Vụ cựu Bí thư Thị xã Bến Cát (Bình Dương): Có dấu hiệu của oan sai?

Việc mua bán đất đai giữa vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh và bà Hồ Thị Hiệp là quan hệ dân sự, hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên “lấy cớ” có đơn thư tố cáo của con trai bà Hiệp - người bán (đã mất), Cơ quan CSĐT và các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Dương vào cuộc điều tra, kết tội ông Khanh là “Vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí” và tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”?

Ngày 20/5/2020, tới đây, TAND tỉnh Bình Dương tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án liên quan ông Nguyễn Hồng Khanh, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư thị xã Bến Cát (sau phiên toà sơ thẩm lần 1 bị trả hồ sơ vì chưa đủ chứng cứ kết tội).

Có “hình sự hóa” quan hệ dân sự?

Vụ án được tóm tắt như sau:

Từ năm 2012-2015, do có nhu cầu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bến Cát, khu vực gần với gia đình bên ngoại để tiện coi sóc. Vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh (Bí thư TX Bến Cát) và bà Huỳnh Thị Phương Anh (Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1) đã bán khu đất trồng cao su ở huyện Dầu Tiếng và vay mượn hai bên gia đình nội ngoại tìm mua đất ở khu vực Ấp Lồ Ô, xã An Tây, huyện Bến Cát (nay là thị xã Bến Cát) để canh tác, trồng cao su.

Thông qua người môi giới, vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh đã trực tiếp gặp bà Hồ Thị Hiệp - chủ sử dụng đất và cũng là người được con gái có tên Nguyễn Hiệp Hảo (đang định cư bên Mỹ) ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Hiệp Hảo. Sau khi thống nhất giá cả, phương thức thanh toán, hai bên đồng ý chuyển nhượng đất nông nghiệp trồng cao su với giá từ 650 triệu đến 700 triệu đồng/ha với điều kiện phải được sự đồng ý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Tây Sài Gòn (Ngân hàng). Vì các quyền sử dụng đất nói trên là tài sản mà bà Hồ Thị Hiệp thế chấp vay tại Ngân hàng.

Cáo trạng và bản luận tội vụ mua bán dân sự giữa vợ chồng ông Khanh với bà Hiệp có bị
Cáo trạng và bản luận tội vụ mua bán dân sự giữa vợ chồng ông Khanh với bà Hiệp có bị "hình sự hóa"?

Việc mua bán này được sự đồng ý và cho phép của Ngân hàng, vì bà Hiệp bán tài sản thế chấp là để trả nợ.

Sau khi có xác nhận của Ngân hàng về việc đồng ý cho bà Hiệp tiến hành các thủ tục chuyển nhượng. Việc mua bán diễn ra êm xuôi và đúng theo các quy định của pháp luật. Qua 5 lần nhận chuyển nhượng QSDĐ từ năm 2012 – 2015, gia đình bà Phương Anh nhận chuyển nhượng từ bà Hồ Thị Hiệp và Nguyễn Hiệp Hảo tổng điện tích là 166.442,2m2 và được UBND TX Bến Cát cấp quyền sử dụng đất đứng tên bà Huỳnh Thị Phương Anh sau khi các bên hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí cho Nhà nước.

Tuy nhiên, khoảng cuối năm 2016 (sau khi bà Hồ Thị Hiệp qua đời), con trai bà Hiệp là ông Nguyễn Hiệp Hòa có đơn tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh câu kết với nhân viên Ngân hàng để được mua toàn bộ tài sản thế chấp của bà Hiệp, bà Hảo với giá rẻ. Qua đó, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương đã tiến hành khởi tố, bắt giam và truy tố ông Khanh về tội: “Vi phạm các quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” với vai trò đồng phạm với một số cán bộ Ngân hàng. Đồng thời, Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Bình Dương còn khởi tố, điều tra ông Khanh thêm tội danh: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn và tách vụ án để xử lý sau.

