Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nên duyên

Đón tiếp chúng tôi vào một ngày trời mưa lất phất tháng 9. Rất cởi mở và chất phác, ông bà đã giúp cho thế hệ trẻ như chúng tôi thấy lại cả một thời thanh xuân sôi nổi mà rất đỗi tự hào khi cả hai người đều tham gia vào cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất dân tộc. Và rồi, từ ý chí “sống chết cho quê hương” mà họ đã nên duyên “bén rễ, nảy mầm” và vươn xanh mãi cho đến tận bây giờ khi hai ông bà hai mái đầu đã ngả màu bạc trắng.

Kể về thời “gác bút tuổi học trò ra trận”, ông Quang chia sẻ: “Cha tôi là Nguyễn Kim Hoa, là một liệt sĩ. Thời đó thấy cha tôi đi chiến đấu nên trong tôi cũng ấp ủ một tinh thần yêu quê hương đất nước. Lúc 14 tuổi năm 1964 tôi là đội trưởng đội thiếu niên Tiền Phong tại Quy Nhơn. Lên 18 tuổi tôi cũng như bao thanh niên thời đó, viết đơn xin đi bộ đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất non sông”.

Bà Bưởi, quê Quảng Ngãi, năm 17 tuổi tham gia thanh niên xung phong đi tải đạn. Trong khói lửa chiến tranh đó bà đã không may bị thương nặng ở chân phải, điều trị 5 tháng tại Quảng Ngãi đến năm 1972 được cử ra Bắc học văn hóa tại tỉnh Hưng Yên và quen biết với ông Quang cũng học tại đây. Chính đây là nơi nên duyên cho tình yêu của hai người, nơi mà ông Quang tìm thấy một nửa tuyệt vời duy nhất của cuộc đời mình. Họ cưới nhau vào năm 1974.

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ông bà về Quy Nhơn nơi quê hương của ông Quang. Năm 1976, bà Bưởi sinh con trai đầu lòng. Người con thứ hai sinh năm 1980 và người con trai út sinh năm 1982. Đến năm 1990, cả gia đình ông chuyển vào Bà Rịa - Vũng Tàu sinh sống. Thời gian đầu vất vả chật vật do phải làm lại từ đầu, nhưng ông bà vẫn cố gắng nuôi dạy các con ăn học thành tài. Cả 3 người con hiện đều có công việc ổn định, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Bưởi cho biết, trước đây khi ông Quang còn khỏe mạnh thì công việc của ông là đi biển, lúc rảnh ông phụ việc nhà. Nhưng từ năm 2021, ông bị tai nạn giao thông, việc đi lại khó khăn phải di chuyển bằng xe lăn, mọi việc lớn nhỏ trong nhà bà Bưởi lo liệu. “Trước đây, ổng chăm tôi, còn bây giờ tôi chăm ổng. Cứ thế đã hơn 50 năm lấy ổng, tôi thấy rất hạnh phúc yêu thương, mặc dù cuộc sống nhiều khi cũng rất khó khăn”, bà Bưởi chia sẻ.

Hiện ông Quang được hưởng trợ cấp của Nhà nước mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Bà Bưởi được hưởng 2,8 triệu đồng/tháng. Công việc hằng ngày của bà Bười là đi nhặt và thu mua ve chai, mỗi ngày bà kiếm thêm thu nhập từ 150 ngàn đến 200 ngàn đồng. Dẫu chân đau, đi lại khó khăn do di chứng của chiến tranh nhưng bà Bưởi cho hay: “Tôi thích vận động, thích đi lại coi như tập thể dục mà lại có thêm thu nhập”.

Vun vén hạnh phúc gia đình

Tổ ấm của ông bà giờ đây đã rất đông đúc với ba gia đình nhỏ của ba người con trai và 6 đứa cháu nội (4 trai 2 gái). Trò chuyện cùng ông bà, chúng tôi cảm nhận được tình yêu thương luôn đong đầy mà ông bà dành cho nhau. Được biết, do ảnh hưởng của chiến tranh nên cơ thể bà Bưởi thường xuyên đau nhức, thậm chí đôi lúc bị sưng đau. Những lúc như vậy, ông Quang là người động viên, xoa bóp chân cho bà. Ngoài ra, những khi rảnh rỗi, ông bà lại cùng nhau hỗ trợ các con trông cháu, tình cảm gắn bó của gia đình ông Quang, bà Bưởi khiến chúng tôi ngưỡng mộ, mặc dù cuộc sống cũng còn nhiều khó khăn.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Quang có làm thơ đọc tặng bà. “Tình yêu chúng tôi dành cho nhau chưa bao giờ vơi, đó cũng là cách để dạy con cháu mình hãy luôn trân trọng nhau để cùng xây đắp những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng tôi thường ôn lại những chuyện cũ từ lúc quen nhau viết thư tình trong thời chiến, làm thơ tặng bà ấy rồi lại cười với nhau trong những khoảnh khắc nhỏ, vậy thôi nhưng rất trân quý và hạnh phúc ”, ông Quang bộc bạch.

