Kỉ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021):

Báo chí - Một “binh chủng” đặc biệt, tiên phong

Chặng đường Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người bôn ba trên các đại dương và nhiều quốc gia khám phá thế giới, sớm tiếp thu chủ nghĩa Lê-nin, trong đó có tư tưởng về báo chí. V.I. Lê-nin cho rằng: “Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, và “Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. Theo Lê-nin “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”,v.v…

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) một mặt tổ chức các lớp học truyền bá học thuyết Mác-Lê-nin cho thanh niên yêu nước vừa nung nấu ý tưởng xây dựng tờ báo cách mạng. Ngày 21/6/1925, Người sáng lập tờ báo Thanh Niên, làm chủ bút và xuất bản số đầu, đánh dấu một mốc son lịch sử trọng đại, mở đầu cho sự nghiệp báo chí cách mạng ở nước ta. Từ đó đến năm 1930, ở trong nước và nước ngoài đã có gần 50 tờ báo cách mạng của các tổ chức Đảng tiền thân, đoàn thể quần chúng yêu nước, góp phần vào sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930). Ngày 21/6, trở thành Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Ngày truyền thống vẻ vang của “binh chủng” đặc biệt mà đội ngũ những người làm báo hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, thông tin truyền thông có quyền tự hào và được Nhân dân tôn vinh.

Trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và bảo vệ lãnh thổ ở biên giới, đông đảo những người làm báo như dũng sĩ, xông ra tiền tuyến vừa cầm bút, vừa cầm súng. Họ cung cấp thông tin nhanh nhất về chiến thắng từ các mặt trận, viết những bản tin, thiên phóng sự, tùy bút, bài phản ảnh trở thành lời hiệu triệu cho các lực lượng vũ trang xông lên giết giặc, lập công, kêu gọi lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ, hăng hái xông ra chiến trường. Trong đội ngũ của “binh chủng” đặc biệt ấy, đã có hơn 400 nhà báo quả cảm ngã xuống, là những liệt sĩ vinh quang, bất tử.

Phóng viên tác nghiệp tại tâm dịch Đà Nẵng.
Phóng viên tác nghiệp tại tâm dịch Đà Nẵng.

Ngót một thế kỉ Báo chí cách mạng ra đời, phát triển, đồng hành cùng sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và phong trào yêu nước, đi theo Đảng làm cách mạng của Nhân dân, nước ta hình thành nền báo chí giống như một “binh chủng” đặc biệt quan trọng, tham gia tích cực vào công cuộc giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo vĩ đại, Người sáng lập ra nền báo chí tiến bộ, ưu việt đó từng dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Đội ngũ những người làm báo, từ thế hệ này đến thế hệ khác, trong chiến tranh cũng như thời bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân, luôn có mặt trên tuyến đầu. Các cơ quan báo chí thực hiện tốt chức năng, vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, là diễn đàn của Nhân dân, phê phán những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những gì cũ kĩ, lạc hậu, bảo thủ, cản trở công cuộc đổi mới; đồng thời kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, phản động, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong “cuộc chiến mang tầm thời đại” là phòng, chống đại dịch Covid-19 nghiệt ngã ròng rã suốt 18 tháng qua, trải 4 giai đoạn dịch bùng phát trong cả nước, tham gia cùng lực lượng tuyến đầu là ngành Y tế, Quân đội, Công an, “binh chủng”đặc biệt lại dũng cảm vào cuộc. Hàng trăm nhà báo đến với tuyến đầu, hoạt động xuất sắc nhiệm vụ thông tin tuyên truyền làm cho Nhân dân hiểu biết về nguy cơ của dịch bệnh, để mọi người tuân thủ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của cơ quan chức năng, nỗ lực phòng, chống. dịch. Đồng thời, các nhà báo phản ánh kịp thời, chân thật diễn biến dịch bệnh những “điểm nóng”, khu công nghiệp và tinh thần xả thân, hi sinh của các y, bác sĩ, các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân nơi tuyến đầu, nêu những tấm gương dũng cảm, hi sinh trong chống dịch và cứu chữa người bệnh. Đặc biệt, công tác truyền thông trong quá trình vận động ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19 có nhiều cách làm sáng tạo, xuất sắc và hiệu quả nổi bật. Đóng góp của công tác truyền thông mà “binh chủng” báo chí là nòng cốt góp phần quan trọng vào công cuộc “chống dịch như chống giặc” của cả hệ thống chính trị nhằm kiểm soát, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép trong bối cảnh khó khăn, thử thách chưa từng thấy đối với đất nước, Nhân dân ta.

