Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cách đây 70 năm, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo với nhan đề “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 197, từ ngày 22 đến 24/6/1954. Bài báo ngắn chưa đầy 400 từ, nhưng sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ đối với bạn đọc, nhất là cán bộ, đảng viên, mà còn đối với các nhà báo nói chung, những người làm báo Đảng nói riêng, chẳng những trước đây mà còn cả ngày nay...

Bài báo có ý nghĩa sâu sắc, mang tính thời sự, không chỉ đối với bạn đọc, nhất là với cán bộ, đảng viên, đội ngũ nhà báo, đặc biệt đối với những người làm báo Đảng. Đó là “Đảng ta mạnh về tư tưởng và hành động nhất trí từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng, hành động thông suốt và thống nhất; bài báo như những lớp huấn luyện giản đơn, tuyên truyền, tổ chức và quản lí hằng ngày, góp phần quan trọng nâng cao trình độ tư tưởng chính trị và năng suất về công tác của bản thân”.

Bác Hồ bắt đầu sự nghiệp cách mạng bằng làm báo. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Người đã học làm báo, coi báo chí là công cụ sắc bén, thường xuyên làm công cụ giác ngộ và thức tỉnh người dân. Bác vừa là người sáng lập, lãnh đạo, phóng viên… của nhiều tờ báo, mục đích là đấu tranh giải phóng dân tộc, phục vụ nhân loại. Dưới ngòi bút sắc bén của mình, Người đã vạch trần tội ác của bọn xâm lược tại các thuộc địa, làm công cụ tuyên truyền cho cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Bác Hồ sáng lập Báo Thanh niên. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, là vũ khí sắc bén tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục quần chúng. Tờ báo còn là cầu nối tư tưởng cách mạng của Bác với dân tộc, góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Theo Bác, các vấn đề người làm báo phải quan tâm và nếu thực hiện tốt thì hoạt động báo chí sẽ hiệu quả, chuyên nghiệp. Cụ thể, người làm báo lấy lập trường chính trị làm chủ, cần có kiến thức, am hiểu sâu rộng về mọi mặt của đời sống, qua thực tiễn xã hội tạo ra những sản phẩm báo chí sâu sắc, giá trị cao.

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo, Bác Hồ dạy, khi viết một bài báo, cần đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết cho công - nông - binh, viết cho mọi tầng lớp Nhân dân, không phân biệt già trẻ, nam nữ, tôn giáo, đảng phái. Viết cái gì? Viết những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của bạn bè ta. Đồng thời, phê bình khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, Nhân dân, bộ đội ta. Viết làm gì? Viết để tuyên truyền, để giác ngộ, để đoàn kết, để thức tỉnh quần chúng. Viết như thế nào? Viết phải gọn gàng, sáng sủa, mạch lạc, có đầu có đuôi, có nội dung. Bác khẳng định, báo chí có một địa vị vô cùng quan trọng, người làm báo phải thông tin chân thật, khách quan, nói đúng sự thật thì tuyên truyền mới có người nghe…

Với những đồng chí thường đọc sách báo Đảng, Bác khen ngợi, biểu dương, nhận xét: “Những đồng chí Trung ương bận công việc không kém cán bộ khác, nhưng ngày nào cũng xem được sách, tạp chí và nhiều thứ báo”. Đồng thời Bác phê bình những đồng chí viện cớ không chú ý xem sách báo, gọi đích danh, đó là “bệnh lười” và “cần phải sửa chữa ngay”. Bởi, “nếu cứ cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu sách báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ gặp lúng túng, vấp váp, hỏng việc”. Cuối bài viết, Bác nhấn mạnh: “Vô luận công việc, bận như thế nào, nếu khéo sắp xếp công việc thì nhất định sẽ có thời gian xem sách báo, đặc biệt, cán bộ trong và ngoài Đảng, nhất là với cán bộ cốt cán cần phải xem báo Đảng”.

Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội như: facebook, youtube, zalo,... đã làm thay đổi không nhỏ thói đọc báo giấy và chuyển sang thói quen đọc thông tin qua báo điện tử, nghe, xem trên truyền hình, internet. Cuộc sống hiện đại, việc sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh, ti vi kết nối mạng, máy tính xách tay không phải là điều xa vời. Những công cụ này đã giúp mỗi người kết nối và cung cấp các thông tin cần thiết chỉ cần với một cái chạm tay, hay click chuột...

