Sự kết nối của gia đình, nhà trường, xã hội trong ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang diễn ra phổ biến tại nhiều trường học, không chỉ gây bức xúc trong dư luận xã hội, mà còn gây tâm lí lo lắng, bất an đối với học sinh và cha mẹ học sinh; ảnh hưởng đến học tập cũng như quá trình phát triển nhân cách và tương lai sau này của học sinh. Vì vậy, cần có những giải pháp ngăn ngừa tình trạng nêu trên hiệu quả thiết thực.

Thời gian gần đây, các vụ BLHĐ liên tục xảy ra và tính chất ngày càng nghiêm trọng. Đáng chú ý, các em còn có sự chuẩn bị trước về mặt tổ chức, thậm chí có cả người tổ chức cầm đầu với sự giúp sức của các nhóm học sinh cá biệt, người ngoài... Phần lớn nạn nhân BLHĐ bị tổn thương về thể chất như: Gãy tay, gãy chân, sưng mặt, sưng đầu và một số phần mềm trên cơ thể. Về mặt tinh thần, BLHĐ cũng để lại hậu quả rất lớn, thể hiện rõ nhất đối với học sinh bị BLHĐ là sự lo lắng, sợ hãi, uất ức, giảm tự tin, ám ảnh trực tiếp bởi những lời đe dọa, chế giễu, lúc nào cũng cảm giác không được an toàn, mất niềm tin vào bạn bè, ảnh hưởng kết quả học tập.

Báo cáo liên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an, từ năm 2011 đến hết quý I/2023, cả nước xảy ra 18.571 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường liên quan cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên, dẫn đến hậu quả, dư luận không tốt. Đáng chú ý, một số vụ việc còn được đám đông hùa theo, “tán thưởng” rồi quay, tung clip lên mạng xã hội. Trong khi đó, báo cáo gần đây nhất của Tổ chức Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về phụ nữ, thì Việt Nam đứng thứ 2 trong 5 nước có số học sinh bị BLHĐ cao ở khu vực châu Á.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, nhà quản lí giáo dục cũng như các nhà nghiên cứu, để hạn chế và đẩy lùi BLHĐ, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Thạc sĩ Vũ Thị Cúc, Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng: BLHĐ đã được nhiều nhà nghiên cứu về tâm lí học đề cập, tất cả các ý kiến đều cho rằng, thường xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như: Mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm yêu đương, mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè. Do thiếu kĩ năng sống, kiểm soát cảm xúc còn kém, các em rất dễ có hành động bộc phát, cho nên bạo lực rất dễ xảy ra với các em ở tuổi này... Những thông tin này là một trong số các gợi ý quan trọng trong việc nhận diện các yếu tố tác động đến hành vi BLHĐ và lí giải sự tác động của kiểm soát xã hội thông qua quá trình tự kiểm soát của học sinh, cũng như những quy định xử phạt của nhà trường để có những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng nêu trên. Hiện nay, kĩ năng sống cũng đã được ngành giáo dục quan tâm, các trường học thường xuyên giảng dạy để nâng cao hiểu biết kĩ năng ứng xử và hạn chế BLHĐ cho học sinh. Cùng với đó, việc quy định thành một môn học bắt buộc trong trường học ngay từ bậc mầm non, cũng là một giải pháp cơ bản góp phần hạn chế BLHĐ trong tương lai. Về phía gia đình, cách dạy con cần theo hướng không để các em tiếp xúc môi trường văn hóa bạo lực như các phim ảnh, trò chơi có tính chất bạo lực, tránh gây ra những tác động xấu. Và chính từ bản thân học sinh, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó gây ra.

Tiến sĩ Trần Thị Thu Nhung, Khoa Quản lí Nhà nước về gia đình (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) cho biết: Về mặt thể chế, pháp luật thì Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều văn bản luật và dưới luật, tạo các hành lang pháp lí ngăn chặn BLHĐ... Tuy nhiên, thực tế các luật, văn bản dưới luật này còn chưa được áp dụng nghiêm bởi nó tồn tại những bất cập, chưa đúng thực tế tình trạng BLHĐ như hiện nay. Vì vậy, ngành Giáo dục cần tăng cường các giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh, đẩy mạnh sự tham gia của gia đình, nhà trường trong việc hạn chế tình trạng này.

Bên cạnh đó, các trường cần tổ chức câu lạc bộ phòng, chống BLHĐ do chính các em học sinh làm chủ và thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo; đưa nội dung phòng chống BLHĐ vào sinh hoạt hằng tuần bắt buộc; có thể kết hợp trong các buổi chào cờ đầu tuần hoặc sinh hoạt lớp. Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện mời các chuyên gia tư vấn tâm lí đến trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với BLHĐ cho các em và duy trì hoạt động này thường xuyên như một buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh.

