Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...
Người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đó là thầy giáo có học vấn, đạo đức và được đông đảo học sinh sinh viên tìm đến học. Trò không những học chữ của thầy mà còn học đạo đức của thầy trong đời tư, học quan hệ tốt đẹp của thầy ở gia đình và ngoài xã hội. Người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lí cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.

Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò của người thầy. Người khẳng định: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Cho nên, người thầy phải đáp ứng yêu cầu cao của xã hội về nhân cách; là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo; sự gương mẫu của người thầy không chỉ ở trường học mà còn ở trong gia đình và xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một làng xóa mù chữ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một làng xóa mù chữ.

Ở Việt Nam có nhiều bậc thầy cao quý như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu,... những bậc thầy này đã làm rạng danh đất nước ta, dân tộc ta.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nhân dân ta giành thắng lợi chính vì phát huy được truyền thống dân tộc và lời dạy của Bác Hồ. Hệ thống giáo dục Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp giáo dục, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhà trường và các thầy cô giáo. Thầy cô không ngại gian nan, vất vả ngày đêm chuẩn bị bài, đến trường dạy học, phát huy thêm lòng yêu nước của học sinh để lớp lớp thanh niên rời ghế nhà trường lên đường chiến đấu với lòng dũng cảm.

Trong đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo được Ðảng, Nhà nước ta khẳng định là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; nêu cao khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, khơi dậy cống hiến của tuổi trẻ, học sinh sinh viên đem trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Với sự nghiệp cao cả ấy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo; đồng thời nhân cách, phẩm chất đạo đức và lí tưởng của đội ngũ thầy, cô giáo còn có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sản phẩm mà họ đào tạo ra, đó chính là những công dân tương lai của đất nước. Từ trách nhiệm cao cả và thật phấn khởi, đến nay nước ta đã có một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí vững mạnh với hơn triệu triệu người, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Xã hội ngày càng thấy rõ hơn, sâu sắc hơn những tấm gương thầy, cô giáo tận tụy với nghề, miệt mài sáng tạo để việc dạy và học hiệu quả hơn, để các em học sinh sinh viên trở thành công dân tốt. Đã có hàng chục nghìn nhà giáo tâm huyết, tận tụy với nghề đã phải vượt qua nhiều khó khăn, bám trường, bám lớp, đem cái chữ, ánh sáng cuộc đời cho học sinh sinh viên người dân tộc thiểu số, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều thầy, cô giáo đã dồn hết tâm sức cho việc chăm lo, dạy dỗ và giúp đỡ các thế hệ học sinh sinh viên học tập, nghiên cứu, phấn đấu trong phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, tạo nên những chuyển biến mới về chất lượng giáo dục đào tạo, từng bước làm thay đổi diện mạo của nền giáo dục nước nhà.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Đó là, công tác đào tạo giáo viên chưa thật sự gắn kết với nhu cầu sử dụng của từng địa phương, vùng miền. Ðội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu so với quy định, mất cân đối giữa các môn học, bậc học, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của một số nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Một bộ phận nhà giáo chưa gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa làm gương tốt cho học sinh sinh viên. Giáo viên nghỉ việc ngày càng lớn, do áp lực từ nghề nghiệp, thu nhập thấp, chế độ, chính sách còn bất cập,… chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ giáo viên.

Thời kì hội nhập của đất nước hiện nay ngày càng càng thôi thúc chúng ta phải khẩn trương đẩy mạnh công cuộc cải cách giáo dục theo hướng toàn diện và căn bản. Toàn diện cả về nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp truyền đạt kiến thức ở tất cả cấp học, ngành học; về mô hình đào tạo, mô hình quản lí, cách thức tổ chức thực hiện; về chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên...

Mỗi thầy, cô giáo cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực, giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín; hãy mang tâm huyết truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt tình, tiếp thêm ngọn lửa truyền thống và hoài bão của nhà giáo vào sự nghiệp “trồng người”.

Kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay chính là dịp quan trọng để tình cảm thiêng liêng dành cho người thầy được thể hiện. Các bậc cha mẹ, mỗi học sinh, sinh viên và toàn xã hội luôn trân trọng đội ngũ thầy, cô giáo vì sự nghiệp “trồng người”, đang dành tâm sức, trí tuệ làm giàu trí thức, vun trồng thế hệ tương lai. Với lòng biết ơn sâu sắc, chúc các nhà giáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của người thầy, của “nghề cao quý trong những nghề cao quý” mà sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn.

ThS Nguyễn Thanh Hoàng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo chủ nghĩa tư bản”.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Ngày 15/6/2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Những tờ báo cách mạng đã góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov vào năm 1947 và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng không chỉ là nhà thơ nổi tiếng, Simonov còn là một phóng viên mặt trận ưu tú của đất nước Xô viết.
Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Tin khác

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong các bài viết, phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc, chống phá...

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi này của Người đã được toàn dân hưởng ứng, tạo thành một sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những khó khăn và giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”. Trong bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà Người dạy không chỉ là lí tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên noi theo mà còn trở thành chuẩn mực cho mọi người hướng tới”.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 3: Giải mã mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị, mộ 1850 là mộ vợ chồng thay tên đổi họ, chờ kết quả khảo cổ

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là bản thiên anh hùng ca bất diệt cho ý chí tự lực, tự cường dân tộc, trọn cuộc đời hiến dâng cả tuổi thanh xuân và tuổi già cho Tổ quốc và Nhân dân.

Tình trạng lạm dụng NCT

Tình trạng lạm dụng NCT
Các loại lạm dụng NCT thường gặp bao gồm lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tâm lí và lạm dụng về tài chính. Mỗi loại lạm dụng NCT có thể là cố ý hoặc vô ý. Lạm dụng thể chất là việc sử dụng vũ lực dẫn tới tổn thương hoặc khó chịu về thể chất hoặc tâm lí.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 2: Mộ 1850 là hài cốt người phụ nữ cải táng từ miền Bắc, xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 1: Xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành đã 13 năm (2012-2025). Tuy vậy hiệu quả của nó rất khiêm tốn. Thuốc lá vẫn bán tràn lan, người hút thuốc nơi công cộng kể cả trẻ em, học sinh phổ thông vẫn xảy ra. Các bệnh tật liên quan tới thuốc lá vẫn làm cho hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng.

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy
Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc
Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Xem thêm
Phiên bản di động