Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…

Văn học thiếu nhi Việt Nam - một chặng đường dài

Thực tế ở nước ta, văn học thiếu nhi đã xuất hiện từ lâu và lan toả dưới hình thức truyền miệng. Nhiều tác phẩm phù hợp với nội dung trong sáng, tinh nghịch, hóm hỉnh, với cách thể hiện giản đơn nhưng có sức lay động tâm hồn... trở thành “món ăn tinh thần” của các bạn nhỏ. Thông qua đó, thiếu nhi rút ra được những bài học, thông điệp vô cùng quý giá, sống đẹp hơn, nhân văn hơn.

Những năm tháng chiến tranh, những tưởng văn học chỉ hướng đến mục tiêu cổ động chiến đấu, kêu gọi tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm. Thế nhưng, vẫn có một dòng văn học viết riêng cho thiếu nhi, len lỏi như mạch nước ngầm trong mát đổ vào dòng sông văn chương dân tộc. Nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi xuất hiện trong những ngày chiến tranh, như một nốt nhạc dịu dàng, bình yên vang lên giữa thanh âm hào hùng của cuộc chiến đấu vì Tổ quốc. Không thể không kể đến các sáng tác dành cho trẻ em của Tô Hoài như “Dế Mèn phiêu lưu ký” - cuốn sách “gối đầu giường” của trẻ em; sáng tác của nghệ sĩ đa tài Nguyễn Đình Thi “Cái Tết của mèo con” - câu chuyện xúc động, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh cũng thật phù hợp đối với thiếu nhi bởi văn phong trong sáng, hình ảnh tươi tắn, được góp nhặt từ đời sống thôn dã, những thông điệp mà 2 tác giả này mang lại cũng rõ ràng, thiết thực. “Hai đứa trẻ”, “Gió lạnh đầu mùa”, “Dưới bóng hoàng lan”... của Thạch Lam; “Tôi đi học”, “Quê mẹ”, “Tình quê hương”... của Thanh Tịnh là những câu chuyện xúc động về cuộc sống hằng ngày, về gia đình, quê hương trong bối cảnh đầy thử thách của đất nước.

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi
Ảnh minh hoạ

Miền Nam chống Mỹ, miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nỗ lực xây dựng cuộc sống, hàn gắn vết thương chiến tranh. Văn học thiếu nhi có điều kiện phát triển hơn. Thời kì này, nhiều cây bút quan tâm sâu sắc đến đối tượng độc giả là thiếu nhi, tiêu biểu là Trần Đăng Khoa. Cái đáng nói là Trần Đăng Khoa viết cho thiếu nhi ngay khi ông còn ở độ tuổi thiếu nhi nên những cảm nhận của ông rất chân thật, hồn nhiên, tươi tắn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tập “Góc sân và khoảng trời” - tập thơ đánh dấu hành trình văn chương đáng ngưỡng mộ của Trần Đăng Khoa. Nữ sĩ Xuân Quỳnh không chỉ được biết đến như một “nữ hoàng” của thơ tình yêu Việt Nam mà còn là cây bút của các cháu thiếu nhi, với hàng loạt những truyện ngắn viết cho con trẻ: “Cô Gió mất tên”, “Cá chuối con”, “Hoa râm bụt”, “Chị em gà con”, “Chú Niệc”, “Quả bầu nhớ đất”, “Mùa xuân trên cánh đồng”...; một số bài thơ như: “Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ”, “Chuyện cổ tích về loài người”, “Tuổi thơ của con”... Nghĩ về thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, nhà nghiên cứu Vân Thanh viết: “Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách trẻ thơ. Rồi lại có thể tách khỏi thơ, để ngụ vào đấy một triết lí hồn nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi lứa tuổi đời có thể hấp thụ một cách riêng”.

Ngoài ra, Lâm Thị Mỹ Dạ hay Phan Thị Thanh Nhàn - thi sĩ cùng thời với Xuân Quỳnh cũng có những bài thơ rất hay cho trẻ con như: “Nàng tiên ốc” (Phan Thị Thanh Nhàn), “Truyện cổ nước mình” (Lâm Thị Mỹ Dạ). Đặc biệt, với bài thơ “Chị Võ Thị Sáu”, Phan Thị Thanh Nhàn đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn chương nước nhà và trong lòng trẻ thơ khi đưa hình tượng người nữ anh hùng bất khuất vào thơ, với giọng điệu ngợi ca, trân trọng, một niềm cảm mến vô bờ.

