Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Cụ Bảng thứ tư (từ bên trái sang), cùng con cháu và những người thân. Ảnh: Gia đình cung cấp

Chiều 13/7/2023, theo hướng dẫn của Hội NCT xã Phú Hội, chúng tôi đến thôn Phú Thịnh, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, thăm cụ Vũ Đình Bảng. Dáng người nhỏ nhắn, cụ nặng hơn 30kg, khuôn mặt hao gầy, mái tóc và chòm râu bạc phơ, nhanh nhẹn, giọng nói to, rõ, khỏe khoắn, đậm chất xứ Nghệ, chào đón chúng tôi trong sự vui mừng.

Cụ tên là Vũ Đình Bảng, nhưng con cháu mọi người thường gọi với cái tên thân thương là bố Bình Minh. Cụ sinh ngày 1/1/1914, tại xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; con út trong gia đình có 3 anh em. Chính vùng đất khắc nghiệt và con người xứ Nghệ đã ít nhiều ảnh hưởng đến tính cách lối sống giản dị, tiết kiệm của cụ.

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Cụ Bảng đọc Kinh sách không cần đeo kính ở tuổi 110. Ảnh: Thái Hùng

Anh Hoàng Quang Minh, đang sống chung với cụ cho biết: Cụ sống độc thân, không lập gia đình; bước sang tuổi 110 vào đầu năm nay. Tôi gặp cụ tại Sài Gòn cách đây 25 năm trước (năm 1998). Cảm mến cách đối nhân xử thế, lòng yêu thương giúp đỡ mọi người, sống nghiêm khắc nhưng hơi khác người của cụ đã khiến tôi rất cảm phục, kính trọng. Tôi đi theo sống với cụ và được tận tình dạy bảo, chia sẻ yêu thương cho tới bây giờ. Trước đây gia đình sống ở Sài Gòn, năm 2008 chuyển về xã Phú Hội cho tới nay. Tôi xem cụ như cha ruột và cụ cũng yêu thương, tin tưởng xem tôi như con ruột. Về chế độ sinh hoạt hằng ngày, cụ tự nấu và chế biến khẩu phần ăn của mình. Không những về nấu nướng, các vấn đề khác trong sinh hoạt như: Hằng ngày vẫn giúp đỡ con cháu và sắp xếp chỗ ở cho khách tới thăm. Cụ có một nguyên tắc chào đón khách là phải bật đèn sáng hết kể cả ban ngày. Tâm tình của người già là vậy rất quý khách, đặc biệt là người già như cụ. Đây cũng là bài học cho mọi người nên đi thăm người già. Căn phòng riêng của cụ luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Ngoài ra cụ còn cuốc đất, trồng cây, làm vườn, đào ao nuôi cá, nuôi gà, rèn luyện sức khỏe.

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Cụ Bảng và anh Quang Minh Ảnh: Thái Hùng

Chia sẻ về bí quyết sống trường thọ, cụ Bảng cho biết, có 5 thói quen giúp sống khỏe, sống thọ đến tuổi 110:

Thứ nhất là lao động: Đối với cụ, lao động là bí quyết đầu tiên giúp sống khỏe, sống thọ tuổi 110, cuốc đất, trồng cây, cắt cỏ, làm vườn, thả cá, v.v. vừa vận động, rèn luyện sức khỏe, vừa tạo ra vật chất của cải và những điều có ích cho cuộc sống gia đình.

Thứ hai là chế độ ăn kiêng: Những bữa ăn của cụ từ xưa đến nay đều rất đạm bạc. Cụ không phải là người chú trọng về chất lượng bữa ăn. Ăn uống đơn giản, ăn dư để hôm sau nấu lại ăn, không được đổ đi. Cụ không uống rượu bia, hút thuốc lá. Theo cụ, có lẽ mình đã sống hơn 2/3 đời người trong chiến tranh, sự nghèo thiếu khắc nghiệt của quê hương xứ Nghệ, nên đã ảnh hưởng đến lối sống và thói quen, sở thích ăn uống của cụ.

Thứ ba, ăn theo nhu cầu của cơ thể: Cụ không đặt nặng vấn đề ăn uống khi không đói thì không ăn. Ngày nay người ta chết vì ăn nhiều. Những người mập mạp thường yếu đuối bệnh tật và chết sớm.