Trải qua 96 năm (1925-2021) nước ta có một nền báo chí cách mạng phát triển đến độ chín. Hệ thống các cơ quan báo chí đang chuyển mình theo quy hoạch của Nhà nước và xu thế truyền thông kĩ thuật số, từng bước xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, giàu tính chiến đấu, tính nhân văn. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ IV (4.0) nhiều cơ quan báo chí chuyển dần sang mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, phát triển nhiều loại hình báo chí, cung cấp nhiều dịch vụ truyền thông, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao, đa dạng của công chúng. Trong khi thông tin kĩ thuật số cạnh tranh khốc liệt của báo chí công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cung cấp nội dung xuyên quốc gia, kết nối mạng 4G, 5G với các thiết bị di động đang là thách thức mới, đòi hỏi Báo chí Việt Nam đổi mới cả tư duy lẫn công nghệ ứng dụng, kĩ năng và phương pháp truyền thông nhằm tiến kịp xu thế thời đại.

Hiện nay, mạng xã hội bùng nổ như lấn át thông tin chính thống là một thách thức không nhỏ. Báo chí cách mạng không thể thắng được mạng xã hội về tốc độ cập nhật thông tin nhưng có sức mạnh hơn hẳn mạng xã hội bằng thông tin sự thật, chính xác, chuẩn mực, đem lại niềm tin cho công chúng bằng đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Con đường tồn tại, phát huy hiệu quả là trách nhiệm, độ tin cậy và sức thuyết phục của báo chí chân chính trong thời đại truyền thông kĩ thuật số. Thông tin tích cực sẽ là dòng chủ lưu, chủ đạo, đóng vai trò cốt lõi trong xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, tạo không khí phấn khởi, có sức cổ vũ, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.

Đi đôi với định hướng vươn tới dòng chủ đạo của truyền thông hiện đại, kĩ thuật số, đa phương tiện đặt ra cho cơ quan chỉ đạo, quản lí báo chí cấp chiến lược, cơ quan chủ quản đổi mới, dũng cảm bứt phá, vượt lên nếp điều hành, quản lí truyền thống lâu nay để tương xứng với chức năng, nhiệm vụ mới phù hợp và xứng tầm là người “chỉ huy binh chủng đặc biệt” đang chuyển mình, vươn lên, hoạt động không chệch hướng. Đồng thời các cơ quan báo chí không xa rời tôn chỉ mục đích như đã từng diễn ra ở nơi này, nơi nọ trong những năm qua. Sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến tuyên truyền, cổ vũ người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, mô hình mới. Vậy mà lâu nay, hàng trăm cơ quan báo chí rất hiếm có nơi nào còn giữ chuyên mục “người tốt việc tốt”, rất ít điển hình tiên tiến được nêu gương. Ngược lại, một số cơ quan báo chí sa đà vào thông tin về mặt trái của xã hội, thiếu nhân văn, có hiện tượng đưa thông tin giật gân, “lá cải” thương mại hóa, quảng cáo dễ dãi, kém phông văn hóa để câu khách, phản tác dụng. Một bộ phận những người làm báo lợi dụng danh nghĩa báo chí, lợi dụng thẻ nhà báo hoạt động vụ lợi, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu trách nhiệm công dân. Có những văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động tự tung tự tác, không được quản lí, giám sát chặt chẽ của Tổng biên tập, của địa phương. Một số báo và trang thông tin điện tử, mạng xã hội đưa thông tin sai lệch, gây phản cảm, tác hại đối với xã hội. Do quản lí yếu kém dẫn đến những tiêu cực, mà nổi cộm là thỉnh thoảng lại xảy ra phóng viên có hành vi lừa đảo, tống tiền, làm vẩn đục môi trường thông tin và xúc phạm báo giới. Bác Hồ dạy: “Người không có đạo đức tốt thì không thể là nhà báo tốt”.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tận dụng rơm rạ nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường

