chưa thuộc về người đã ngã xuống trong công cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng sự tích anh hùng của liệt sĩ Nguyễn Dự mãi là hình ảnh đẹp để cho nhiều thế hệ học tập.

Hi sinh trong đêm Giao thừa

Để kết hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, đầu năm 1954, đơn vị anh Nguyễn Dự được điều động sang chiến trường Lào. Hành quân từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, qua Quảng Trị, rồi men theo Tây Trường Sơn, suốt 3 tháng ròng rã, trên đường hành quân, tiểu đội trưởng Nguyễn Dự luôn động viên, giúp đỡ mang vác cho đồng đội. Sau khi một vùng rộng lớn từ Xiêng Khoảng đến Xa-ra-van và An-tô-pơ ở Hạ Lào hoàn toàn giải phóng, với thành tích xuất sắc trong chiến đấu, tiểu đội trưởng Nguyễn Dự được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Cụ Nguyễn Lự kể về chiến công của liệt sĩ Nguyễn Dự.
Cụ Nguyễn Lự kể về chiến công của liệt sĩ Nguyễn Dự.

Tiếp đó, Tiểu đoàn 436 của Nguyễn Dự có nhiệm vụ cường tập tiêu diệt đồn bản Puôi thuộc huyện Mường Máng, tỉnh An-to-pơ để dồn địch vào thành phố Pạc-xế, mở rộng vùng giải phóng xuống giáp biên giới Đông Bắc Campuchia.

Đồn bản Puôi là một phân khu chỉ huy độc lập, có hai đại đội Âu Phi và lính ngụy Lào hơn năm trăm tên, xung quanh có bốn hàng rào mái phủ kẽm gai, có 4 lô cốt ngầm bốn góc, ở giữa có hệ thống giao thông hào và nhà ở, có ụ súng cối 81 li.

Cụ Lự kể: "Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Bình Sơn, một chỉ huy gan góc, dạn dày kinh nghiệm được điều động xuống trận địa, trực tiếp chỉ huy trận đánh trọng điểm này. Ông Sơn, sau khi nghiên cứu trận địa, quyết định giờ G của trận đánh là Giao thừa của năm Quý Tỵ (1953) và Giáp Ngọ (1954).

Thế nhưng, do trục trặc, đơn vị tập kết đến vị trí trận đánh thì đã quá 1 giờ sáng. Lệnh phát hỏa của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Bình Sơn ban ra, lập tức tiểu đội trưởng tiểu đội bộc phá có nhiệm vụ mở đường. Nguyễn Dự ra hiệu cho các chiến sĩ xông lên. Ba lớp hàng rào kẽm gai lần lượt được phá tung. Cứ mỗi lần hàng rào được phá, Nguyễn Dự thân hành bò lên kiểm tra, rồi mới cho phá tiếp hàng rào khác. Đến hàng rào thứ tư, hàng rào sát cầu và lô cốt ngầm của địch thì một sự cố xảy ra. Nụ xòe không cháy, bộc phá nằm yên, chiến sĩ lên làm nhiệm vụ đã hi sinh, giặc trong đồn bắn xối xả làm chiến sĩ bộc phá còn lại bị thương nặng. Địch tập trung các hỏa lực bắn về phía cửa mở. Cả tiểu đoàn đang chững lại phía sau.

Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Bình Sơn liền bò đến chỗ tiểu đội trưởng tiểu đội bộc phá Nguyễn Dự, vỗ vai hỏi:

- Phải kích nổ khối thuốc chưa nổ kia mới có thể mở xong cửa. Cậu có cách gì?

Nguyễn Dự không chút do dự:

- Để tôi.

- Bằng cách nào? Nguyễn Bình Sơn hỏi.

- Bò lên, áp thủ pháo rồi cho nó nổ, bộc phá sẽ nổ theo.

Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Bình Sơn im lặng một lúc rồi gật đầu. Ông ra lệnh đem trung liên đến bắn yểm trợ để Nguyễn Dự lên làm nhiệm vụ.

Như một con thằn lằn, tay cầm thủ pháo, Nguyễn Dự lách lỏi, bò lên. Đạn giặc chíu chít ngang đầu, ngang vai. Lợi dụng khoảng vắng giữa hai làn đạn, Nguyễn Dự lao lên và áp mình xuống ngay chỗ khối thuốc nổ kê sát hàng rào số 4. Đồng đội và chỉ huy đằng sau nín thở theo dõi từng cử chỉ của anh, hi vọng một khối lửa bùng lên. Và kìa, một tiếng nổ như núi sập, khối lửa ấy cũng đã bùng lên rồi. Đồng đội thấy rất rõ người Nguyễn Dự bay lên cao như một con đại bàng. Thì ra, anh đã giật nụ xòe nhưng đợi cho nó bật lửa, biết chắc chắn lựu đạn sẽ nổ mới chạy lui. Song, sức công phá của khối thuốc nổ quá lớn đã tung anh lên cao. Hành động quên mình của Nguyễn Dự đã gỡ nút cho trận đánh đang nghẽn lại chính lúc cao trào.

Cả tiểu đoàn 436 ào ạt xông lên khi hàng rào số 4 được mở. Lô cốt ngầm của giặc bị phá tung. Đồn bản Puôi bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến thắng này có ý nghĩa kết thúc chiến dịch giải phóng khu Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, chặn đứng việc chi viện quân cho Điện Biên Phủ của quân đội Pháp.

