"Ô sin" không lương

"Trời ơi! Bà trông cháu thế nào mà để con sưng vêu trán thế này. Con có đau không? Vào đây mẹ xem!".

Cô con dâu vừa dựng xe rồi vội vàng ôm lấy cậu con trai đang chơi với bà nội. Nó tỉnh bơ như chưa có chuyện gì xảy ra: "Con hết đau rồi mà mẹ!". Song cô vẫn xuýt xoa như thể chính mình mới là người bị đau mà không hề nhìn thấy vẻ ngại ngùng thẫn thờ của mẹ chồng. Càng không biết trên trán bà cũng có một vết tím to không kém… Thì ra, trong lúc thằng bé mải nghịch với lũ trẻ hàng xóm, đuổi nhau chạy trốn vào nhà, không hiểu thế nào lại va rất mạnh vào bà đang ngồi vo gạo chuẩn bị cho bữa cơm chiều.

Bà nội, đã gần 80, chỉ có con trai duy nhất. Ông mất sớm, bà tần tảo nuôi con, cố gắng chắt chiu, nhịn ăn nhịn mặc dành dụm cho con học hành, phấn đấu. Rồi nó cũng trở thành người nhà nước, ra thành phố, lấy vợ, sinh con. Cái ngày vợ chồng nó về quê, thẽ thọt xui bà bán nhà ra ở với chúng nó cho vui cửa vui nhà, giúp trông nom cháu nội. Nghĩ cũng phải, bà bảo con tìm người rao bán. Nghĩ rằng tài sản của mình là của con, bà chẳng quan tâm nó bán được bao nhiêu. Bà cũng chẳng cầm tiền.

Từ ngày ra ở với con, bà đảm nhiệm việc chăm sóc cháu từ cho ăn, đưa đón đi học, tắm rửa đến dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, cơm nước cho cả gia đình. Sáng dậy, sau khi dành đồ ăn ngon cho cháu, bà chỉ ăn bữa thì ít cơm nguội hôm qua còn lại, khi cái bánh bao cháu nội ăn bỏ dở, khi gói mì tôm tự pha. Sở dĩ như vậy vì với bản tính của người nông dân cả đời gắn bó ruộng vườn, bà hay tiếc của. Còn dâu trai của bà thì có cơ hội ngủ nướng, đã có bà đưa con đi học. "Cũng gần thôi mà", con dâu thường nói như vậy khi có ai hỏi "Bà đưa cháu đi học có xa không?".

Con đi làm, cháu đi học rồi, bà lại xoay sang quét dọn, lau chùi nhà cửa, giặt giũ đống quần áo tướng cả nhà thay ra từ hôm qua. Bà cứ từ từ, vừa làm vừa nghe ngóng sức khỏe. Tuổi đã cao rồi, đôi chân, đôi tay đã yếu hơn, không còn khỏe khoắn mạnh bạo như hồi còn trẻ. Song bà vẫn cố gắng làm sao để khi con cháu về nhà, cơm nước tinh tươm, nhà cửa sạch sẽ.

Thế nhưng, tuổi già không cho bà thỏa mãn ý nguyện làm vui lòng con cháu. Chiều về, nồi cơm hơi ướt tí, đồ chơi cháu chưa kịp xếp vào hay vết bẩn trên cổ áo mà lúc giặt bà đã cố chà nhưng chưa sạch, là con dâu nguýt chồng: "Em đã bảo rồi mà! Sao anh không thuê ô sin cho được việc?". Anh chồng im lặng, ái ngại nhìn bà. Bà hiểu, con trai cũng rất khó xử.

Vài hôm sau, người ta thấy bà vui bạn già ở một trung tâm dưỡng lão.

Thanh Hà

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Thế giới trong mắt người già

Thế giới trong mắt người già

Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người già là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa...
Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19

Các bác sĩ khuyến cáo, có 3 nhóm người cần đi khám hậu Covid-19 gồm: Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...); người phải nhập viện khi mắc Covid-19 và nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

Tin khác

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
"Đây là số tiền tôi trích từ tiền phúng điếu của ông nhà để ủng hộ, xem như đây là việc tốt cuối cùng mà ông nhà tôi làm được", bà Thảo cho biết.

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho
Chi hội Khuyến học phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhiều năm liền được công nhận là Chi hội có của phong trào khuyến học, khuyến tài tiêu biểu. Có 1 dòng họ học tập tiêu biểu, 1 cộng đồng học tập tiêu biểu được tỉnh hội vinh danh trong Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 vừa qua. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến công sức của cô Đặng Thị Hoa Mùi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học phường 4 từ năm 2008 đến 2019. Ở tuổi 71, gần 12 năm gắn bó với công tác khuyến học, cô Mùi xem công việc này như làm một phần cuộc sống của mình.

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ dường như bị cuốn theo sự tất bật của guồng máy học tập, lao động hay chăm lo cho con cái nên thường xao lãng việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, đặc biệt là đời sống tinh thần của họ.

Lá vàng chưa dám rụng về cội...

Lá vàng chưa dám rụng về cội...
Năm nay cụ ông 86 tuổi, cụ bà cũng vào ngưỡng 82. Thế mà "cặp lá vàng" này cứ phải cùng nhau bấu víu lấy cuộc đời, bởi nếu nằm xuống thì lấy ai nuôi đứa con khốn khổ...

Nỗi lòng người theo con lên phố

Nỗi lòng người theo con lên phố
Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng....

Rời phố về quê

Rời phố về quê
Thế là sau gần 40 năm trở thành người phố, bây giờ họ lại từ phố về quê, không phải ai cũng có quyết định như vợ chồng ông Chiến, bà Phượng

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.
Câu chuyện cuốn sổ danh bạ điện thoại của ông Cầm và ông Vân, chắc cũng hữu ích cho người cao tuổi chúng ta cùng tham khảo và làm theo.

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng
Tôi năm nay 67 tuổi, có một người con trai đã lấy vợ và 2 đứa cháu nội. Gần đây, con tôi mua một căn chung cư và dọn ra ở riêng. Giờ đây, chỉ còn tôi với căn nhà 4 tầng, trống trải, nhớ con cháu.
Xem thêm
Người đàn bà đảm đang!

Người đàn bà đảm đang!

Đó là nhận xét của Hội Phụ nữ, của bà con làng xóm láng giềng cũng như người thân trong gia đình về bà nội tôi - bà Trần Thị Lung.
Ông tôi trong mắt bà

Ông tôi trong mắt bà

Mỗi lần về thăm bà ngoại, chúng tôi vui lắm. Vui không chỉ vì thấy bà còn minh mẫn, khỏe mạnh mà còn vì được nghe bà kể chuyện về ông.
Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc

“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sáng 24/1, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm thảo luận, cho ý kiến một số nội dung công tác trong năm 2024.
Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Ông Trần Hữu Thủy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc truy tặng bằng khen cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Nồm ẩm ở Bắc Bộ bao giờ kết thúc?

Nồm ẩm ở Bắc Bộ bao giờ kết thúc?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 15/3, thời tiết khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C; nhiệt độ cao nhất 23-25 độ. Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Tưng bừng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ

Tưng bừng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ

Nằm trong hoạt động của Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2024, với chủ đề "Nghiêng say mùa Xuân”, Trung tâm Văn hóa- Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà phối hợp với UBND xã Nậm Đét tổ chức Lễ hội Nhảy lửa của người Dao đỏ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới xem và cổ vũ...
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ thi công cầu và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ thi công cầu và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch

Sở GTVT Hà Nội vừa thông tin về việc điều chỉnh phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công xây dựng 2 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch đối với dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đ
Phiên bản di động