Tuy nhiên, có thể khẳng định, trong công tác Đảng, các phương thức hay hình thức mới không thể thay thế đọc báo giấy truyền thống. Đặc biệt, tạp chí, sách báo Đảng “là tài liệu sinh hoạt Đảng và công tác tuyên truyền rất quan trọng”, là phương tiện tuyên truyền, phổ biến kịp thời quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trình độ chính trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, là công cụ đấu tranh chống quan điểm, nhận thức sai trái, vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Do vậy, việc duy trì đọc sách báo Đảng là hết sức cần thiết, đặc biệt, khi các đối tượng ra sức chống phá Đảng, Nhà nước ta trên các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội…

Thực hiện tốt việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 11-CT/TW, trong đó, đưa việc đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng trở thành nền nếp trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, xem đây là nhiệm vụ chính trị bắt buộc. Về phía người làm báo phải kịp thời tuyên truyền, phổ biến các sự kiện chính trị - xã hội, chủ trương, chính sách, pháp luật. Lưu ý, trong tuyên truyền không khô cứng, khuôn phép mà sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp cận, dễ nhớ, dễ hiểu đối với các tầng lớp Nhân dân. Báo, tạp chí của Đảng tiếp tục đổi mới phương thức truyền thông, thực hiện tốt mục tiêu tuyên truyền “đúng, trúng, kịp thời, hấp dẫn”, tăng tính định hướng dư luận. Trong đó, quan tâm đến sự cần thiết, chọn chủ đề để được bạn đọc quan tâm, đặc biệt là phải chính xác, chuẩn mực, nâng cao tính sắc bén trong đấu tranh, phê bình với cái xấu, vi phạm pháp luật.

Những lời dạy của Người là những bài học giá trị soi vào thực tiễn hoạt động báo chí không chỉ thời hiện tại. Nghề báo hiện đại đặt ra nhiều yêu cầu, kĩ năng tác nghiệp rất mới, đòi hỏi nhiệm vụ nhà báo rất nặng nề, nhưng vẻ vang và cao cả. Những gì chúng ta học được từ Bác là hành trang quý giá để người làm báo vững bước trên con đường đến đích chuyên nghiệp.

Hơn 70 năm qua, nhưng bài viết “Cần phải xem báo Đảng” của Bác Hồ kính yêu vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta - những cán bộ, đảng viên ham mê đọc báo Đảng. Báo, tạp chí của Đảng là tài liệu sinh hoạt, tuyên truyền quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nâng cao trình độ lí luận chính trị, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Song Nguyễn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.
"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.
Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.

Tin khác

Cơ hội và thách thức

Cơ hội và thách thức
Ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Báo Thanh Niên, cơ quan của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng, là tuyến đầu xung kích trong công tác tư tưởng, lí luận, luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ
Tại cuộc họp của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa diễn ra vào ngày 19/2/1922 đã quyết định ra đời báo Người cùng khổ (Le Paria) làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa đã có những đóng góp tích cực để tờ báo này ra đời và phát triển...

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước
Vào năm 1969, sắp đến kỉ niệm ngày thành lập Đảng, trước đó vẫn được tổ chức vào ngày 6/1 hằng năm. Nhưng từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay...

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba
Sau khi cách mạng thành công (1959), Cuba đẩy mạnh việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam và lấy đó làm bài học thực tiễn sinh động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của Nhân dân Cuba...

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản
Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng Cộng sản trên thế giới đã họp tại Mát-xcơ-va từ ngày 17/6 đến 8/7/1924.

Nghĩ về văn hoá học đường

Nghĩ về văn hoá học đường
Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi học đường phải không ngừng khẳng định bản chất văn hoá tiêu biểu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với mục tiêu vừa thiết thực, vừa to lớn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Già hoá dân số và dân số già

Già hoá dân số và dân số già
Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?
Khi công nghệ phát triển, các nền tảng mạng xã hội cũng trở nên thông minh hơn khiến độ “gây nghiện” của thế giới trực tuyến ngày càng cao. Xu hướng này đồng thời dấy lên nhiều lo ngại, chẳng hạn nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dùng.

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay
Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước ta có 4 cấp, trong đó xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở. Nhưng từ lâu cấp cơ sở đã trở thành trung gian, vì bộ máy còn nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đầu mối. Số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng nhiều nhưng hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế, nhất là HĐND xã, nên rất cần phải có giải pháp cho cấp này.

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhất là đối với những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là thách thức đối với các ngành chức năng và toàn xã hội. Với những mô hình trực tiếp chăm sóc (CS), bảo vệ (BV), giáo dục trẻ em (TE), các ngành chức năng hướng đến việc nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm trong CS&BVTE, hướng đến mọi TE đều được chăm sóc tốt về đời sống vật chất và tinh thần…

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”
Trẻ thơ, đó là một bộ phận quan trọng của nhân loại, một thế giới thiên thần kì diệu của hành tinh chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các ngày lễ hội, người ta cầm những bó hoa sặc sỡ và kiệu trên vai trẻ em tươi cười trong ánh mặt trời.

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi
Theo báo An ninh Thủ đô, chiều tối ngày 19/5 vừa qua, tại tỉnh Thanh Hóa có 2 nạn nhân là bà L.T.N bị sét đánh khi đang làm đồng tại thôn Yên Bằng, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn và chị B.T.P bị sét đánh khi tham gia giao thông tuyến đường nối TP Thanh Hoá đi Nghi Sơn, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn. Còn tại tỉnh Nam Định, vào khoảng 16h, nạn nhân tên N.V.T khi đang di chuyển qua khu vực xã Giao Hải, huyện Giao Thủy thì bị sét đánh dẫn đến tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động