Đâu là tài sản của Nhà nước?

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – nơi bà Hồ Thị Hiệp thế chấp tài sản để vay vốn được cổ phần hóa từ tháng 04/2012. Có nghĩa, BIDV từ thời điểm này không còn 100% vốn Nhà nước, mà có vốn góp của các tổ chức và cá nhân.

Tuy nhiên, trong cáo trạng và bản luận tội quy kết tội danh cho ông Nguyễn Hồng Khanh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” là một sự nhầm lẫn về mặt pháp lý. Việc không xác định, hiểu đúng về “tài sản Nhà nước” trong vụ án là sai lầm tương đối nghiêm trọng.

Theo quy định của pháp luật, tại BIDV chỉ có duy nhất một loại tài sản được coi là tài sản của Nhà nước: Đó là phần vốn góp theo cổ phần của Nhà nước tại BIDV. Tại thời điểm xảy ra vụ án, căn cứ vào Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, thì chỉ có 3.257.324.161 cổ phần, giá trị mệnh giá 32.573.241.610.000 đồng trong tổng vốn điều lệ của BIDV mới là tài sản của Nhà nước. Tại BIDV, Nhà nước chỉ là một cổ đông trong số nhiều cổ đông là tổ chức, cá nhân khác của Ngân hàng (Cổ đông Ngân hàng KEB Hana Bank, Co., Ltd chiếm 17,91 %; Cổ đông tư nhân khác chiếm 1,11%). Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại BIDV chỉ là 3.257.324.161 cổ phần không hề bị tác động trong vụ án này.

Tại phiên toà sơ thẩm từ ngày 09-18/12/2019, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên toà cũng đã thừa nhận và cho rằng “do lỗi đánh máy”, Ngân hàng BIDV không phải là Ngân hàng Nhà nước mà là Ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm vốn góp của Nhà nước và cả tư nhân.

Như vậy, chỉ cần nhìn nhận vào chi tiết “thế nào là tài sản Nhà nước” và “lỗi đánh máy” đã cho thấy, vụ án ông Nguyễn Hồng Khanh là có dấu hiệu “bất thường”.

Do đó, việc Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT và Cáo trạng, Cáo trạng bổ sung của Viện KSND tỉnh Bình Dương nhận định rằng, “phần tài sản Nhà nước bị thất thoát” là “phần vốn góp của Nhà nước tại Ngân hàng BIDV được lấy cho bà Hiệp vay” để quy kết tội danh này cho ông Nguyễn Hồng Khanh là hoàn toàn không có căn cứ bởi vì:

“Tiền mà Ngân hàng sử dụng để cho các tổ chức, cá nhân vay là tiền có nguồn gốc được huy động từ các tổ chức, cá nhân khác (Ngân hàng có chức năng kinh doanh tiền tệ) chứ không phải là tiền lấy ra từ phần vốn góp (cổ phần) của Nhà nước hoặc vốn điều lệ tại Ngân hàng BIDV.

Trường hợp tài sản của Nhà nước là phần vốn góp của Nhà nước tại Ngân hàng bị thất thoát khi cho vay thì phải điều tra, xử lý những cán bộ có liên quan đến việc cho vay, giải ngân chứ không phải các cán bộ đi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ”.

Và tài sản nào thế chấp?

Trong vụ án này, còn có sự “nhầm lẫn” của Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Bình Dương về việc xác định “Tài sản thế chấp” của bà Hồ Thị Hiệp và bà Nguyễn Hiệp Hảo – tài sản cá nhân sang thành “tài sản của Nhà nước”. Về mặt pháp lý, tài sản thế chấp tại ngân hàng vẫn là tài sản của bà Hiệp, bà Hảo. Do đó không thể cho đây là tài sản của Ngân hàng BIDV hay tài sản của Nhà nước.