Giờ đây, ông bà Quang - Bưởi hạnh phúc và sống những ngày tháng bình dị bên con cháu. Đến với nhau bằng sự chân thành chuyện tình yêu thời bình của những người thương binh thật cảm động. Tình yêu ấy thực sự đã làm sống lại niềm hy vọng về tình yêu và khát khao hạnh phúc cho thế hệ trẻ ngày nay.

Người xưa có câu nói nếu bạn thấy một gia đình hạnh phúc, bạn đừng quên rằng ở tại gia đình đó có một người đàn bà biết “quên mình”.

Chúng tôi tin rằng và thấy bà Bưởi là một người đàn bà biết hi sinh và quên mình, thời chiến thì hi sinh cho quê hương cho đồng đội, thời bình thì hi sinh cho chồng cho con, phải chăng đó cũng là hình mẫu của người phụ nữ Việt Nam.

Một mối tình bình dị và son sắt

Ông Quang, bà Bưởi đọc báo, Tạp chí, v.v.

Một mối tình bình dị và son sắt

Bà Bưởi nhặt ve chai mỗi ngày kiếm thêm thu nhập.

Mai Trang – Thái Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.

Tin khác

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.

Thế giới trong mắt người già

Thế giới trong mắt người già
Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người già là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa...

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19
Các bác sĩ khuyến cáo, có 3 nhóm người cần đi khám hậu Covid-19 gồm: Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...); người phải nhập viện khi mắc Covid-19 và nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
"Đây là số tiền tôi trích từ tiền phúng điếu của ông nhà để ủng hộ, xem như đây là việc tốt cuối cùng mà ông nhà tôi làm được", bà Thảo cho biết.

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho
Chi hội Khuyến học phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhiều năm liền được công nhận là Chi hội có của phong trào khuyến học, khuyến tài tiêu biểu. Có 1 dòng họ học tập tiêu biểu, 1 cộng đồng học tập tiêu biểu được tỉnh hội vinh danh trong Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 vừa qua. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến công sức của cô Đặng Thị Hoa Mùi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học phường 4 từ năm 2008 đến 2019. Ở tuổi 71, gần 12 năm gắn bó với công tác khuyến học, cô Mùi xem công việc này như làm một phần cuộc sống của mình.

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ dường như bị cuốn theo sự tất bật của guồng máy học tập, lao động hay chăm lo cho con cái nên thường xao lãng việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, đặc biệt là đời sống tinh thần của họ.

Lá vàng chưa dám rụng về cội...

Lá vàng chưa dám rụng về cội...
Năm nay cụ ông 86 tuổi, cụ bà cũng vào ngưỡng 82. Thế mà "cặp lá vàng" này cứ phải cùng nhau bấu víu lấy cuộc đời, bởi nếu nằm xuống thì lấy ai nuôi đứa con khốn khổ...

Nỗi lòng người theo con lên phố

Nỗi lòng người theo con lên phố
Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng....

"Ô sin" không lương

"Ô sin" không lương
"Trời ơi! Bà trông cháu thế nào mà để con sưng vêu trán thế này. Con có đau không? Vào đây mẹ xem!".

Rời phố về quê

Rời phố về quê
Thế là sau gần 40 năm trở thành người phố, bây giờ họ lại từ phố về quê, không phải ai cũng có quyết định như vợ chồng ông Chiến, bà Phượng

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.
Câu chuyện cuốn sổ danh bạ điện thoại của ông Cầm và ông Vân, chắc cũng hữu ích cho người cao tuổi chúng ta cùng tham khảo và làm theo.

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng
Tôi năm nay 67 tuổi, có một người con trai đã lấy vợ và 2 đứa cháu nội. Gần đây, con tôi mua một căn chung cư và dọn ra ở riêng. Giờ đây, chỉ còn tôi với căn nhà 4 tầng, trống trải, nhớ con cháu.
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) các cấp ở Bình Thuận đã trao 583 phần quà cho cán bộ hội, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 - 600. 000 đồng với tổng giá trị hơn 261 triệu đồng.
Mang Tết ấm đến với bệnh nhân "Xóm chạy thận" Thanh Hóa

Mang Tết ấm đến với bệnh nhân "Xóm chạy thận" Thanh Hóa

Những ngày cuối năm, không khí "xóm chạy thận" Thanh Hóa trở nên ấm áp khi được các đơn vị, nhà hảo tâm thăm hỏi, trao tận tay những túi quà chứa chan tình cảm.
Xuân này “Gia đình Tiến Nông” đã đón nhận 209 trẻ mồ côi

Xuân này “Gia đình Tiến Nông” đã đón nhận 209 trẻ mồ côi

“Gia đình Tiến Nông” đã nhận đỡ đầu 209 trẻ mồ côi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Phiên bản di động