Ba ở lại dòng sông

Tám năm sau, tôi trở lại sông Chanh. Trong chuyến đi thực tế cùng đoàn văn nghệ sĩ về lại miền đất đã từng hứng chịu bao nhiêu trận thiên tai khốc liệt, bao nhiêu cuộc đổi đời.

Ngồi trong xe lòng tôi chộn rộn. Mảnh đất nơi đây đối với tôi không phải là xa lạ, dường như tháng năm nào thuở tôi còn bé xíu, cái hình ảnh con sông Chanh uốn lượn, bến phà qua sông và những vạt lau phơ phất ven bờ đã ăn sâu vào tâm trí tôi.

Lạ lẫm chăng cũng bởi cảnh vật nơi đây đã thay đổi ít nhiều. Con đường được nới rộng, nhà cửa mọc lên san sát. Chiếc xe chạy lên dốc cầu qua sông Chanh, khoảnh khắc ở điểm cao của chiếc cầu để gió sông phần phật lùa vào cửa kính khiến lòng tôi se lại, nhấp nhỏm.

Không phải vì tôi sợ gió, sợ độ cao, mà vì cầu qua sông Chanh để lại trong tôi vệt kí ức u buồn, đau thương và ngổn ngang giữa những kí ức ấu thơ ngọt bùi. Mọi thứ hỗn độn như những chiếc phà chở cần cẩu, máy xúc, máy khoan… đang lô nhô, xé nát con sông Chanh.

Ngần ấy năm trôi qua, có lúc tôi đã ngỡ mình sẽ không đủ can đảm để trở lại dòng sông Chanh thêm một lần nào nữa. Hồi tôi quyết định rời khỏi mảnh đất này, tôi biết lòng má đau như cắt. Tôi cũng đau. Má tôi - nửa muốn đi, nửa lại muốn ở lại, má nói: - Hay thôi con ạ! Má thấy lo lo, bồn chồn trong bụng, không chịu nổi!

Tôi ứa nước mắt. Đi thì đau mà ở lại cũng đau. Nhưng, ở lại sông Chanh chắc má đau hơn gấp bội phần, nhất là những buổi chiều má bắc ghế ra hàng ba ngồi ngẩng mặt nhìn về chiếc cầu uy nghi tắm nắng, dưới chân cầu rớt lại mấy giọt buồn thỉu buồn thiu như nước mắt má tôi.

- Đi thôi má! Đi để… chạy trốn nỗi đau.

Nói đến đây, má tôi bật khóc. Hôm dọn nhà, má trân trọng từng món đồ nhỏ nhoi như cái li, cái chén, cả bộ đồ nghề thợ mộc, thợ hồ của ba tôi. Tôi nói với má cái nào mang được thì mang, không thì cho hàng xóm dùng, mang theo lỉnh kỉnh, nhọc lòng lắm. Mắt má buồn buồn. Sau mấy ngày dọn dẹp má cũng chỉ gom được ít đồ gọi là đem theo làm kỉ niệm, mai mốt nhớ quê, nhớ nhà cũ, nhớ sông Chanh má lấy ra ngắm nghía mà hồi tưởng về những năm tháng xa xưa…

- Đem gì thì đem, chứ nước sông Chanh sao mà đem được, con ha?

Má tôi nói vậy. Sông Chanh làm sao mang theo được? Cả nước sông cũng thế. Má con tôi đâu thể rót nước sông Chanh đầy lòng dạ của mình mà mang theo suốt hành trình biệt xứ. Buổi chiều cuối cùng ở lại sông, má ra bờ sông ngồi nhìn từng cánh sóng bạt ngàn, thuở ấy ghe tàu qua lại ít hơn, mặt sông bao giờ cũng bình yên và đêm đêm lại văng vẳng “Điệu hò sông Chanh” ngọt ngào mà sao nghe rưng rưng nước mắt. Má vốc nước sông Chanh rửa mặt, kì cọ chân tay. Má nghiêng đầu để nước sông đẫm ướt mái tóc sợi đen sợi trắng xen lẫn nhau, để mùi sông Chanh thấm vào da thịt má.