Đồng thời tài sản mà bà Hiệp, bà Hảo thế chấp tại ngân hàng để vay vốn đã được chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên mua – bán và đã được sự chấp thuận của cán bộ ngân hàng BIDV – Chi nhánh tây Sài Gòn, các tài sản này đã được giải chấp trước khi ông Nguyễn Hồng Khanh và bà Huỳnh Thị Phương Anh thực hiện việc nhận chuyển nhượng tại văn phòng công chứng và được đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Ngân hàng BIDV tham gia tố tụng cũng đã khẳng định: “GCNQSDĐ của bà Hồ Thị Hiệp thế chấp tại Ngân hàng không phải là tài sản của Ngân hàng”“Tiền trả bán tài sản thế chấp được chuyển vào trong tài khoản của khách hàng thì số tiền đấy vẫn không phải là tài sản của ngân hàng”.

Như vậy, việc mua bán giữa bà Hiệp và vợ chồng ông Khanh diễn ra là đúng pháp luật và mang đúng bản chất là “quan hệ dân sự”. Còn việc bà Hiệp sau khi bán và được thanh toán tiền đầy đủ có thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng hay không lại là một câu chuyện khác – thu hồi nợ của Ngân hàng với khách hàng và hoàn toàn không liên quan đến vợ chồng ông Khanh.

Vì vậy, không có một căn cứ hay quy định nào của pháp luật để các Kết luận điều tra và Cáo trạng khẳng định tiền chuyển nhượng QSDĐ của bà Hồ Thị Hiệp là tài sản của Nhà nước.

Sau khi TAND tỉnh Bình Dương trả hồ sơ điều tra bổ sung, truy tố bổ sung, các cơ quan điều tra, truy tố vẫn không làm rõ được đâu là tài sản Nhà nước bị thất thoát trong vụ án này.

Quy kết “vô căn cứ” và có dấu hiệu oan sai?

Qua nghiên cứu vụ án, nhiều luật sư, luật gia đều cho rằng: Có nhiều điểm “bất thường” và quy kết vô căn cứ gây oan sai cho ông Nguyễn Hồng Khanh.

Vì trong vụ án này không có bất cứ tài sản nào của Nhà nước bị tác động, thất thoát; vụ án sẽ không có bị hại? Không có bất kỳ một chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nào bị xâm phạm trong vụ án thì không có đồng phạm, vì trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước (3.257.324.161 cổ phần tại BIDV) thuộc về người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV chứ không thuộc về các cá nhân bị truy tố trong vụ án này. Như vậy, không có bất kỳ bị cáo nào trong vụ án là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Phiên sơ thẩm (lần 1) phải hủy bỏ, do các chứng cứ không đủ kết tội ông Nguyễn Hồng Khanh
Phiên sơ thẩm (lần 1) phải hủy bỏ, do các chứng cứ không đủ kết tội ông Nguyễn Hồng Khanh

Các quy định pháp luật trực tiếp - duy nhất, được sử dụng làm căn cứ kết luận vi phạm pháp luật trong vụ án đã không được diễn giải đúng pháp luật. Mặc dù Cơ quan CSĐT, Viện KSND tỉnh Bình Dương vẫn sử dụng Khoản 1, Điều 58, Nghị định 163 về Giao dịch bảo đảm làm căn cứ pháp lý duy nhất, trực tiếp nhất để quy buộc các bị cáo là cán bộ Ngân hàng qua đó buộc tội ông Nguyễn Hồng Khanh là đồng phạm. Nhưng cách diễn giải và lập luận này hoàn toàn không đúng pháp luật, không đúng với nghiệp vụ ngân hàng. Cho đến nay, quan điểm pháp lý này vẫn không hề thay đổi qua việc điều tra, truy tố bổ sung.