Tận dụng rơm rạ nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường

Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch lúa thường đốt rơm ngay tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nông dân tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm, làm phân bón cùng nhiều hoạt động phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường...
Vận sức dân, dụng chính sách hiệu quả để xóa nhà tạm

Vận sức dân, dụng chính sách hiệu quả để xóa nhà tạm

Là địa phương đầu tiên của Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện miền núi Ba Tơ đã có những cách làm hay khi vừa dùng chính sách, vừa vận sức dân để giúp người dân xóa nhà tạm, an cư lạc nghiệp, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn...
Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Hơn chục năm nay, ông Trần Phước Hoàng, ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tự nguyện đắp vá mặt đường bị hư hỏng, để tạo thuận lợi cho người và phương tiện lưu thông, hạn chế các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra…
Lan tỏa trái tim nhân ái

Lan tỏa trái tim nhân ái

Cả thôn Phú Tân, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, ai cũng biết lòng nhân ái của ông Đỗ Văn Các, sinh năm 1945 và vợ là bà Đồng Thị Bình, sinh năm 1948. Hằng năm, hễ đến ngày lễ, Tết, ông bà chuẩn bị quà tặng gia đình chính sách và NCT khó khăn….
Những người bảo vệ môi trường thầm lặng

Những người bảo vệ môi trường thầm lặng

Trong lúc không ít người thiếu ý thức bảo vệ môi trường quanh khu dân cư và nơi công cộng, có những người không ngại vất vả, đang ngày đêm làm công việc thầm lặng nhưng ý nghĩa, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp...

Tin khác

Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn
Tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Bình Thuận, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 400 suất quà cho hội viên ở các địa phương: Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…

Để giảm thiểu tai nạn đường sắt

Để giảm thiểu tai nạn đường sắt
Đã từ lâu, mặc dù mỗi năm trên hệ thống đường sắt nước ta xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT), gây thiệt hại cực kì nghiêm trọng về con người, tài sản. Thế nhưng số vụ TNGT liên quan tới đường sắt vẫn còn đó nhiều điều rất đáng lo ngại.

Nghề làm muối ở Bạc Liêu

Nghề làm muối ở Bạc Liêu
Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan lát và làm muối...

Bảo tồn làng nghề trăm năm

Bảo tồn làng nghề trăm năm
Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre hình thành nhiều làng nghề đan lát thủ công các sản phẩm như: Rổ, thúng, sịa, bội, lờ, lọp… nổi tiếng khắp nơi. Khi công nghiệp phát triển, với các sản phẩm bằng nhựa, nhôm nên nghề đan lát thưa dần theo thời gian. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn, phát triển làng nghề đan lát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường...

Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con

Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mải lo toan bộn bề công việc thì liệu có bao nhiêu bậc cha mẹ thật sự có thời gian và đủ kiên nhẫn, đủ năng lượng để vui chơi cùng con trẻ mỗi ngày? Chúng ta cần biết rằng, chơi cùng con không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với cha mẹ, mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc đời...