Thế đấy, con sông Chanh che chở chúng tôi. Con sông Chanh ngủ yên trong tâm hồn chúng tôi từ lúc rời quê. Có những đêm nằm mơ, tôi thấy mình bồng bềnh trên sông. Nước trôi. Tôi trôi. Tôi lạc vào bờ bãi sông Chanh rợp màu xanh đỏ tím vàng của hoa dại và màu xanh của cỏ. Đẹp lắm! Và, tôi thấy ba tôi. Ba ngồi trên bờ sông Chanh, người ba ướt sũng. Ba dang tay về phía tôi, mỉm cười. Rồi ba khuất dạng giữa dòng sông. Nước trôi chầm chậm…

Minh họa Trần Nhương

Minh họa Trần Nhương

Tôi lớn lên bên sông Chanh. Ngoại nói hồi mới sinh tôi ra, má nấu nước sông Chanh tắm gội cho tôi sạch sẽ, sáng nào cũng bồng tôi ra vạt cỏ ngoài bờ tắm nắng để đến chừng tôi lớn lên đôi chân được khỏe mạnh, thịt da rắn chắc. Nước sông quê đã tiếp thêm nguồn sức mạnh cho tôi, có lẽ vì vậy mà chưa bao giờ tôi gục ngã trên quãng đường đời.

Mùa Hè, mực nước sông Chanh hạ xuống. Cứ mấy hôm tôi lại thấy có đám lục bình trôi tấp vào bờ rồi nấn ná ở đó, đêm nước lớn mới thong dong ra đi. Dòng sông Chanh bắt nguồn từ đâu tôi không biết, đổ về đâu tôi cũng không biết. Má không biết, ngoại không biết. Trong nhà, chỉ ba tôi là biết. Đêm đêm, ba nằm trên võng giăng ngoài thềm ba hút thuốc, ho sù sụ rồi kể cho tôi nghe chuyện dòng sông này rẽ ngoặt thành những dòng sông khác, mang nước về những miền đất khác.

Hồi ấy ba đã từng ra đi, chí làm trai vùng vẫy bốn phương, sông ba đã qua mà biển ba cũng đến. Vậy rồi ba mỏi chân, ba về lại quãng sông này dựng nhà dựng cửa, dựng lại cuộc đời với mảnh vườn nhỏ đầy cây trái phía sau. Rễ cây vươn dài hút phù sa sông Chanh mà lớn nhanh như thổi. Ngày vườn cây sai trái là lúc ba nổ máy koler chạy qua bên kia sông đón má tôi về làm vợ.

Lời thề của ba má tôi có sông Chanh chứng giám – lời thề ghi khắc vào sông. Mùa đông, nước sông dềnh dàng. Mấy lần có người qua sông khuya, đắm ghe, tiếng la hét thất thanh cùng tiếng quẫy đạp nước giữa bao la sóng gợn, ba tôi tức tốc lao nhanh xuống bãi sông nhổ mái dầm bơi xuồng ra cứu những người xa lạ. Tôi thường hỏi từ ấy tới nay ba đã cứu được bao nhiêu người chết đuối trên quãng sông này. Ba tôi ngồi tính rồi lắc đầu, bảo “Không nhớ, nhiều lắm!”. Thế là mỗi đêm ba thường bơi xuồng qua lại trên sông, tôi gọi ba về ngủ thì ba nói không yên lòng chợp mắt… Ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ rọi vào mắt tôi. Tôi giật mình thức giấc, nghe má gọi: - Bo ơi, ra đây mà xem, nhanh lên, Bo. Tôi bước xuống giường, xỏ đôi dép vào chân rồi vừa chạy vừa dụi mắt. Má trỏ tay về phía Nam sông Chanh, trời ơi, tôi trố mắt rồi dụi thêm lần nữa để nhìn cho rõ: - Trời ơi, cái gì… cái gì sừng sững vậy má? - Móng cầu đó. Họ đổ từ mấy hôm trước mà má con mình không trông thấy. Tôi trầm trồ: - Đẹp quá! Vậy là từ nay muốn sang nhà ngoại má con mình không còn phải bơi xuồng nữa, má ha. - Ừ! Con thấy ai không - Má tôi lại chỉ đám người lô nhô phía trên nhịp cầu xây dở, nói tiếp - Ba con đó. Hóa ra mấy hôm nay ba con đi xây cầu.

Vậy mà má tưởng ba bỏ má đi đâu, trách lầm ba, tội ba. Tôi cười mỉm. Đám người trông xa chỉ bé bằng con kiến, nhưng tôi vẫn cố mường tượng ra đó là ba của tôi. Người ba hiền lành. Người ba chân chất, yêu thương má con tôi rất mực. Tôi nhớ ba. Mấy hôm nay ba không về nhà, tôi đã khóc ròng vì tưởng mình làm nên lầm lỗi gì mà ba giận bỏ nhà ra đi. Trời ơi, tôi muốn chạy đến đó mà ôm lấy ba, mà hôn ba. Nhưng má nói: - Thấy vậy chứ xa lắm, Bo ạ! Rồi mai mốt ba sẽ về.

