Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.

Câu chuyện cuốn sổ danh bạ điện thoại của ông Cầm và ông Vân, chắc cũng hữu ích cho người cao tuổi chúng ta cùng tham khảo và làm theo.

Hơn 10 giờ tối, ông Vân đang ngồi xem vô tuyến, thì tiếng điện thoại réo lên. Vợ ông Vân từ phòng bên nói vọng ra phòng khách

-Ông có điện thoại đấy.

-Bà vào phòng cầm hộ tôi điện thoại ra đây.

Khi bà cầm điện thoại đưa cho ông thì ông tắt vô tuyến và nói chuyện.

-Ông Cầm đấy ư, có chuyện gì ông gọi tôi muộn thế?

Tiếng ông Cầm trong điện thoại run run ngắt quãng. Ông thông cảm ... tôi gọi ông muộn vì thông báo với ông, bà Loan nhà tôi mới mất ở bệnh viện. Tang gia bối rối, tôi không thể báo tin tới tất cả mọi người ở hội hưu khoa mình. Tôi cũng không nhớ số điện thoại của mọi người, chỉ nhớ điện thoại của ông, nên gọi cho ông. Nếu ông có số của mọi người thì thông báo giúp tôi, sáng mai 10 giờ sáng Chủ nhật, mọi người đến dự lễ truy điệu tại nhà tang lễ Phùng Hưng nhé.

Nghe ông bạn thông báo tin buồn, ông Cầm nói:

-Trước hết xin chia buồn với ông và gia đình. Còn chuyện thông báo với bạn

bè, ông cứ yên tâm tôi sẽ thông báo cho mọi người đến dự tang lễ đông đủ, nghĩa tử là nghĩa tận mà.

Sau khi tắt máy điện thoại với ông Cầm, ông Vân sốt sắng mở điện thoại định gọi điện thoại tới bạn bè trong tổ hưu thông báo về tang lễ của vợ ông Cầm. Song ông Vân chợt nhớ ra ông mới mất điện thoại, đăng ký được sim cũ, nhưng danh bạ điện thoại thì mất nhiều không ghi lại đủ, thế nên số điện thoại của hội hưu lưu trong điện thoại cũng không còn.

Chợt ông Vân nhớ mình còn cuốn sổ danh bạ ghi rõ nhóm gọi cần lưu ý, con cháu trong gia đình, bạn bè thân thiết, những số điện thoại cần liên lạc như gọi cho bác sỹ gia đình, gọi xe cấp cứu, gọi cho mấy gia đình hàng xóm liền kề…

Lâu rồi ông Vân không dùng đến sổ điện thoại, không ngờ điện thoại mới mất, nên ông chưa kịp tìm sổ điện thoại lưu để bổ sung vào danh bạ điện thoại.

Thấy ông Vân loay hoay tìm đi tìm lại mấy ngăn tủ và tủ sách.

Vợ ông lên tiếng hỏi:

-Ông tìm gì mà lục tung tủ sách vậy?

-Tôi tìm cuốn sổ lưu danh bạ, bà có thấy tôi để đâu không ?

-Sổ danh bạ điện thoại của ông chứ gì, lâu tôi thấy ông không dùng để lăn lộn trên tủ sách, tôi đã cất vào tủ gương trong phòng tôi rồi.

-May quá, nhờ bà lấy giúp hộ tôi, tôi phải gọi cho mấy ông bạn trong tổ hưu trí, để sáng mai đi dự tang lễ vợ ông Cầm.

Người cao tuổi dùng điện thoại
Người cao tuổi dùng điện thoại

Nhờ cuốn danh bạ lưu giữ, một lúc sau ông Vân đã gọi điện thông báo tới các ông bà trong tổ hưu và sáng hôm sau họ đã đến dự lễ tang vợ ông Cầm đông đủ.

Mấy ngày sau tang lễ, ông Cầm sang nhà ông Vân cảm ơn.

Ông Cầm nói:

-Thế mới biết nhà có chuyện tang gia bối rối, tôi chẳng nhớ được số diện thoại của ai để thông báo tang gia, may mà có ông nhắn tin giúp tới mọi người trong tổ hưu. Tôi xin thay mặt gia đình cảm ơn ông.

Ông Vân nói:

- Có gì đâu mà ông phải cảm ơn. Chuyện tôi tìm được số điện thoại gọi báo tin cho mọi người là nhờ bà nhà tôi giúp đỡ, chính bà ấy đã tìm ra cuốn sổ "bảo bối" của tôi

Ông Cầm đang ngạc nhiên không biết “bảo bối” của ông Vân là gì, thì ông Vân đã vào phòng và cầm ra cuốn sổ danh bạ điện thoại khoe với ông Cầm.

