Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Thầy Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862, tại làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1883, ông lấy bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) và lần lượt hạ sinh 4 người con: Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) và Nguyễn Sinh Xin (1900-1901).

Năm 1886, cụ Hoàng Xuân Đường (1835-1893) đã giới thiệu con rể Nguyễn Sinh Sắc tới học với thầy Nguyễn Thức Tự (1841-1923). Thầy Tự không chỉ dạy học trò kiến thức mà còn dạy học trò về lòng yêu nước thương dân. Bên cạnh tham gia nghĩa quân Phan Đình Phùng cho đến ngày nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp, ông đã theo nghề nhà giáo 39 năm cho đến khi mất. Ông có những tác phẩm như “Đông Khê niêm luật phú”, “Đông Khê thư tập”, “Đông Khê thi tập” để khuyên răn con người sống có hiếu, có tâm, có đức tin, vượt qua cay đắng đói nghèo, xây nên sự nghiệp. Ông cũng đã dạy trên 400 học trò, trong đó nổi lên cả một thế hệ nhân tài của đất nước từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nổi bật nhất là Phan Bội Châu (1867-1940), Nguyễn Sinh Sắc, Đặng Thái Thân (1873-1910), Ngô Đức Kế (1878-1929)... Khi ông mất, Phan Bội Châu đã viết bài điếu gửi về kính viếng thầy, có đoạn trích: “Đạo thông thiên địa/ Học bác cổ kim/ Kinh sử dĩ đắc/ Nhân sự nan tầm” (Dịch nghĩa: “Đạo thông trời đất/ Học rộng xưa, nay/ Thầy dạy chữ, dễ gặp/ Thầy dạy làm người, khó tìm”).

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Tượng Nguyễn Tất Thành và cụ Nguyễn Sinh Sắc ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ Cử nhân. Năm 1898, ông về làng Dương Nỗ, TP Huế mở lớp dạy học. Trong lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ông dạy cho chữ nghĩa, đạo đức, lối sống. Bởi như trong sách “Ấu học ngũ ngôn thi” đã chỉ ra rằng: “Di từ kim mãn doanh hà như giáo nhất kinh” (Dịch nghĩa: “Để cho con hòm vàng đầy, không bằng dạy con một quyển sách”).

Năm 1901, Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng. Tài nghị luận của ông thể hiện trong văn quyển rất xuất sắc, nhưng ông vẫn có ý phê phán triều đình thiếu chăm lo cho dân nên triều đình chỉ cho ông đậu học vị Phó bảng. Ông nhận ra: “Quan trường thị nô lệ, trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (Dịch nghĩa: Quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ lại càng nô lệ hơn). Với lí do bị bệnh và để tang vợ, ông từ chối làm quan và ở nhà dạy học để có cơ hội giao lưu với các sĩ phu yêu nước.

Trả lời nhà báo Mỹ Anna Louise Strong (năm 1965), Bác Hồ nhớ lại: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Khi làm tri huyện Bình Khê (Bình Định), Nguyễn Sinh Sắc xử hòa tất cả những vụ kiện nông dân với nhau. Ông nói: “Nước mất không lo, lo giành nhau cái bờ ruộng”. Với các tù chính trị, ông đều cho thả tự do. Khi quan trên thúc thuế còn thiếu, ông trả lời dân quá nghèo không có tiền để nộp. Khi Pháp bắt đi phu, ông trình công văn nói dân đói quá không còn sức mà đi phu. Ông thường bỏ huyện đường đi thăm dân và không xét xử các vụ kiện cáo, tranh chấp của bọn cường hào, ác bá địa phương.

Tháng 5/1909, trong thời gian Nguyễn Sinh Sắc làm quan Tri huyện Bình Khê, Bác đã đến thăm. Khi thấy con trai đến, ông đã khuyên con nên tìm cách cứu nước cứu dân. Nghe lời cha, trong thời gian ở Bình Định, Người đã học thêm tiếng Pháp và văn hóa tại nhà thầy Phạm Ngọc Thọ (1884-1922) để chuẩn bị xuất dương sang Pháp tìm đường cứu nước.

Khoảng tháng 8/1910, Bác rời Bình Định vào Bình Thuận. Người cầm thư giới thiệu của cha và được nhận vào dạy tại Trường Dục Thanh. Tại ngôi trường này, Người đã hun đúc tinh thần yêu nước cho các học trò của mình.

