Sự nguy hại của “Hội chứng tâm lí đám đông”

Hồi còn nhỏ, tôi thường bị bố đánh đòn chỉ vì theo bạn mải chơi hay hùa theo bạn nghịch ngợm toàn những trò tai quái. Ở chốn thôn quê nơi tôi sinh ra, ngày trước nhà cửa xen lẫn với ao hồ, ruộng đồng, cồn bãi, cây gạo đầu làng, bờ tre quanh xóm, rồi mái đình thâm nghiêm, cổ kính…, toàn những không gian để người ta có thể mặc sức tưởng tượng ra những chuyện huyền ảo, truyền miệng nhau rồi tin là có thật.

Lớn lên, tôi càng thấy rằng, có nhiều thứ con người ta chỉ đơn thuần nghĩ theo và làm theo người khác mà không hề đắn đo, cân nhắc, cũng chẳng cần kiểm chứng gì. Người ta gọi đó là tâm lí đám đông.

Chị gái tôi có 2 cô con gái nhỏ, đứa đang lớp 1, đứa học mẫu giáo lớn. Ngày nào đi học, chúng cũng bắt mẹ mua cho những thứ quà vặt này khác chỉ vì trên lớp chúng thấy các bạn cũng được như thế. Về đến nhà, chúng lại mải mê bên chiếc điện thoại, vi tính. Thấy các bạn quanh xóm chơi trò gì chúng cũng chơi theo và thế là chẳng mấy chốc chúng có thể chơi được rất nhiều trò chơi trên mạng đến say sưa, quên cả ăn cả ngủ.

Sự nguy hại của “Hội chứng tâm lí đám đông”
Ảnh minh hoạ

Thời nay, các thầy cô, các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội không khỏi bàng hoàng, lo lắng trước những vụ bạo lực học đường liên tục xảy ra khi thì nơi này, lúc thì lại ở chỗ khác. Người phạm tội là các học sinh THCS, THPT. Có những học sinh cá biệt, thích gây gổ đã đành nhưng cũng có những em vốn hiền lành, chăm ngoan, vì bị rủ rê, bị kích động trước đám đông mà cũng tham gia đánh hội đồng, gây ra hậu quả thương tâm đối với bạn. Đó còn chưa nói đến chuyện các em đua đòi theo mốt này mốt nọ mà không cần quan tâm điều đó có phù hợp với lứa tuổi, văn hóa, thẩm mĩ hay hoàn cảnh gia đình của mình hay không.

Những năm trước đây, khi thi dại học, cao đẳng còn phân theo trường, theo cụm, tôi thấy nhiều học sinh khăn gói đi thi chỉ vì nhóm bạn của mình cùng thi chỗ đó. Bây giờ, việc chọn trường đại học, cao đẳng để xét tuyển sau khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông với nhiều em cũng vậy. Định hướng nghề nghiệp với các em đôi khi là nghe bạn nói hay người này người khác nói. Và rồi các em có thể sẵn sàng bỏ trường đại học mình đã chọn để nộp hồ sơ xét tuyển vào học một trường khác, chỉ vì bạn của mình cũng làm như thế! Thậm chí khi vào học rồi, nhiều sinh viên vẫn còn “đứng núi này trông núi nọ”, chỉ cần có ai đó nói “học ngành này sau này khó xin việc lắm” là chán nản, bỏ bê việc học, để thi ngành khác “ngon” hơn.

Các bậc phụ huynh chạy theo tâm lí đám đông là một thực tế khá phổ biến hiện nay. Dường như ai cũng có tâm lí sợ, cảm thấy xấu hổ khi con mình có thành tích học tập kém hơn con bạn. Và thế là mỗi lần bước vào năm học mới, các trường điểm, lớp chọn lại nóng lên chuyện chạy trường, chạy lớp rồi bắt con học cả ngày cả đêm, học cả trong năm lẫn khi nghỉ Hè, học các môn văn hóa cùng rất nhiều môn năng khiếu, học chính và học phụ đạo trên trường cùng với học kèm tại nhà,… Các bậc làm cha làm mẹ cứ đua nhau làm thế mà không cần biết rằng con em mình có đủ sức học và có hứng thú học hay không.

Một ngày đi trên đường, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một người đã dừng xe trước đèn đỏ nhưng lại đi ngay chỉ vì họ nghĩ có một vài người vừa vượt qua đèn đỏ được thì mình cũng làm được như thế. Hay như dễ thấy nhất là khi có một vụ tai nạn giao thông trên đường. Vụ tai nạn vừa mới xảy ra là có vô số người dừng xe lại chạy đến, thậm chí chen lấn nhau để nhìn, để biết như thế nào dù họ không giúp gì vì sợ phiền phức.

Nói đến đây, bỗng nhiên nhiều tình cảnh trớ trêu xuất phát từ tâm lí đám đông lại hiện ra trước mắt tôi. Nào là cảnh một số người dân tham lam “hôi của” mà các xe tải chở hàng không may bị đánh rơi, hay bị sự cố lật đổ ra đường từng xảy ra mấy năm trước đây, khi người dân đổ xô nhặt, vơ vét đồ rơi mặc cho tài xế khóc lóc, van xin. Rồi nữa, trước đây mọi người đua nhau nuôi lợn để rồi lợn rớt giá dẫn đến thua lỗ, phá sản. Hay như những vụ cả làng, cả xóm đánh người, đốt xe chỉ vì nghi là bắt cóc trẻ con. Hay như những năm gần đây, tại nhiều nơi người nông dân cứ thấy loại trái cây, nông sản nào có giá là đua nhau trồng để rồi tới lúc cung vượt cầu, giá rớt thảm hại lại phải chặt bỏ đi…

Tôi cứ mải miết suy nghĩ và hình dung ra rằng, tâm lí đám đông như một sợi dây vô hình, nếu chúng ta không luôn tự ý thức về bản thân mình, không có sự suy xét, kiểm chứng mọi việc thì rất có thể ta sẽ bị đám đông lôi kéo, hấp dẫn lúc nào chẳng hay. Ta nghĩ theo, làm theo người khác và cũng có nghĩa là ta đã đánh mất bản thân mình!

Nguyễn Văn Tuấn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...
Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).
Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...
Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tin khác

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị lịch sử trọng đại, mở ra bước ngoặt căn bản trong sự nghiệp phát triển của dân tộc ta.

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt
Tết đến Xuân về, bất kể là ai, hễ cứ đến ngày Tết là lòng khôn nguôi nhớ quê, tràn ngập kí ức về quê, mong được cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, gửi tấm lòng qua khói hương thơm ngát.

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập
Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ngay khi về nước, Người đã lãnh đạo Đảng ta chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng để giành độc lập cho dân tộc.

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu
Một vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, cùng với bàn tay và ý chí của những người nông dân, củ hành, củ tỏi đã vươn xa, trở thành niềm tự hào của Kinh Môn, của cả xứ Đông - Hải Dương. Với nghề nông truyền thống, bà con nơi đây từng bước khá giả lên nhờ tính chuyên cần để có những vụ mùa bội thu, giá cao nhờ chất lượng được chăm chút từng khâu vun trồng…

Văn hóa liêm chính xưa và nay

Văn hóa liêm chính xưa và nay
Văn hóa liêm chính là một bộ phận của văn hóa công vụ, là đặc trưng quan trọng của văn hóa chính trị.

Nông nghiệp sinh ra... Tết

Nông nghiệp sinh ra... Tết
Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt cổ đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kì canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán. Sau này, được biết đến là Tết Nguyên đán, tức là Tết của người Việt…
Xem thêm
Phiên bản di động