Bài 2: Nghe tham mưu "trái chiều" gây oan cho dân
Đơn xin đất của gia đình ông Tương được Giám đốc Nông trường phế duyệt và Sổ khai diện tích và
thu nộp thuế nông nghiệp hộ ông Tương ngày 23/3/1993.
Chính vì UBND tỉnh Đồng Nai quá tin cơ quan tham mưu là Thanh tra tỉnh báo cáo tại Văn bản số 860/TT-TTKNTC1 ngày 20/11/2017, nên mới ra Văn bản số 177/UBND-TCD ngày 8/1/2018, thông báo giải quyết khiếu nại của gia đình ông Mạc Văn Tương. Văn bản này, không chỉ làm mất uy tín, giảm lòng tin của người dân vào chính quyền tỉnh Đồng Nai, mà còn gây khiếu nại kéo dài.
Ngày 28/1/2018, ông Mạc Văn Tương và vợ là Nguyễn Thị Gon tiếp tục có đơn khiếu nại Văn bản số 177/UBND-TCD ngày 8/01/2018 của UBND tỉnh. Đơn được gửi đến ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, các cơ quan chính quyền HĐND tỉnh, UBKT tỉnh, lãnh đạo các cơ quan Trung ương và nhiều cơ quan báo chí
Đơn khiếu nại có nội dung “
UBND tỉnh Đồng Nai giải quyết khiếu nại không đúng sự thật, không đúng pháp luật, bao che cho đường dây lấn chiếm đất và hợp thức sổ đỏ cho đường dây lấn chiếm đất trường Võ Thị Sáu, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”. Gia đình ông Tương khẳng định, kể từ khi bị vu oan năm 1995, (23 năm qua)
gia đình ông luôn khẳng định hai Quyết định thu hồi đất số 556/QĐ-UBH Xuân Lộc do ông Nguyễn Minh Đạo kí ngày 11/8/1995 và Quyết định số 2156/QĐ.UBT Đồng Nai do ông Nguyễn Trùng Phương kí ngày 19/9/1995, hoàn toàn sai trái, không đúng sự thật và áp dụng trái pháp luật. Lãnh đạo huyện Xuân Lộc trước đây, nay là huyện Cẩm Mỹ và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chỉ nghe báo cáo và tờ trình của một số cán bộ quan liêu, không điều tra xác minh làm rõ các hộ dân 2 bên cạnh trường Võ Thị Sáu, ở phía Bắc và phía Nam nhà trường, ai là người lấn chiếm đất của trường? Không xác minh tìm thủ phạm giấu mặt mà 23 năm qua các cán bộ quan liêu chỉ đổ oan cho gia đình ông Tương.
Về nguồn gốc đất của Trường tiểu học Võ Thị Sáu, ông Nguyễn Nhung cán bộ phòng Xây dựng cơ bản Nông trường Sông Ray là người đã vẽ bản Quy hoạch xây dựng trường Phổ thông cơ sở Sông Ray phân hiệu 2 do ông Vương Đình Dũng là Hiệu trưởng nhờ vẽ. Bản quy hoạch này có từ năm học 1982-1983 có mốc giới phía Bắc là đường xe Ben, phía Nam đường bờ gom
+ rừng.