Sau cuộc gặp với con không lâu, Nguyễn Sinh Sắc bị giáng 4 cấp và bị chuyển đi xa, vì cụ đã đánh tên Tạ Đức Quang, địa chủ tay sai cho Pháp và 2 tháng sau thì hắn chết. Nhưng ông quyết từ bỏ quan trường và vào Nam sống bằng nghề bốc thuốc, dạy học và gặp gỡ những người yêu nước.

Năm 1926, gặp đồng chí Lê Mạnh Trinh (1896-1983) ở Sài Gòn đang chuẩn bị lên đường sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham dự lớp học của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Bác thành lập năm 1925, Nguyễn Sinh Sắc đã nhờ nhắn cho con trai rằng: “Cháu gặp thì nói bác vẫn khỏe, đừng lo, cứ cố gắng làm việc, trung với nước tức là hiếu với bác”.

Thầy Vương Thúc Qúy

Năm 1901, Bác được cha là Nguyễn Sinh Sắc cho theo học với thầy Vương Thúc Quý tại quê nội ở làng Kim Liên. Vương Thúc Quý là con trai của Vương Thúc Mậu (1822-1886), một thủ lĩnh phong trào Cần Vương. Vương Thúc Mậu đã chống Pháp đến hơi thở cuối cùng.

Vương Thúc Quý cũng có quê ở làng Kim Liên, từng tham gia Đội sĩ tử Cần Vương. Ông đã cùng với vài chục người khác được sự chỉ huy của Phan Bội Châu, định làm một cuộc bạo động đánh chiếm thành Nghệ An vào ngày 14/7/1901, tức dịp Quốc khánh nước Pháp. Nhưng do có người mật báo với thực dân Pháp nên kế hoạch bị bại lộ. Đào Tấn (1845-1907), Tổng đốc Nghệ An lúc đó đã che chở cho ông thoát nạn.

Với vai trò người thầy, Vương Thúc Quý đã dạy cho Bác tư tưởng yêu nước, thương dân và chí làm trai phải giúp ích cho đời. Nhà ông cũng là nơi các sĩ phu yêu nước thường lui tới, trong đó có các ông Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân,… Nhờ đó Người được nghe nhiều chuyện qua các buổi luận bàn thời cuộc của các sĩ phu yêu nước.

Thầy Lê Văn Miến

Năm 1906, để cho các con có thể tiếp cận nền tân học để thể thực hiện con đường cứu nước cứu dân sau này, Nguyễn Sinh Sắc chấp nhận nhậm chức Thừa biện Bộ lễ. Theo cha vào Huế, Bác được học ở Trường Pháp - Việt Đông Ba và Trường Quốc học Huế để có thể tìm trong đó những tư tưởng tiến bộ.

Tại Trường Quốc học Huế, Bác học thầy Lê Văn Miến, quê ở làng Ông La, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi còn học ở Trường thuộc địa ở Paris (1888-1892), viên Tổng trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại đến thăm trường đã hỏi Lê Văn Miến: “Anh có yêu nước Pháp không?”. Ông đã trả lời: “Với văn hóa Pháp, tôi rất thích, còn việc người Pháp đi xâm lược nước khác, tôi không chịu”. Sau đó, ông tiếp tục học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Paris (1892-1895).

Về nước, Lê Văn Miến không chịu làm quan cho Pháp mà đi dạy. Từ năm 1907 đến 1913, ông làm giáo viên dạy Pháp văn và mĩ thuật ở Trường Quốc học Huế.

Trong một dịp Lê Văn Miến vào cung vẽ chân dung cho vị vua yêu nước Thành Thái (1879-1954) và do nhà vua yêu cầu, ông đã vẽ cho vua một bản sơ đồ làm súng trường để phục vụ việc làm vũ khí chống Pháp.

Giáo sư Lê Thước (1891-1975), một học trò của thầy Miến nhớ lại: “Cụ Miến không chỉ dạy chữ, dạy bài học về lòng yêu nước, về nghĩa khí của một kẻ sĩ, mà cụ Miến còn là tấm gương cho bao thế hệ học trò trong việc hình thành nhân cách của họ”.

Ngày Bác Hồ rời Trường Quốc học Huế đi vào Nam tìm đường cứu nước, nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) miêu tả trong tác phẩm “Búp sen xanh”, thầy Miến đến chia sẻ tâm sự với người học trò yêu quý: “Con hãy đi theo tiếng gọi của lòng con”.

Nguyễn Văn Toàn
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật
Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số

Tin khác

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.
Xem thêm
Phiên bản di động