Ông Nguyễn Hồng Khanh không phải là đồng phạm giúp sức trong vụ án, không cấu thành đồng phạm theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cơ quan tố tụng cho rằng, việc ký hợp đồng “3 bên” giữa bà Hồ Thị Hiệp, vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh và ngân hàng là có sự thỏa thuận, bàn bạc từ trước - là hoàn toàn mang tính suy diễn thiếu căn cứ, mang tính quy chụp. Vì tại phiên toà sơ thẩm lần 1, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên toà đã không dẫn chứng hay đưa ra bất kỳ bút lục nào để chứng minh.

Đồng thời, không có cơ sở để Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương tách một phần diện tích là 1.689,2m2 đất trong tổng diện tích đất của bà Nguyễn Hiệp Hảo thế chấp tại Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn để buộc tội các bị can, trong đó có ông Nguyễn Hồng Khanh về “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Hàng loạt câu hỏi được dư luận đặt ra trước khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm (lần 2): Có hay không việc trù dập cán bộ (ông Nguyễn Hồng Khanh nguyên Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND, Bí thư TX Bến Cát)? Ông Nguyễn Hiệp Hòa tại sao lại xuất hiện (ngay sau khi mẹ mất) để làm đơn tố cáo ông Khanh chiếm đoạt tài sản? Tại sao không gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an TP Hồ Chí Minh hoặc Công an TP Hà Nội mà lại gửi đơn cho Công an tỉnh Bình Dương (BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn không nằm trên địa bàn Bình Dương, mà có trụ sở đóng tại TP Hồ Chí Minh - Hội sở chính tại Hà Nội)? Ông Nguyễn Hồng Khanh có “thực sự thành khẩn khai tội, ăn năn hối cải” như Kết luận điều tra và Cáo trạng đã nhận định hay chỉ là bịa đặt sai sự thật, vì từ khi bị bắt đến nay ông Khanh đều liên tục kêu oan?

Tại sao phiên tòa sơ thẩm (lần 1) bị hủy bỏ? Các Kết luận điều tra bổ sung, Cáo trạng bổ sung của Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Bình Dương thực hiện theo yêu cầu trả hồ sơ để điều tra của TAND tỉnh Bình Dương liệu có thay đổi được nội dung vụ án và có đủ thuyết phục để buộc tội ông Nguyễn Hồng Khanh? Con số thiệt hại trong vụ án có bị thổi phồng một cách vô lý, bởi việc định giá tài sản cao bất thường, không khách quan, không theo quy luật thị trường từng giai đoạn?

Ngày mới Online sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ án.

Lê Kiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi đề nghị bác kháng cáo vì nhiều dấu hiệu khuất tất

Người cao tuổi đề nghị bác kháng cáo vì nhiều dấu hiệu khuất tất

Dù đã được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên xử thắng kiện nhưng nguyên đơn - ông Lê Văn Ngọc, 70 tuổi vẫn có Đơn kiến nghị Tòa án cấp phúc thẩm tới đây bác đơn kháng cáo, vì cho rằng hồ sơ vụ án thể hiện nhiều dấu hiệu khuất tất…
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024, tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 27/11.
“Bất cập” trong việc trụ trì và tu tập của các sư thầy tại chùa Phổ Quang

“Bất cập” trong việc trụ trì và tu tập của các sư thầy tại chùa Phổ Quang

Thời gian vừa qua, người dân làng Tình Quang (trong đó nhiều người cao tuổi) kiến nghị các sư thầy gồm: Ngô Phúc Trọng (Thích Toàn Chuẩn), Nguyễn Văn Quyết (Thích Toàn Minh), Huỳnh Quang Minh (Thích Toàn Bản, Nguyễn Thế Thảo (Thích Pháp Nghiêm) đang tu tập sinh sống tại chùa Phổ Quang, nhưng chính quyền, Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Long Biên không đồng ý và yêu cầu chuyển ra khỏi chùa...
Lời “kêu cứu” từ các chủ đầm nuôi trồng thủy sản

