Chủ tịch UBND huyện là “chiếc máy kí” được miễn trừ trách nhiệm?
Tại kì bầu cử HĐND nhiệm kì 2016-2021, công dân đã tố cáo ông Lê Văn Thư, Chủ tịch UBND huyện kí ban hành Quyết định 11459/QĐ-UBND ngày 5/12/2011 (Kết luận 82 ghi nhầm thành 2009-PV) thu hồi 98 triệu đồng thanh toán thừa tại dự án đường và rãnh thoát nước 3 thôn Đình – Hồng Ngự - Đông Sen, là không đúng bản chất tiền thanh toán, thực chất đây là nghiệm thu khống khối lượng công trình để tham ô tiền ngân sách và đã bao che sai phạm, không chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.
|
Quyết định 11459/QĐ-UBND ngày 5/12/2011 do ông Lê Văn Thư kí che chắn cho việc thanh toán không đúng bằng cụm từ “thanh toán thừa” |
Nhận định về nội dung tố cáo này, Kết luận 82 do ông Nguyễn Công Khanh kí nêu : Năm 2011, dự án đã được Thanh tra sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thanh tra và có Kết luận số 02/KL-TTr ngày 27/6/2011. Tại kết luận đã nêu những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện dự án và đề nghị UBND huyện Từ Liêm tiến hành kiểm tra lại chất lượng công trình.
Trên cơ sở kiểm tra lại chất lượng công trình và đề xuất của phòng Tài chính kế hoạch, UBND huyện Từ Liêm đã có quyết định số 11459/QĐ-UBND ngày 5/12/2011 thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền 98.373.000 đồng do đơn vị thi công thi công sai về khối lượng thi công; Đồng thời đã chỉ đạo UBND xã Thụy Phương khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án và kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan. Do đơn vị thi công đã nộp trả số tiền trên vào ngân sách nhà nước, khẩn trương khắc phục tồn tại và không có bằng chứng chủ đầu tư cấu kết với đơn vị thi công để hưởng lợi nên UBND huyện Từ Liêm không chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra.
Vụ việc này cũng giống như đại án AVG, mặc dù các bên kí kết “không nuốt trôi 9.000 tỷ đồng” phải hủy giao dịch trả lại tiền, nhưng những người đã kí dự án này không chỉ bị “thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát” mà còn bị xử lý “đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật”, có nghĩa là tài sản của Nhà nước đã bị thất thoát và có những người đã vi phạm pháp luật. Nếu có hoạt động phạm tội thì hoạt động đó được gọi là đã hoàn thành, không thể tự nguyện đình chỉ được nữa. Cũng như vậy việc khai khống công trình dự án đường và rãnh thoát nước 3 thôn Đình – Hồng Ngự - Đông Sen, dự án đường và rãnh thoát nước 3 thôn Đình – Hồng Ngự - Đông Sen là cong trình giữa chủ đầu tư và chủ thầu xây dựng đã “câu kết” cùng nhau lập khống để rút tiền nhà nước, vì “nuốt không trôi” do người dân giám sát tố cáo, nên nhóm lợi ích này phải nhà phải trả lại tiền cho Nhà nước, không có nghĩa trả tiền rồi thì những người cùng nhau lập dự án khống không bị xử lý theo pháp luật.
Thế nhưng, việc Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu UBND huyện Từ Liêm ban hành Quyết định số 11459/QĐ-UBND ngày 5/12/2011, trong đó có dùng từ “thanh toán thừa” đối với số tiền 98.373.000 đồng UBND xã Thụy Phương đã thanh toán cho đơn vị thi công do tính sai khối lượng thi công là chưa chính xác. Trách nhiệm này thuộc phòng Tài chính Kế hoạch huyện Từ Liêm trước đây.
Từ đó, Kết luận 82 đưa ra nhận định: Về bản chất, số tiền UBND xã Thụy Phương chi sai cho đơn vị thi công dự án đã được thu hồi; các tồn tại, sai phạm đã được UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo khắc phục, không có việc bao che sai phạm. Do đó, nội dung công dân tố cáo là không có cơ sở.
Thực tế trong phần nhận định xác minh tại Kết luận 82 đã phớt lờ việc công dân đã 3 lần gửi văn bản kiến nghị về sai phạm tại công trình này tới Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm Lê Văn Thư trong năm 2010-2011, nhưng không hề được nhắc một dòng nào.
|
Kết luận 82 đã nhận định “không có bằng chứng Chủ đầu tư cấu kết với đơn vị thi công để hưởng lợi” dù chưa chuyển cơ quan điều tra làm rõ |
Nhận định và kết luận như trên đã thể hiện UBND huyện Từ Liêm chưa hề cho làm rõ hành vi làm khống hồ sơ (
không thi công, thi công không đầy đủ vẫn được thanh toán đầy đủ trong khi muốn thanh toán được phải có đầy đủ hồ sơ nộp lên Kho bạc Nhà nước); đồng thời dù không thực hiện một trình tự nào của điều tra, các cơ quan tham mưu chuyên môn giúp việc không có nghiệp vụ điều tra nhưng theo nhận định của Kết luận 82 thì UBND huyện Từ Liêm đã tài tình đến mức nhận định được: “
không có bằng chứng chủ đầu tư câu kết với đơn vị thi công để hưởng lợi”.
Bản chất là người dân tố cáo đúng mới thu hồi được trên 98 triệu đồng cho Nhà nước, những công dân dũng cảm tố cao phải được khen, những người hạ bút kí vào dự án khống sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý của pháp luật, thế mới là nghiêm minh, còn như Kết luận số 82 thể hiện rõ bao che cho sai phạm làm mất lòng tin của Nhân dân vào chính quyền.
Huyện Từ Liêm cho rằng đã thanh tra, kiểm tra rà soát chặt chẽ, còn người dân lại bảo “thanh tra theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa”, thế nên năm 2018 vừa qua công dân tiếp tục tố cáo và lại “lòi” thêm sai phạm tại công trình đường liên 3 thôn Đình và Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm buộc phải yêu cầu thu hồi thêm hơn 33 triệu đồng nữa. Một lần nữa, hồ sơ thanh toán và thực tế thi công lại không khớp nhau. Và đáng thất vọng nhất khi lãnh đạo cao nhất của huyện kí ban hành Quyết định có hiệu lực pháp luật chỉ là “cái máy kí” được miễn trừ trách nhiệm, còn sai phạm lại là do Phòng Tài chính kế hoạch huyện Từ Liêm trước đây tham mưu.
Nhưng dù đã bị kết luận tham mưu sai, thì cũng chỉ là kết luận trên giấy chẳng ai chịu trách nhiệm, thế nên sau đó lãnh đạo của phòng Tài chính kế hoạch huyện – người đã tham mưu sai này lại cứ thăng tiến vù vù khi tách huyện làm 2 quận.
(Còn nữa)Nhóm PVĐT