Tôi gật đầu. Từ hôm đó, mỗi ngày tôi đều ngồi bó gối trên thảm cỏ xanh dưới bờ sông trông về phía cây cầu đang xây, lòng vui. Tôi nhớ mỗi lần muốn qua sông, tôi với má phải ngồi trên chiếc xuồng chòng chành, sóng dập dềnh như muốn úp ngược chiếc xuồng lại, nhấn chìm má con tôi. Tôi sợ lắm. Bến đò chị Thắm ngày mấy lượt qua sông. Nhiều lúc thấy bóng chị với bóng xuồng nhỏ như con thoi giữa mịt mù sóng nước sông Chanh, tôi thấy thương chị quá đỗi.

Chị chèo đò không phải vì mưu sinh mà vì tâm hồn chị đã gắn liền với bến nước này, dòng sông này. Chị quý từng bước chân về với quê hương nặng trĩu phù sa của mình, chị đưa đò mặc kệ ngày mưa tháng nắng… Rồi mai này cầu sông Chanh được xây xong, chắc chị Thắm buồn lắm, con đò buồn thiu nhưng cũng đành chịu, má nói mọi thứ rồi cũng đổi thay, bằng cách này hay cách khác, quy luật thời gian sẽ xóa bỏ những thứ cũ xưa để thay thế vào bằng những điều xứng đáng hơn… Đã bao nhiêu năm trôi qua, những lần thâm nhập cuộc sống khiến tôi hiểu thêm về nỗi khổ của con người. Đằng sau những thứ hiện đại, bền vững kia là vô vàn sự hi sinh, máu xương và nước mắt của con người, như chiếc cầu mà chúng tôi đang đi qua.

Anh bảo vệ nể chúng tôi là đoàn văn nghệ sĩ về đây thâm nhập đời sống nên cho chúng tôi dừng xe trên cầu ít phút nhìn ngắm cảnh vật, nhìn ngắm sông Chanh.

Phương lay: - Bo, sao không xuống ngắm cảnh, sông Chanh đẹp và rộng lắm!

Mắt tôi hơi cay, không biết tại gió hay tại điều gì khác mà nó cay đến thế. Tôi nói: - Phương xuống đi, tôi không xuống đâu.

Phương nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm rồi xuống xe. Tôi ngồi một mình, lòng ngổn ngang với những kí ức nhuốm màu xưa cũ. Nhịp cầu sông Chanh đã chứng kiến một dấu vết đau thương, đó là khoảnh khắc chộn rộn tiếng la hét, tiếng khóc, tiếng rên rỉ xót xa, tiếng người còn sống kêu gào lục tìm thân xác người thân trong đống đổ nát khi cầu sập nhịp. Má tôi tìm chồng. Còn tôi tìm ba. Má hóa điên…

Đó là buổi hoàng hôn chập choạng, một âm thanh kinh hoàng tưởng như rung rinh bờ đất bên kia sông, sóng cuồn cuộn sóng. Má con tôi đang lúi húi chẻ củi sau nhà hớt hải chạy ra nhìn về phía cầu sông Chanh. Má tôi chỉ kịp hét lên: “Trời ơi, cầu sập. Bo ơi, chồng ơi…”, rồi má khuỵu xuống. Mắt tôi đầm nước. Tôi đỡ má dậy rồi dìu má chạy về phía Nam, nơi có cây cầu chưa xong một nhịp dẫn đã sập vì một lí do nào đó, chôn vùi mấy chục mạng người trong đống bê tông đổ nát dưới chân cầu.

Hì hụp. Vật vã. Khóc. Ngất. Chúng tôi cào xới đống bê tông sắt nhọn bằng đôi bàn tay xương thịt của mình đến toát máu mà vẫn không tìm thấy xác ba. Xác những người khác đã được đưa lên bờ, đắp chiếu, thắp hương, chờ người nhà đến nhận mặt tử thi. Cảnh tượng ấy thật đau lòng.

- Má ơi, con mệt mỏi quá rồi, má ơi, ba ơi! Tôi bất lực ngồi xuống đống bê tông, khóc ròng, vừa đau vừa tủi. Nước mắt tôi rơi rơi trên mảnh vụn bê tông. Chiều đau thương. Chiều li biệt…

- Phương biết không, hồi trước con sông Chanh không rộng thế đâu, hai bên bãi bờ xanh um, đẹp lắm! Giờ thì sông bị người ta nạo vét, tàu bè chạy qua sóng đánh sạt lở bờ sông.

Sông không còn yên bình như trước.