Thứ tư là kiêng ăn có kì hạn: Không ăn gì chỉ uống nước lọc 100%. Cụ Bảng cho rằng, sau một quá trình ăn uống, cơ thể chúng ta cần kiêng ăn (hay nói cách khác là nhịn ăn) trong một thời gian để cơ thể thải độc và các cơ quan được nghỉ ngơi, phục hồi. Cụ thường kiêng ăn có kỳ hạn. Có khi là 2 ngày, 3 ngày tùy theo đợt. Khi sức khỏe tốt, có thể nhịn ăn 7 ngày, 10 ngày, 15 - 20 ngày thậm chí và lâu hơn nữa. Thời gian giữa mỗi lần kiêng ăn có thể là 1 tuần (nếu như kiêng ăn 1 ngày), 1 tháng (nếu như kiêng ăn 3 ngày), 3 đến 6 tháng (nếu như kiêng ăn 5 đến 15 ngày) và từ 6 đến 12 tháng (nếu kiêng ăn trên 15 - 20 ngày liên tục). Theo cụ, kiêng ăn không phải ai cũng có thể làm được. Vì đây như là 1 “cuộc chiến” và chỉ những người kỷ luật bản thân mới có thể thực hiện được và hiện nay nhà cụ cũng là điểm kiêng ăn rất tốt cho những ai muốn kiêng ăn có kì hạn.

Thứ 5 là đọc sách: Cụ Bảng say mê đọc sách nói về Kitô giáoDo Thái giáo. Có thể nói rằng đây là cuốn sách lâu đời nhất bán chạy nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến hàng tỷ người trên thế giới. Cụ đọc Kinh sách hằng ngày và xem đó như một món ăn tinh thần bổ dưỡng cho sức khỏe và trí lực.

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Cụ Bảng một mình đi lên cầu thang. Ảnh: Thái Hùng

Bà Nguyễn Thị Hồng Xô, sinh 1955, quê Từ Liêm, Hà Nội, con gái nuôi của cụ hiện đang sống chung chia sẻ: “Chị về đây với Quang Minh ở với cụ được 15 năm, cuộc sống trước đây của chị bế tắc, đau ốm bệnh tật, được cụ cưu mang, chữa bệnh và ở cùng gia đình từ 2008 đến nay. Bố tôi tuy tuổi cao nhưng mọi sinh hoạt hằng ngày đều tự làm không phiền con cháu. Cụ lên xuống cầu thang cứ như trẻ em chứ không phải như người già. Ở tuổi 110, cụ đọc sách mà không cần đeo kính mặc dù sách chữ rất nhỏ. Cụ còn khỏe lắm, mọi công việc trong gia đình cụ đều sắp xếp và chỉ dạy cho con cháu. Cụ sống độc lập và không phụ thuộc vào con cháu. Ngoài sức khỏe, cụ có một trí nhớ rất tốt. Cụ đọc sách, làm thơ, mọi thứ từ sách vở đến việc gia đình, cụ đều nhớ vanh vách và luôn nhắc nhở con cháu trong công việc và học tập.

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Cụ Bảng thường xuyên làm vườn Ảnh: Gia đình cung cấp

Cô Nguyễn Thị Thúy Hoa (43 tuổi), giáo viên dạy ở Trường Cao đẳng Xây dựng Hà Nội vào thăm cụ cho biết: “Cụ là người nhân hậu, nhưng cũng rất nghiêm khắc. Tôi cũng được cụ và gia đình vực dậy sau thảm kịch mất hết nhà cửa và bệnh tật. Tôi rất quý mến, tôn trọng, thường xuyên lui tới thăm cụ và gia đình mỗi dịp hè hoặc tết. Cụ là tấm gương tuyệt vời cho lớp trẻ chúng tôi. Ở tuổi 110, cụ mơ ước, trên mảnh đất hơn 4.000 m2 của gia đình sẽ xây ngôi nhà 5 tầng làm trại dưỡng lão để chăm sóc, chữa bệnh cho những người già có khó khăn, neo đơn”

Chiều 13/7/2023, ông Đào Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Phú Hội xác nhận với chúng tôi: “Cụ Vũ Đình Bảng 110 tuổi, thường trú trên địa bàn xã Phú Hội được khoảng 15 năm. Cụ hiện đang sống khỏe mạnh cùng các con cháu của mình”.

