Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.
Hồ Chủ tịch là người luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. Chỉ tính riêng từ ngày Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời cho đến ngày Bác đi xa (1944-1969), Người đã có đến 50 bài nói, phát biểu, huấn thị căn dặn cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang phải đặc biệt coi trọng và phát triển mối tình gắn bó keo sơn, đoàn kết quân-dân...

Còn nhớ, trước ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trong một lần trò chuyện với đồng chí Võ Nguyên Giáp, ở Pác Bó, Cao Bằng, Bác phác thảo ra những nét chính về Đội Việt Nam giải phóng quân, từ tổ chức đến phương châm hành động và vấn đề cung cấp lương thực, đạn dược... Khi trò chuyện, Bác nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng: “Phải biết dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”. Đó chính là nền tảng ban đầu cho vấn đề đoàn kết quân-dân.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ảnh minh hoạ

Ngay trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Bác cũng nêu rõ: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Những ngày đầu thành lập, những người đứng đầu Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hỏi Bác: Đội tuyên truyền hoạt động theo kế hoạch của liên tỉnh, khi tới địa phương thì quan hệ thế nào? Bác nói: “Thống nhất chỉ đạo cả chủ lực và địa phương. Ba lực lượng ấy đoàn kết phối hợp chặt chẽ với nhau ...”. Đó cũng chính là phương châm mà chúng ta đã thực hiện trong suốt các cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của toàn dân và hiệu lực của nó là vô cùng hiệu quả. Trong hồi kí “Một lòng theo Bác”, Thượng tướng Chu Văn Tấn viết: Bác căn dặn rằng: “Cán bộ không được tự kiêu, tự mãn như ông tướng, mà phải khiêm tốn... Phải lấy dân làm gốc như cá dựa vào nước, tùy theo lực của quần chúng mà nâng dần lên; phải gương mẫu, chịu hi sinh gian khổ, đi đầu trong mọi khó khăn...”. Phải lấy dân làm gốc, như cá dựa vào nước... Lời của Bác thật chí tình, chí lí. Những ngày đầu trứng nước, bộ đội về Bắc Sơn, Vũ Nhai đánh giặc, tới Đông-ngàn, thấy quần chúng đông nghịt như hội, người si, người lượn... hỏi ra thì biết, Nhân dân tổ chức si lượn để che mắt địch, đón bộ đội. Bộ đội phấn khởi hòa vào dòng người, tình quân-dân thắm thiết đến nhường nào.

Trong điều kiện hiện nay của đất nước ta, quân đội vẫn luôn là “mục tiêu đánh phá” của mọi thế lực thù địch, trong đó mối quan hệ quân-dân được chúng coi là mục tiêu lợi hại nhất. Chúng luôn tìm cách xuyên tạc, bóp méo sự thật, tìm cách tách quân đội ra khỏi Đảng, đối lập quân đội với Nhân dân. Bởi vậy, việc một lần nữa chúng ta nhắc lại tư tưởng của Bác về vấn đề đoàn kết quân dân cũng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Để thực hiện tốt tư tưởng trên của Người và không ngừng tăng cường, cũng cố, phát triển mối quan hệ máu thịt này, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đang ra sức thi đua và thực hiện tốt những vấn đề lớn theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quân dân như: Thường xuyên thấm nhuần quan điểm: “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”. Quan điểm này đã được Người khẳng định: “Quân đội ta là quân đội Nhân dân, do Nhân dân đẻ ra, vì Nhân dân mà chiến đấu” (Hồ Chí Minh toàn tập. T5). Người luôn nhắc nhở, giáo dục cán bộ, chiến sĩ phải hiểu rõ: Nhân dân là nền tảng, là gốc rễ sinh ra quân đội. Muốn quân đội vững mạnh thì phải dựa vào cái gốc, cái nền tảng ấy: Gốc có vững cây mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân. Người cũng khẳng định: “Dân như nước, quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc” (Hồ Chí Minh toàn tập. T6). Nhân dịp kỉ niệm Quốc khánh lần thứ 2, Bác đã có thư gửi đồng bào, chiến sĩ và nêu rõ: “... Chúng gây nên chiến tranh,... muốn chia rẽ dân ta... Trước sự xâm lược dã man đó, Chính phủ, quân đội và Nhân dân ta, đã đoàn kết thành một bức tường đồng, kiên quyết giữ gìn Tổ quốc, nhờ tinh thần đoàn kết, chí khí quật cường đó, mà hai năm kháng chiến... lực lượng của địch ngày càng hao mòn, ta thì càng đánh càng hăng, càng mạnh... Hãy tin tưởng vào vận mệnh vẻ vang của Tổ quốc, tin tưởng vào sức đoàn kết, chiến đấu của ta... Tướng sĩ trước mặt trận, đồng bào ở hậu phương, ai nấy đều phải đoàn kết chặt chẽ... thì cuộc trường kì kháng chiến của ta nhất định thành công” Hồ Chí Minh toàn tập, T4).

Bác Hồ cũng đã từng dạy: Bộ đội phải ... “Hiếu với dân”. Tinh thần này Bác luôn nhắc đến trong các cuộc nói chuyện với bộ đội. Bác đã từng trao lá cờ cho cán bộ, chiến sĩ ta lá cờ có dòng chữ vàng: Trung với nước, hiếu với dân. Bác dạy: “Mình đánh giặc là vì dân, nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân mà mình phải có trách nhiệm phụng sự Nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập- T6). Do đó, dù ở cương vị nào, môi trường nào, mình cũng phải là người đầy tớ của Nhân dân. Chính vì thế, mà cán bộ, chiến sĩ “Phải biết tôn trọng Nhân dân”. Không phải chỉ là chào hỏi lễ phép mà còn không được phung phí nhân lực, vật lực của dân, tránh điều gì có hại cho đời sống của dân. “Phải giúp đỡ Nhân dân bất kì việc to, việc nhỏ”... Đó là điều “Thương dân, trọng dân, tốt với dân”. Có vậy mới gắn bó chặt chẽ được với Nhân dân, mới được dân tin, dân phục, dân yêu. Bác cũng đã từng dạy: “Không được động đến một cái kim, sợi chỉ của dân... phải giữ gìn nhà, vườn của dân sạch sẽ, nói năng lễ phép, kính già yêu trẻ...” (Hồ Chí Minh toàn tập, T5)...

Quán triệt, thấm nhuần và tiếp thu tư tưởng đoàn kết quân dân của Hồ Chủ tịch, hàng chục năm qua, những thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân ta đã kế tiếp chăm lo xây dựng, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp đoàn kết quân dân. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, mối quan hệ quân dân cá nước, đoàn kết gắn bó keo sơn đó đã phát huy được sức mạnh hiệu quả.

Nguyễn Thị Thọ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển
Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...
Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Tin khác

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.
Xem thêm
Phiên bản di động