Văn học thiếu nhi vẫn luôn giữ được sức hấp dẫn

Cuộc sống mỗi ngày một thay đổi, bên cạnh những thay đổi tích cực, cũng có những biến động đáng buồn, cây bút đã chọn đối tượng độc giả là thiếu nhi để phản ánh những vấn đề của xã hội, thời đại. Tất nhiên, từ việc lựa chọn đề tài, cách thể hiện, đối tượng độc giả đến khi tác phẩm ra đời là một quá trình vô cùng khó khăn, gian nan. Bởi viết cho thiếu nhi không đơn giản, nhất là đối với những người chưa quen viết cho thiếu nhi, chưa từng có những trải nghiệm sáng tác dành cho con trẻ.

Vì sao vậy? Không quá khó để hiểu rằng, khi viết cho thiếu nhi, nhất là viết về những đề tài như chiến tranh, môi trường, những vấn nạn đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong xã hội... người viết phải biết cách gia giảm yếu tố tư liệu, tri thức, văn phong phải phù hợp với thiếu nhi, hình ảnh cũng phải trong sáng, tránh gây ám ảnh, ảnh hưởng đến tâm hồn trẻ thơ.

Những năm gần đây, văn học thiếu nhi trở thành “mảnh đất màu mỡ” hấp dẫn, gọi mời các cây bút bước vào vun trồng những hạt mầm khoẻ khoắn. Có thể nói, chưa bao giờ văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy.

Ngoài những tác giả vốn rất thành công khi viết cho thiếu nhi như Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Nhật Ánh, một số tác giả, tác phẩm đáng kể đến là: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” (Nguyễn Ngọc Thuần), “Xa xóm Mũi” (Nguyễn Ngọc Tư), “Cuộc phiêu lưu của chú Sẻ Nâu” (Kao Sơn), “Trên đồi mở mắt và mơ” (Văn Thành Lê), “Tay chị tay em” và “Chuyện kể ở lớp cây me” (Nguyễn Thị Kim Hoà), “Những đôi mắt khoảng trời” (Đào Quốc Vịnh), “Mơ về phía chân trời” (Lê Trâm), “Vịt chị vịt em” (Vũ Thị Thường), “Con cò mồ côi” (Nguyễn Thị Thanh Huệ), “Mùa động rừng” (Sương Nguyệt Minh), “Thủ lĩnh băng vịt đồng” và “Cá linh đi học” (Lê Quang Trạng), “100 cửa sổ” (Phát Dương)...

Viết cho thiếu nhi vốn đã khó, đưa lịch sử đất nước vào văn học cho thiếu nhi lại càng khó hơn. Ấy vậy mà nhiều tác giả đã thành công khi lựa chọn đề tài lịch sử, chiến tranh và đối tượng độc giả là con trẻ. Có lẽ, các tác giả ý thức được rằng, cần phải giúp các bạn nhỏ hiểu được lịch sử nước mình và thêm yêu, thêm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của Tổ quốc ngay từ khi các em còn rất nhỏ. Bình Ca với “Quân khu Nam Đồng” và “Đi trốn” đã gây xúc động không chỉ với trẻ con mà còn với người lớn khi ông tái hiện lại một thời kì gian khổ của đất nước trong hoài niệm của những đứa trẻ, có những kí ức đẹp rạng ngời, lung linh, cũng có những kí ức thật xót xa, cay đắng. Bùi Tiểu Quyên thành công khi viết về Trường Sa qua lăng kính hồn nhiên, trong trẻo của trẻ nhỏ được chị thể hiện xúc động và giản dị qua “Cà Nóng chu du Trường Sa”, “Trường Sa - biển ấy là của mình”, “Phong ba nơi đầu sóng”...

Trong tương lai, chắc chắn rằng văn học thiếu nhi sẽ còn phát triển hơn nữa, trở thành một trong những dòng chảy mãnh liệt, hoà vào dòng chung văn học dân tộc. Có thể khẳng định, văn học thiếu nhi là một trong những mảnh ghép không thể thiếu của văn học Việt Nam.

ThS Phạm Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động