Việc chủ động phối hợp các lực lượng liên quan phát động phong trào đấu tranh với các hành vi BLHĐ cũng cần được quan tâm, bất cứ khi nào, ở đâu có hành vi này xảy ra, các lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn và thông báo học sinh về nhà trường, gia đình để cùng có biện pháp giải quyết, góp phần hạn chế các vụ BLHĐ xảy ra trong thời gian tới.

Phạm Tiến Dũng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Ngày 19/2/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) được Quốc hội khóa XV, Kì họp bất thường lần thứ 9 thông qua, Luật có 7 chương và 50 điều. Trong đó, có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới

Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới

Năm 2025, tỉnh An Giang tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng NTM, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân...
Mùa nhặt vàng ở vườn điều

Mùa nhặt vàng ở vườn điều

Điều được trồng nhiều ở các khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Riêng tỉnh Bình Phước có diện tích trồng điều khoảng 152.000ha, gần 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước, sản lượng khoảng 170.000 tấn hạt/năm, với 1.400 cơ sở chế biến hạt điều, xuất khẩu đi gần 60 nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 50.000 lao động. Bình Phước được xem là “thủ phủ hạt điều” của Việt Nam, với chất lượng hạt thơm ngon.
Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước

Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước

Đã từ lâu, khi các tỉnh miền Bắc bước vào mùa Hè, cũng như các tỉnh miền Nam bước vào mùa khô, thì thường là thời điểm tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn tăng cao. Do đó, dạy trẻ học bơi, nhắc nhở, quản lí giám sát trẻ và trang bị kiến thức phòng, chống đuối nước là việc các bậc cha mẹ cần phải làm để bảo vệ con em mình không bị tai nạn đuối nước...
Người bạn của những người nghiện ma túy

Người bạn của những người nghiện ma túy

Nói đến ma túy và người nghiện ma túy, mọi người đều sợ, nhưng suốt 10 năm qua, ở thôn Chu Quyến 2, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, có một người cao tuổi đã là những người bạn của những người nghiện ma túy trong thôn. Đó là bà Lưu Thị Hiền, 69 tuổi, Đội trưởng Đội xã hội tình nguyện của thôn Chu Quyến 2...

Tin khác

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp
Từ lâu, tại ven con đường Thạnh Xuân 52 (thuộc địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn; và phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh), hình thành và tồn tại một số bãi rác thải tự phát, do người dân mang tới vứt đổ tràn lan.

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường
Tiếng Mường là ngôn ngữ chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường, năng động, riêng biệt.

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà
Năm nay bước sang tuổi 70, nhưng bà Lê Thị Chiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Minh Tiến B, phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn tận tình với công tác khu phố.

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản
Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn
Ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có làng Phú Hà, với 100% số hộ làm nghề thủ công. Nghề mộc do nam giới trong làng đảm nhiệm, còn nghề sản suất chổi chít chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em tham gia. Vậy nhưng, vài ba thập kỉ gần đây, làng có một nghề mới, đó là nghề làm thịt chua.

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ
Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô
Đối với nhiều người trong vùng, trang trại cây giống của ông Nguyễn Văn Thanh, 67 tuổi, ở thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội là địa chỉ tin cậy để họ mua cây giống các loại.

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện
Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Thành Trung – người ném bom Dinh Độc Lập làm rúng động Sài Gòn

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Thành Trung – người ném bom Dinh Độc Lập làm rúng động Sài Gòn
Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhất là vào dịp kỉ niệm ngày 30/4, tôi lại nhớ đến người phi công huyền thoại của quân đội Sài Gòn, Trung úy Nguyễn Thành Trung, tôi thích tìm đọc những bài báo viết về ông, theo như lời kể thì ông phải "lao tâm khổ tứ" để ném bom Dinh Độc Lập ngày 8/4/1975 sao cho hiệu quả nhất, điều đó đã làm tôi rất ngưỡng mộ.

Chuyện về hai bát phở bò

Chuyện về hai bát phở bò
Vào một buổi chiều mùa Đông lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh dìu người cha. Cậu con trai còn rất trẻ, trạc mười bảy, mười tám tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng vẫn không giấu nổi nét thư sinh.

Gia đình “ngũ đại đồng đường” tiêu biểu

Gia đình “ngũ đại đồng đường” tiêu biểu
Ở xóm Chùa, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cụ Nguyễn Hữu Chất là một trong số các cụ có tuổi đời cao trong làng.

Đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh

Đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh
Hải Hà là xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tốp đầu của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và mấy chục năm nay là xã điển hình về phong trào văn hóa, thể thao Nhân dân của tỉnh Nam Định…
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.
TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...
Phiên bản di động