-Đây chính là “bảo bối của tôi”.

Ông Cầm ngạc nhiên không hiểu chuyện.

Ông Vân nói :

-Mình già rồi lúc nhớ lúc quên. Nhỡ mình có chuyện gì, thì có cuốn sổ danh bạ điện thoại này, vợ con biết rõ gia đình người thân, bạn bè của mình mà thông báo với mọi người kịp thời. Tôi đã để ở trang đầu số điện thoại của vợ con, anh em, sau đến số điện thoại của bác sỹ, mấy gia đình hàng xóm gần gũi, phòng lúc vợ con đi vắng, mình đau ốm, hay có chuyện gì xẩy ra, còn biết gọi người đến giúp đỡ.

Nghe ông Vân nói về lợi ích của cuốn sổ danh bạ điện thoại, ông Cầm nói:

-Tôi phải học ông về lập cuốn sổ danh bạ này, người cao tuổi như chúng mình có được cuốn sổ này cũng giúp cho con cháu gia đình chủ động có địa chỉ thông tin, khi có chuyện xẩy ra. Nhưng ông Vân ạ, ông đã chui đáo rồi nhưng vẫn chưa cẩn thận, theo tôi ông phải đóng dây treo cuốn sổ danh bạ ở đầu giường mình, là dễ tìm nhất, chứ như chuyện vừa rồi ông vứt lăn lóc ở tủ sách nếu không có bà ấy tìm giúp thì cuốn sổ của ông chẳng ai tìm ra cũng trở thành vô tác dụng…

Câu chuyện cuốn sổ danh bạ điện thoại của ông Cầm và ông Vân, chắc cũng hữu ích cho người cao tuổi chúng ta cùng tham khảo và làm theo.

Lương Tâm Tâm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.

Tin khác

Thế giới trong mắt người già

Thế giới trong mắt người già
Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người già là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa...

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19
Các bác sĩ khuyến cáo, có 3 nhóm người cần đi khám hậu Covid-19 gồm: Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...); người phải nhập viện khi mắc Covid-19 và nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
"Đây là số tiền tôi trích từ tiền phúng điếu của ông nhà để ủng hộ, xem như đây là việc tốt cuối cùng mà ông nhà tôi làm được", bà Thảo cho biết.

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho
Chi hội Khuyến học phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhiều năm liền được công nhận là Chi hội có của phong trào khuyến học, khuyến tài tiêu biểu. Có 1 dòng họ học tập tiêu biểu, 1 cộng đồng học tập tiêu biểu được tỉnh hội vinh danh trong Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 vừa qua. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến công sức của cô Đặng Thị Hoa Mùi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học phường 4 từ năm 2008 đến 2019. Ở tuổi 71, gần 12 năm gắn bó với công tác khuyến học, cô Mùi xem công việc này như làm một phần cuộc sống của mình.

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ dường như bị cuốn theo sự tất bật của guồng máy học tập, lao động hay chăm lo cho con cái nên thường xao lãng việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, đặc biệt là đời sống tinh thần của họ.

Lá vàng chưa dám rụng về cội...

Lá vàng chưa dám rụng về cội...
Năm nay cụ ông 86 tuổi, cụ bà cũng vào ngưỡng 82. Thế mà "cặp lá vàng" này cứ phải cùng nhau bấu víu lấy cuộc đời, bởi nếu nằm xuống thì lấy ai nuôi đứa con khốn khổ...

Nỗi lòng người theo con lên phố

Nỗi lòng người theo con lên phố
Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng....

"Ô sin" không lương

"Ô sin" không lương
"Trời ơi! Bà trông cháu thế nào mà để con sưng vêu trán thế này. Con có đau không? Vào đây mẹ xem!".

Rời phố về quê

Rời phố về quê
Thế là sau gần 40 năm trở thành người phố, bây giờ họ lại từ phố về quê, không phải ai cũng có quyết định như vợ chồng ông Chiến, bà Phượng

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng
Tôi năm nay 67 tuổi, có một người con trai đã lấy vợ và 2 đứa cháu nội. Gần đây, con tôi mua một căn chung cư và dọn ra ở riêng. Giờ đây, chỉ còn tôi với căn nhà 4 tầng, trống trải, nhớ con cháu.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động