Lời “kêu cứu” từ các chủ đầm nuôi trồng thủy sản

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Lê Viết Thoạn, 73 tuổi, hội viên Hội NCT, bố đẻ của anh Lê Văn Thoại, thành viên HTX Nông nghiệp Liên Vị 1, người được Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Liên Vị 1 giao thầu ô đầm với diện tích gần 60ha ở xã Tiền Phong“kêu cứu về việc hiện trên địa bàn có một doanh nghiệp hút bùn, cát dưới sông Cái Tráp tập kết lên đầm nuôi trồng thủy sản, không có biện pháp xử lí, để nước bùn đất tràn chảy ra ngoài khu vực, gây ô nhiễm môi trường nước khiến tôm, cua, cá ở đầm của gia đình ông và một số đầm khác trong khu vực chết hàng loạt…
Cụ ông 93 tuổi yêu cầu được thi hành án!

Cụ ông 93 tuổi yêu cầu được thi hành án!

Điều 12 Nghị định số: 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, quy định: “Khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án”. Tuy nhiên, quy định này đang là ngoại lệ trong việc thi hành án dưới đây, khiến cụ Nguyễn Văn Năm, 93 tuổi phải cầu cứu các cơ quan chức năng, mong được thi hành án…

Tin khác

Eximbank: Nhóm cổ đông lớn kiến nghị hủy bỏ việc xem xét miễn nhiệm ông Ngo Tony

Eximbank: Nhóm cổ đông lớn kiến nghị hủy bỏ việc xem xét miễn nhiệm ông Ngo Tony
Một nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông của Eximbank đã lên tiếng bảo vệ Trưởng ban Kiểm soát Ngo Tony trước động thái gần đây của ban lãnh đạo ngân hàng này.

Người cao tuổi cần thận trọng khi mua gói dịch vụ “Thẻ du lịch”

Người cao tuổi cần thận trọng khi mua gói dịch vụ “Thẻ du lịch”
Thời gian qua, một số khách hàng có đơn khiếu nại Công ty TNHH Holidays Việt Nam (Công ty Holidays VN), có trụ sở tại tầng 4, tòa nhà Peakview, 36 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, TP Hà Nội với nội dung, nhân viên của Công ty này “dụ” kí các bản hợp đồng thẻ kì nghỉ du lịch lên tới hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, khi họ trả đủ tiền thì các quyền lợi không được bảo đảm, mệt mỏi khi đòi lại tiền…

Từ “tranh chấp đất đai” đến đơn thư “tố giác tội phạm”

Từ “tranh chấp đất đai” đến đơn thư “tố giác tội phạm”
Vừa qua, bà Lê Thị Hảo, 67 tuổi, và con trai là Nguyễn Xuân Hữu, thường trú ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai có đơn gửi cơ quan chức năng về việc bị gia đình hàng xóm hủy hoại tài sản và lấn một phần diện tích đất gia đình đang quản lí, sử dụng…

Tại sao Ngân hàng Nhà nước đề nghị thanh tra, giám sát chặt chẽ Eximbank?

Tại sao Ngân hàng Nhà nước đề nghị thanh tra, giám sát chặt chẽ Eximbank?
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đề nghị NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố cần thanh tra, giám sát chặt chẽ các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng…

Tổ cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt

Tổ cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt
Sáng 15/11, UBND huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) tổ cưỡng chế thu hồi đất đối với một hộ dân của thị trấn Hương Canh, để thực hiện dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc.

Hội đồng xét xử trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung

Hội đồng xét xử trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung
Ngày 29/9/2024, TAND huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đưa vụ án hình sự về tội “Huỷ hoại tài sản” ra xét xử. Tại phiên Toà, Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, củng cố, làm rõ những nội dung còn mâu thuẫn, chưa rõ ràng...