Quy hoạch nhà trường theo bản vẽ năm 1982-1983 do ông Nguyễn Nhung vẽ, được ông Vương Trí Dũng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Sông Ray (1979-1985) xác nhận có kí tên ngày 27/9/1995 “
xác nhận bản vẽ quy hoạch mặt bằng trường Phổ thông cơ sở Sông Ray 2 năm 1982-1983 là đúng mốc giới phía Bắc xuống phía Nam: từ đường xe Ben trở lên đến bờ gom + rừng. Cụ thể hướng phát triển có cô Đông nhận rõ.” Ông Nguyễn Văn Uyên (từ năm 1978 là Phó Giám đốc sau đó làm Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Nông trường), xác nhận: “
Mặt bằng sơ đồ xây dựng trường năm học 1982-1983 là đúng mốc giới nhà trường từ đường xe Ben trở lên đến bờ gom rừng. Đất của ông Mạc Văn Tương là ngoài quy hoạch”.Ông Nguyễn Đình Được (từ năm 1981-1983 là Phó Giám đốc Nông trường Sông Ray), xác nhận
: “Tôi trực tiếp điều hành chỉ đạo xây dựng trường phổ thông Sông Ray 2 năm học 1982-1983, xác nhận bản quy hoạch phác họa nhà trường của ông Nguyễn Nhung là đúng. Khẳng định đất của gia đình ông Tương không nằm trong quy hoạch của nhà trường lúc đó”. Chính Văn bản số 177/UBND-TCD ngày 8/01/2018 của UBND tỉnh cũng thừa nhận:
“
Năm 1983 Nông trường Sông Ray cùng Ủy ban thị trấn Nông trường Sông Ray và Phòng Giáo dục huyện Xuân Lộc đã quy hoạch xây dựng trường Phổ thông cơ sở Sông Ray (nay là trường tiểu học Võ Thị Sáu) phần diện tích 10.000m2 (ngang 100m, dài 100m) vị trí xây dựng nằm trên đường tỉnh lộ 765 theo sơ đồ quy hoạch sử dụng đất trường học được công ty Nông trường Đồng Nai duyệt kí ngày 22/7/1983”.Thế nhưng Thanh tra tỉnh Đồng Nai lại không xác minh rõ theo sơ đồ quy hoạch này thì mốc giới tứ cận của trường giáp phần đất của những hộ nào? Đó chính là sự nghi ngờ đối với Thanh tra tỉnh Đồng Nai. Còn theo bản quy hoạch sơ đồ do ông Nguyễn Nhung phác thảo, có xác nhận của Hiệu trưởng Vương Trí Dũng và lãnh đạo Phó Giám đốc, Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Nông trường Sông Ray 2… thì mốc ở phía Bắc của nhà trường nằm trong đường Xe Ben (hiện nay mốc giới phía Bắc giáp với 7 hộ dân mới đến đường xe Ben mốc giới năm 1983). Như vậy 7 hộ dân ở phía Bắc tiếp giáp với nhà trường hiện nay, nằm trong mốc giới đất của nhà trường theo sơ đồ năm 1983 đã được phê duyệt. Đó cũng là thông tin do Báo Người cao tuổi đã xác minh phản ánh và là tình tiết mới gia đình ông Tương đề nghị Thanh tra xác minh, nhưng Thanh tra tỉnh bỏ qua nội dung này, thật đáng nghi ngờ …
Vì đã có mốc giới và đã xây dựng trường từ năm 1983, nên năm 1984, gia đình ông Nguyễn Quang Tạo có Đơn xin đất làm nhà ở được Nông trường phê duyệt ghi rõ mốc giới đất giao cho gia đình ông Tạo giáp với phía Bắc của trường cấp I, ranh giới đất của gia đình ông Tạo nằm ngoài đường Xe Ben.
Cuối năm 1987, gia đình ông Tương có đơn xin đất làm nhà, được Nông trường xét duyệt và công khai đủ điều kiện được giao đất như các hộ công nhân khác trong Nông trường. Ông Phan Xuân Kỳ là Trưởng ban quy hoạch quản lý ruộng đất của Nông trường trực tiếp giao đất cho hộ ông Mạc Văn Tương vào ngày 25/4/1988, có mời các hộ có mốc giới liền kề đến xác nhận giao đất. Căn cứ hiện trạng mốc giới của Trường Phổ thông Sông Ray phía Nam là đường bờ gom + rừng, giao đất cho hộ ông Tương ngoài mốc giới của nhà trường.
Rõ ràng, Trường Phổ thông cơ sở Sông Ray phân hiệu 2 (nay là trường Tiểu học Võ Thị Sáu) được Nông trường giao đất từ năm học 1982-1983 theo các căn cứ pháp luật viện dẫn ở trên.
(còn nữa)
Nghiêm Thị Hằng