Tôi kìm lòng bước xuống cầu sông Chanh, đứng cạnh Phương. Tôi chỉ tay về phía xóm nhỏ hiền lành, nói khẽ: - Phương thấy không, nhà tôi ngày xưa ở đó. Từ lúc ba tôi qua đời, má con tôi không còn ở đó nữa mà chuyển hẳn lên thành phố. - Tôi biết, thôi Bo đừng mãi đớn đau, máu ba Bo (cùng những người khác) nhuộm thắm chân cầu, để hôm nay chúng ta đi qua, chiếc cầu sừng sững nối hai bờ sông rộng. - Hồn ba tôi đã hóa vào sông Chanh. Ba ở lại sông.

Chúng tôi đứng trên cao, trời đầy gió. Tôi nhìn xuống sông. Ở đó là ba. Sông là ba. Tôi thèm những giấc mơ mình được trôi bồng bềnh trên sông, như trôi trong tấm lòng êm ái của ba. Ba là vĩnh cửu.

Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Đảo ngọc trong tim

Đảo ngọc trong tim

Núi nhấp nhô uốn lượn, những ghềnh đá cheo veo, sóng xanh ôm ấp bờ cát trắng dưới chân hàng phi lao gió hát. Đứng trên boong tàu, tôi đã thấy đảo xa hiện ra như một “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Nam của đất nước.
Mẹ nghèo

Mẹ nghèo

Chồng vào chiến trường thì ở nhà Hà sinh con. Bác sĩ cho biết, thai đã chết trong bụng mẹ phải mổ gấp để cứu mẹ, nhưng sau mổ, thiếu phụ vĩnh viễn không sinh nở nữa. Ca mổ hoàn thành cứu được mẹ.
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??

Tin khác

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Mẹ Loan

Mẹ Loan
Thân đặt phịch tấm thân gầy còm xuống phản. Sao hôm nay người anh có vẻ nặng nề đến vậy? Khiến tấm phản kêu rầm một cái, anh cũng cảm thấy giật thót người. Anh đang gặp phải tình huống rất khó nghĩ, khó đi đến quyết định cho vẹn toàn. Thế nhưng số phận như sắp đặt một cách quy lát, khiến anh cảm thấy rất khó lòng mà từ chối.

Nhà có con gái

Nhà có con gái
Sáng, trong lúc thay quần áo chuẩn bị đi làm, chồng Hằng bảo buổi trưa, và có thể cả buổi tối nữa, anh sẽ không ăn cơm nhà. Anh phải tiếp khách trung ương xuống công tác, họ ở đây hai ngày một đêm. Hằng định cự nự với chồng, nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

Vẫn còn tình yêu

Vẫn còn tình yêu
Mới đầu mùa Hè mà sao cái nắng gay gắt đến thế. Mới 6 giờ sáng thôi, những tia nắng đã chiếu qua khe cửa sổ rọi vào giường Hà chói chang.

Mẹ con người đàn bà xa lạ

Mẹ con người đàn bà xa lạ
Tỉnh dậy sau mấy ngày hôn mê, Tuấn đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh và nhận ngay ra mái đầu lấm tấm bạc của mẹ đang gục xuống ngực mình.

Lời nói dối của ông

Lời nói dối của ông
Tháng Tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, Xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng Tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Tình xưa

Tình xưa
Tôi tốt nghiệp kĩ sư ngành hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường được một năm mới xin được việc làm ở một công ty liên doanh với Hàn Quốc.

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức

Gió nồm Nam thổi vào miền kí ức
Mấy hôm nay trời trở nồm, mang theo cái gió vừa oi, vừa đầy hơi nước, khiến đồ đạc trong nhà, tường và sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, nhớp nháp. Thứ ghét đặc cái thời tiết này, vì nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, nhớp nháp trong người, dễ khiến người ta bực bội.

Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà
Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.

Mưa và em

Mưa và em
Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.

Con gái của ba

Con gái của ba
Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng
Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương
Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Xem thêm
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.
Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”
Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.
Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Đà Nẵng: Phố lồng đèn tại Da Nang Downtown hút khách dịp Quốc khánh

Ngay từ dịp Tết Độc lập, du khách tới Da Nang Downtown (công viên Châu Á cũ) tại Đà Nẵng đã có thể đón trung thu sớm với những tiểu cảnh rực rỡ sắc màu trên con phố lồng đèn vừa kịp ra mắt ngay trước kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Khỏe để xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Sáng 3/8, Hội NCT huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện tổ chức khai mạc Hội thao NCT huyện năm 2024. Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; chào mừng Ngày Quốc tế NCT (1/10) và kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10).
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động