Cũng trong chiều 13/7, bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội NCT xã Phú Hội cho biết: Cụ Vũ Đình Bảng là hội viên Hội NCT của thôn Phú Thịnh, xã Phú Hội. Khi Cụ tròn 100 tuổi, Hội NCT xã đến thăm hỏi, tặng quà. Từ đó đến nay, năm nào Hội cũng đến thăm và tặng quà vào ngày lễ, tết cho cụ. Hiện cụ sống rất khỏe mạnh cùng con cháu và người thân”.

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng
Cụ Bảng ngồi hóng gió bên bờ sông. Ảnh: Thái Hùng

Trường thọ là khát vọng mà con người luôn hướng đến. Tuy nhiên, nhiều lý do chủ quan, khách quan đã khiến cho tuổi thọ và những năm sống khỏe của con người bị rút ngắn. Vì vậy, mỗi chúng ta luôn phải duy trì cho mình một lối sống cân bằng, lành mạnh để loại trừ bệnh tật và có thể sống lâu, sống khỏe, sống hạnh phúc như cụ Vũ Đình Bảng.

Thái Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tin khác

Thế giới trong mắt người già

Thế giới trong mắt người già
Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người già là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa...

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19
Các bác sĩ khuyến cáo, có 3 nhóm người cần đi khám hậu Covid-19 gồm: Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...); người phải nhập viện khi mắc Covid-19 và nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
"Đây là số tiền tôi trích từ tiền phúng điếu của ông nhà để ủng hộ, xem như đây là việc tốt cuối cùng mà ông nhà tôi làm được", bà Thảo cho biết.

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho
Chi hội Khuyến học phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhiều năm liền được công nhận là Chi hội có của phong trào khuyến học, khuyến tài tiêu biểu. Có 1 dòng họ học tập tiêu biểu, 1 cộng đồng học tập tiêu biểu được tỉnh hội vinh danh trong Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 vừa qua. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến công sức của cô Đặng Thị Hoa Mùi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học phường 4 từ năm 2008 đến 2019. Ở tuổi 71, gần 12 năm gắn bó với công tác khuyến học, cô Mùi xem công việc này như làm một phần cuộc sống của mình.

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ dường như bị cuốn theo sự tất bật của guồng máy học tập, lao động hay chăm lo cho con cái nên thường xao lãng việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, đặc biệt là đời sống tinh thần của họ.

Lá vàng chưa dám rụng về cội...

Lá vàng chưa dám rụng về cội...
Năm nay cụ ông 86 tuổi, cụ bà cũng vào ngưỡng 82. Thế mà "cặp lá vàng" này cứ phải cùng nhau bấu víu lấy cuộc đời, bởi nếu nằm xuống thì lấy ai nuôi đứa con khốn khổ...

Nỗi lòng người theo con lên phố

Nỗi lòng người theo con lên phố
Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng....

"Ô sin" không lương

"Ô sin" không lương
"Trời ơi! Bà trông cháu thế nào mà để con sưng vêu trán thế này. Con có đau không? Vào đây mẹ xem!".

Rời phố về quê

Rời phố về quê
Thế là sau gần 40 năm trở thành người phố, bây giờ họ lại từ phố về quê, không phải ai cũng có quyết định như vợ chồng ông Chiến, bà Phượng

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.
Câu chuyện cuốn sổ danh bạ điện thoại của ông Cầm và ông Vân, chắc cũng hữu ích cho người cao tuổi chúng ta cùng tham khảo và làm theo.

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng
Tôi năm nay 67 tuổi, có một người con trai đã lấy vợ và 2 đứa cháu nội. Gần đây, con tôi mua một căn chung cư và dọn ra ở riêng. Giờ đây, chỉ còn tôi với căn nhà 4 tầng, trống trải, nhớ con cháu.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

UBND quận Kiến An vừa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn quận.
Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch

Đa phần du khách khi đến Quảng Ninh đều nghĩ đến du lịch biển, nhưng ở Quảng Ninh còn có du lịch vùng cao mà người làm du lịch đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Phiên bản di động