Thi thể của Nguyễn Dự và một số đồng đội hi sinh trong trận đó được mai táng dưới gốc sung già, bên dòng Xê-Công trong xanh, cách trận địa khoảng 500 mét.

Sau đó, Bộ Tổng tư lệnh đã chuẩn y đề nghị của Tiểu đoàn 436, truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Nguyễn Dự.

Với những huân chương cao quý, cùng với thành tích lập được trong chiến đấu, tháng 2/1956, cùng với Lâm Úy, Nguyễn Xuân Lực, những người con trung dũng của đất Quảng Bình, Nguyễn Dự đã được Bộ Chỉ huy Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 lập danh sách đề nghị Quân ủy Trung ương xét chọn danh hiệu Anh hùng quân đội.

"Khi đoàn cán bộ chính trị của Tiểu đoàn 436 về Bảo Ninh, quê hương tôi xin ý kiến của địa phương để hoàn thiện hồ sơ theo thủ tục của Hội đồng thi đua Quân ủy Trung ương hướng dẫn để truy tặng danh hiệu Anh hùng cho anh tôi. Tại đây, công cuộc cải cách ruộng đất đang tiến hành. Vì cha tôi trước đây là chủ của một thuyền đánh cá biển nên chính quyền xã cho rằng, bố của liệt sĩ Nguyễn Dự có thành phần tương đương thành phần phú nông bên nông nghiệp (!?). Họ đã không tán thành đề xuất của đơn vị. Sai lầm của địa phương đã làm thiệt thòi quyền lợi cho liệt sĩ Nguyễn Dự và gia đình tôi". Cụ Lự nói trong nước mắt.

Về lại quê sau 62 năm đi đánh giặc

Cụ Nguyễn Lự có một con trai là ông Nguyễn Thắng (sinh 1957) người từng tham gia quân đội, có mặt trên đất nước Triệu Voi hơn 20 năm trước, nói với cụ Lự, sẽ sang chiến trường xưa, nơi bác Dự hi sinh để tìm hài cốt.

Nhờ bản đồ vẽ tay của đồng chí năm xưa chôn cất liệt sĩ Nguyễn Dự và đồng đội trong trận đánh đêm Giao thừa Quý Tỵ (1953) và Giáp Ngọ (1954) để lại trước khi qua đời, đoàn đi tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Dự đã đến được vị trí đồn bản Puôi, ở huyện Mường Máng, tỉnh An-tô-pơ (Lào). Thật may mắn, một cụ hơn 100 tuổi, trí tuệ còn minh mẫn được dân bản mời tới gặp đoàn. Cụ cho biết, ngày ấy cụ từng chứng kiến chôn cất liệt sĩ Việt Nam. Vì sáng đó cụ và con trai ông (đã qua đời) đi rừng chặt gỗ ngang qua, dừng lại. Rồi ông dẫn đoàn tìm mộ đến dưới một gốc cây cao, chỉ vị trí liệt sĩ Việt Nam nằm lại. Cụ Nguyễn Lự nói: "Sau 62 năm, ngày 2/7/2016, anh trai tôi đã về lại Bảo Ninh. Bà con, dân làng, dòng tộc, chính quyền địa phương đã cùng nhau đến thăm hỏi, dâng hương vô cùng trọng thể. Trên bàn thờ, lấp lánh Huân chương của Át -xa - ra (Lào), của Nhà nước Việt Nam đã tặng để ghi công bất tử của người liệt sĩ".

Bút kí của Hồ Ngọc Diệp

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tin khác

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn
Sáng 15/11/2024, Trường Tiểu học thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã tổ chức chuyên đề Đội cấp thành phố - Giáo dục Đạo đức, kỹ năng sống với chủ đề “Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy’.

Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029
Trong 2 ngày 12 và 14/12 Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đã tổ chức Đại hội Cựu TNXP lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh, đại diện lãnh đạo huyện, các ngành, đoàn thể, các đại biểu từ các hội cơ sở.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3
UBND quận Kiến An vừa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn quận.

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch
Đa phần du khách khi đến Quảng Ninh đều nghĩ đến du lịch biển, nhưng ở Quảng Ninh còn có du lịch vùng cao mà người làm du lịch đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn tại dự án tuyến đường từ đường bộ ven biển đến Ngã ba Vạn Bún

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn tại dự án tuyến đường từ đường bộ ven biển đến Ngã ba Vạn Bún
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường bộ ven biển (Km1+00) đến Ngã ba Vạn Bún (đường Lý Thái Tổ) quận Đồ Sơn.

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3
Đoàn công tác của tỉnh Tiền Giang vừa tới thăm, động viên và trao kinh phí 1 tỷ đồng ủng hộ TP Hải Phòng khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh
Sừng sững giữa đất trời, thắng cảnh hòn Vọng Phu nổi tiếng xứ Thanh - nơi gắn liền với giai thoại người phụ nữ chờ chồng mà hóa đá...
Xem thêm
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.
Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh vươn mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Sáng 6/1/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 117 - cầu Chà Lắn. Đây là cây cầu thứ 2 Nhựa Tiền Phong xây dựng dành tặng cho bà con vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, sau cây Cầu nối yêu thương số 38 – Cầu Xốp Kha tại xã Yên Hoà, huyện Tương Dương vào năm 2020.
Phiên bản di động