Chiếc ghe đục ở Nam Bộ

Chiếc ghe đục ở Nam Bộ
Để tiêu thụ thủy sản của bà con đánh bắt, hàng trăm năm trước, chiếc ghe đục đã xuất hiện để những thương lái có thể giữ cho thủy sản sống được lâu trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, so với các loại ghe thì ghe đục xuất hiện muộn nhất trong số các loại ghe ở miền Tây Nam Bộ…

Rộn ràng chuyến biển đầu năm

Rộn ràng chuyến biển đầu năm
Ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, ngư dân miền Trung lại hân hoan với những chuyến mở biển với mong ước một năm làm ăn khấm khá hơn, để gia đình giàu lên từ biển. Những chuyến biển cũng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho Tổ quốc giữa biển khơi…

Thăm làng mĩ tửu tiến vua ở “xứ Nẫu”

Thăm làng mĩ tửu tiến vua ở “xứ Nẫu”
Đối với người dân Đất võ, rượu Bàu Đá Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn như một sản vật trời ban, đặc biệt quý giá và trở thành thương hiệu rất riêng của “xứ Nẫu” - Bình Định…

Tiếng khèn - Một biểu tượng văn hóa của người Mông

Tiếng khèn - Một biểu tượng văn hóa của người Mông
Trong các loại nhạc cụ truyền thống, có lẽ, khèn là nhạc cụ gắn bó, thân thiết và là một loại hình mang tính biểu tượng với người Mông. Tiếng khèn có mặt trong hầu hết những lễ thức quan trọng trong cuộc sống của người Mông, như tang ma, cưới hỏi hay những cuộc vui, hội hè đình đám, các cuộc múa hát giao duyên, trao đổi tâm tình,…

Làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi

Làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi
Nghề dệt chiếu cói ở nước ta đã hình thành từ khoảng những năm 908 - 1009 vào thời Tiền Lê. Đến nay nghề dệt chiếu đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước. Tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định từ sáng sớm làng chiếu cói Hoài Châu Bắc đã tấp nập làm việc tạo nên bức tranh quê đẹp thơ mộng.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối
Một trong những vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong việc nuôi dạy con cái chính là khi trẻ nói dối, thậm chí thường xuyên nói dối.

Khi về già, người ta tiếc nuối điều gì nhất?

Khi về già, người ta tiếc nuối điều gì nhất?
Hãy nhớ rằng, còn trẻ là còn khỏe, còn khỏe là còn làm được nhiều việc. Đừng lãng phí bất cứ một giây một phút nào trôi qua!...

Ngày xưa có một xóm Cồn

Ngày xưa có một xóm Cồn
Đó là một thế giới rất khác vào những năm của thế kỉ XX, ngay cửa sông Cái, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Khi đó, con đường từ Nha Trang đi về hướng Bắc chỉ có mỗi cầu Xóm Bóng. Khi đó, muốn đi hòn Chồng cũng vòng qua cây cầu này rồi theo con đường trước Tháp Bà. Hòn Chồng khi ấy còn rất vắng, chỉ có dăm hàng quán buôn bán, con đường đi cũng hoang sơ như bốn mùa mưa nắng để lại những vạt cỏ luyến lưu.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh
Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương, cũng như dòng người đi kinh tế mới...

Khai thác tiềm năng du lịch từ các lễ hội truyền thống

Khai thác tiềm năng du lịch từ các lễ hội truyền thống
Tại tỉnh Tiền Giang, những lễ hội dân gian vẫn được gìn giữ và tổ chức long trọng như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, tiêu biểu là: Lễ hội Kì yên (huyện Gò Công Tây), Lễ hội Nghinh Ông (huyện Gò Công Đông), Lễ hội Kì yên Đình Trung (TP Gò Công)… Không chỉ có lễ hội dân gian, tỉnh Tiền Giang còn tự hào là vùng đất ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử hào hùng.
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Bình Thuận, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 400 suất quà cho hội viên ở các địa phương: Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…
TIN BUỒN

TIN BUỒN

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) các cấp ở Bình Thuận đã trao 583 phần quà cho cán bộ hội, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 - 600. 000 đồng với tổng giá trị hơn 261 triệu đồng.
Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Phiên bản di động