Văn học trong thời đại công nghệ 4.0

Thời đại công nghệ 4.0 đã và đang tạo môi trường mới cho sự tồn tại và phát triển của tác phẩm văn chương. Trong dòng chảy hối hả của đời sống xã hội, chúng ta luôn cần sự tiếp nhận văn học đúng hướng, đúng mục đích trên cơ sở những tác động tích cực mà công nghệ thông tin đem lại…

Khoa công nghệ phát triển, lượng thông tin xã hội vô cùng phong phú được cập nhật từng giây, từng phút trên các trang mạng xã hội đã tác động không nhỏ đến đời sống văn học. Nếu như trước đây, việc tiếp nhận tác phẩm văn học được thực hiện theo lối truyền thống bằng việc tìm đọc những tác phẩm được đăng trên báo, in thành sách. Người yêu văn chương phải tìm đến những hiệu sách, thư viện để mua, mượn đọc, nếu cần thì ghi chép lại vào sổ tay cá nhân. Thì nay, việc đọc khá thuận lợi. Chỉ cần truy cập các kho dữ liệu văn học thì trong giây lát, tác phẩm văn chương sẽ hiện ra ngay trước mắt mà không tốn công sức đi tìm hay phải bỏ một khoản kinh phí để mua sách.

Hầu hết các trang báo điện tử đều có những mục dành cho sáng tác văn học, đăng những tác phẩm của nhà văn, người sáng tác. Điều đó đã tạo cơ hội cho tác giả giới thiệu sản phẩm tinh thần của mình một cách nhanh nhất, rộng nhất và nhận được sự hồi âm nhanh chóng từ độc giả. Việc đọc sách online đã dần thay thế cho cách đọc truyền thống. Nhờ vậy, đứa con tinh thần của nhà văn sẽ có một môi trường sống mới, đó là môi trường mạng công nghệ.

Văn học trong thời đại công nghệ 4.0
Ngày hội đọc giúp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường.

Cứ nghĩ, khoa học công nghệ phát triển, văn chương sẽ khó gần với đời sống. Nhưng thực tế ngược lại, văn học dường như tiến gần hơn đời sống xã hội, phản ánh chân thực hơi thở, nhịp điệu cuộc sống đương đại. Bởi lẽ, những năm gần đây, giữa tác phẩm văn học và những vấn đề xã hội hình như đã tìm được những điểm gặp gỡ tuyệt vời. Những câu chuyện có thật trong đời sống xã hội được đưa lên các trang mạng xã hội đã có sức lan tỏa, lay động trái tim người đọc. Và ở đâu đó, trong các tác phẩm văn chương, người đọc đã từng gặp, từng cảm nhận được. Chẳng thế mà trước đây, những đề văn về nghị luận xã hội chủ yếu là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn thì nay dần được thay thế bằng những câu chuyện có thực trong đời sống xã hội. Trong nhà trường, dạng văn nghị luận xã hội cùng với tác phẩm văn chương đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh. Tính thời sự đã giúp cho văn học tiến gần hơn, đi sâu vào đời sống xã hội để phản ánh một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Trong nhà trường phổ thông, việc dạy và học văn đã khác trước. Dưới tác động không nhỏ của khoa học công nghệ, các thầy cô giáo đã không ngừng thay đổi phương pháp giảng dạy trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như màn chiếu, ti vi, máy chiếu vật thể đã giúp thầy và trò khai thác các kênh hình, tư liệu liên quan đến tác phẩm văn học, giúp giờ học trở nên sinh động, lí thú và hấp dẫn. Đặc biệt, việc tích hợp văn học với các môn khoa học khác đã giúp người học mở rộng địa bàn tri thức, coi đó là cách để hiểu sâu hơn tác phẩm văn học giữa dòng chảy của lịch sử xã hội. Đặc biệt, thầy và trò còn kết hợp tổ chức sân khấu hóa khi các tác phẩm văn học đã tạo sức hút cho giờ học, đồng thời, góp phần không nhỏ đưa tác phẩm văn học đến gần với sân khấu điện ảnh.

Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ ít nhiều tác động đến đời sống văn chương, làm cho đời sống văn chương nói chung và văn học nhà trường nói chung bộc lộ những hạn chế nhất định. Đầu tiên, đó là sự thay đổi văn hóa đọc của độc giả. Do sự lưu trữ, đăng tải tác phẩm văn học trên các trang mạng việc đọc sẽ không được như trước, những hình ảnh đẹp về văn hóa đọc trước đây dần bị mai một. Đồng thời, nhiều hoạt động văn hóa tràn lan trên thị trường mạng làm cho giới trẻ hấp dẫn bởi nó. Điển hình như các trò chơi điện tử và các tiện ích như chát qua zalo, facebook, nhắn tin điện thoại... cùng với việc truy cập phim ảnh nhanh, hay, hấp dẫn đôi khi lấn át việc đọc tác phẩm văn học. Sự có sẵn tư liệu, văn mẫu, bài giảng mẫu trên các trang điện tử tuy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhưng cũng hạn chế sự sáng tạo, tư duy độc lập của các em khi học, viết văn.

Bước vào thời đại công nghệ 4.0, dòng chảy của văn học tuy vẫn mải miết về phía trước nhưng đã và đang mang một sắc màu mới, sự tiếp nhận, thưởng thức văn chương của độc giả cũng thay đổi. Từ đó, dạy và học văn học trong nhà trường phổ thông cũng có chiều hướng khác trước. Cảm thụ tác phẩm văn chương bằng trái tim, lí trí và tâm hồn mình, hướng đến những giá trị đích thực mà văn học mang lại, tạo sự kết nối vững chắc giữa văn học và cuộc sống.

Nguyễn Thế Lượng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.
Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.
Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Tin khác

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.
Xem thêm
Phiên bản di động