Hộ gia đình người cao tuổi đề nghị tạm dừng cưỡng chế thu hồi đất

Hộ gia đình người cao tuổi đề nghị tạm dừng cưỡng chế thu hồi đất
Bà Lý Lệ Tuyết, 67 tuổi, ngụ 3k/10 đường Hoàng Minh Chánh, phường Hóa An, TP Biên Hòa, đại diện theo ủy quyền của 12 hộ gia đình có hàng chục nhân khẩu, thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cha mẹ là cụ Lý Văn Hơn và Huỳnh Thị Chúc (đã chết) có đơn đề nghị tạm dừng cưỡng chế thu hồi đất là di sản chưa chia…

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​
Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …

Cần xử lí dứt điểm việc “lấn chiếm” chùa cổ Linh Thông

Cần xử lí dứt điểm việc “lấn chiếm” chùa cổ Linh Thông
Liên quan đến những khiếu tố của người dân (trong đó có nhiều người cao tuổi) về việc chùa cổ Linh Thông bị lấn chiếm. Nhiều cơ quan của Bộ Công an đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên cho đến nay, việc chùa Linh Thông vẫn không thể xây được tường bao và Tam quan trước cổng, khiến bức xúc của người dân địa phương kéo dài 30 năm nay...

UBND TP Vũng Tàu phản hồi đơn thư khiếu tố của người dân

UBND TP Vũng Tàu phản hồi đơn thư khiếu tố của người dân
Liên quan đến việc một số hộ dân (trong đó có người cao tuổi) ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng để xem xét việc bồi thường, hỗ trợ khi đất đai của họ nằm trong Dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các hộ dân không được bồi thường và bị cho rằng đó là đất lấn chiếm… Mới đây, ngày 8/11/2024, UBND TP Vũng Tàu đã có những thông tin về vụ việc...

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm

Người cao tuổi đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Bị đơn, bà Huỳnh Thị Bế, 64 tuổi, vừa có đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh giải quyết “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán nhà; tranh chấp hợp đồng tín dụng” với nguyên đơn, ông Đỗ Văn Đê (62 tuổi), bà Tô Thị Bé thể hiện nhiều dấu hiệu không khách quan như việc sử dụng chứng cứ và nhân chứng có dấu hiệu giả mạo để giải quyết vụ án, là căn cứ để Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với vụ án…

Người cao tuổi kiến nghị chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh để xem xét, giải quyết

Người cao tuổi kiến nghị chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh để xem xét, giải quyết
Ngày 21/10/2024, Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an có Thông báo số: 9040/TB-ANCTNB về việc chuyển đơn của ông Vũ Văn Tâm và Thông báo số: 9043/TB-ANCTNB chuyển đơn của ông Đoàn Văn Hiền đến Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La để xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật…

Người cao tuổi mong muốn các cơ quan giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật

Người cao tuổi mong muốn các cơ quan giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn (kèm theo hồ sơ) của vợ ông Huỳnh Công Thành và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Sơn, 68 tuổi, hiện ở 288 ấp Nhơn Trị 2, xã Nhơn Thạnh Trung, TP Tân An, tỉnh Long An ý kiến về việc còn nhiều bất cập trong giải quyết đơn tố giác về xâm phạm quyền sử dụng đất hợp pháp và tài sản trên đất, mong được tiếp tục giải quyết…

Người cao tuổi cần cảnh giác: Với các “chiêu” tổ chức tham quan để bán thực phẩm chức năng

Người cao tuổi cần cảnh giác: Với các “chiêu” tổ chức tham quan để bán thực phẩm chức năng
Thời gian gần đây, nhiều NCT ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ được chào, mời tham gia chương trình “Tham quan nuôi cấy đông trùng hạ thảo” nhưng thực chất là “chiêu” tiếp thị để bán thực phẩm chức năng (TPCN). Dù nhiều NCT đã được con cháu cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn tin vào những lời “đường mật”, dốc tiền mua các sản phẩm…

Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội: Vì sao chưa xử lí vi phạm tại số 34 Hoàng Liệt?

Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội:  Vì sao chưa xử lí vi phạm tại số 34 Hoàng Liệt?
Thời gian gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được thông tin của người dân về việc khu đất trống, rộng khoảng hơn 1.000m2 tại 34 Hoàng Liệt (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) bị chiếm dụng để xây dựng nhiều hạng mục kinh doanh cà phê, khu vui chơi dành cho trẻ em… nhưng chưa bị chính quyền xử lí, gây bức xúc trong dư luận...
Xem thêm
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024, tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 27/11.
Tại sao Ngân hàng Nhà nước đề nghị thanh tra, giám sát chặt chẽ Eximbank?

Tại sao Ngân hàng Nhà nước đề nghị thanh tra, giám sát chặt chẽ Eximbank?

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đề nghị NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố cần thanh tra, giám sát chặt chẽ các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng…
Tổ cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt

Tổ cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt

Sáng 15/11, UBND huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) tổ cưỡng chế thu hồi đất đối với một hộ dân của thị trấn Hương Canh, để thực hiện dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc.
Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …
Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, cụ Phạm Tiến Đạt (82 tuổi, gia đình chính sách, con liệt sỹ, sinh sống tại Tổ dân phố số 1, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông rất hoang mang, lo lắng khi không vi phạm hành chính nhưng bị chính
Ai thờ cúng liệt sĩ  Vũ Thế Thoan?

Ai thờ cúng liệt sĩ Vũ Thế Thoan?

Tôi là Vũ Thế Thược, ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, xin được phản ánh với các cấp, các ngành liên quan đến công tác thương binh, liệt sĩ nội dung sau:
Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Đó là nguyện vọng của cụ Lê Thị Tiền, 80 tuổi, bị đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, phản ánh trong đơn vừa gửi Tạp chí Người cao tuổi.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Nguyễn Trọng Thông, 72 tuổi, hội viên Hội NCT, Hội Cựu chiến binh, cùng với nhiều hội viên Hội NCT hiện ở tổ 31, khu 4, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phản ánh về việc trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Quảng trường, cây xanh và hạ tầng kĩ thuật kết nối khu văn hoá núi Bài Thơ, TP Hạ Long không “công khai minh bạch” về giá đất bồi thường, còn nhiều mâu thuẫn, bất cập.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của bà Phạm Thị Hà, 70 tuổi, trú tại xóm 16, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định về việc Phòng Cảnh sát Kinh tế và Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có dấu hiệu vi phạm tố tụng trong việc khám xét nơi ở và bắt giữ người xảy ra tại bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè.
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

Hỏi: Tôi có thửa đất rộng 350m2. Do 2 con gái tôi lấy chồng ở xa, nên tôi muốn lập di chúc cho cháu (con anh trai) một phần đất để làm nhà thờ khi qua đời. Xin hỏi, tôi có thể lập di chúc cho cháu trai tôi 50m2 đất mà không cần ý kiến của 2 con gái có được không? Chu Văn Thông (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, những quy định trong Luật Đất đai năm 2014

Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, những quy định trong Luật Đất đai năm 2014

Hỏi: Gia đình tôi có 300m2 đất và nhà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nhưng lại cấp cho hộ gia đình mà tôi là đại diện. Vậy theo Luật Đất đai năm 2024, sổ đỏ của gia đình tôi sẽ phải xử lí như thế nào theo quy định. Hoàng Văn Quát (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
Ra mắt cuốn sách “Pháp lý dành cho CEO”

Ra mắt cuốn sách “Pháp lý dành cho CEO”

Tại TP Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thành Tựu, chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, vừa ra mắt cuốn sách "Pháp lý dành cho CEO". Đây là một cẩm nang thiết yếu về kiến thức pháp lý dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam; giúp các CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tránh rủi ro pháp lý và tuân thủ quy định pháp luật trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay.
Phiên bản di động