Lá vàng chưa dám rụng về cội...

Năm nay cụ ông 86 tuổi, cụ bà cũng vào ngưỡng 82. Thế mà "cặp lá vàng" này cứ phải cùng nhau bấu víu lấy cuộc đời, bởi nếu nằm xuống thì lấy ai nuôi đứa con khốn khổ...

Tuổi xế bóng vẫn là lao động chính

Hai cụ cùng người con gái tật nguyền mất trí, ngày đêm đi lang thang sống trong ngôi nhà hoang lạnh sùm sụp ở thôn Minh Vượng, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ bà Trần Thị Chín, đôi mắt đục ngầu như cùi nhãn khô, di chuyển chậm chạp run rẩy như "con rùa lật ngửa". Còn cụ ông Trần Văn Tín, lưng lúc nào cũng cúi gập xuống như một con lạc đà, bé nhỏ ngồi lọt thỏm giữa bốn bề bức tường trên chiếc chõng tre cũ mềm bóng nhẫy. Ngôi nhà mốc thếch phủ đầy mạng nhện, tối tăm. Không có điều kiện, không có tiền nong, họ phải "tiết kiệm năng lượng" đến mức mỗi tháng cũng chỉ dám tiêu tốn có mười mấy nghìn tiền điện. Ban ngày, có khi dùng đèn pin soi khắp bốn bức tường rêu bám chỉ có hai cái giấy mừng thọ của Hội Người cao tuổi trao tặng. Bốn con mắt đã tàn tạ sức sống của hai cụ nhìn khách lạ như đang nhìn vào cõi hư vô.

1210 anh 2

Cụ Tín kể: Năm 17 tuổi, tôi rời quê nhà đi kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 được cử đi học Trung cấp Lâm nghiệp rồi trở về công tác tại Lâm trường Hương Sơn. Năm 1964, tôi tình nguyện lên đường chống Mỹ cứu nước và có đến mười năm chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Những năm tháng chiến đấu ròng rã ấy, tôi bị nhiễm chất độc da cam mà không biết. Thế là từ đó đến nay, tôi liên tục mắc những bệnh quái ác. Viết đơn mãi mới xin được chế độ. Kể về mình, cụ Chín cho biết: Tôi và ông Chín có với nhau 5 mặt con, chỉ nuôi được ba đứa. Lúc sinh ra đứa nào cũng xinh xắn lành lẽ, nhưng bị di chứng chất độc da cam, hai cháu đã mất. Còn ba nhưng đứa nào cũng ngớ ngẩn, dở dở ương ương, lấy được vợ nhưng đều khốn khó cả. Cháu Hiền có biết gì đâu, chưa một lần gọi tiếng mẹ trọn vẹn. Cháu Thảo không đến nỗi ốm yếu nhưng sinh 5 lần chỉ nuôi được 2 . Còn cháu Hội bị u não, tàn tật không làm gì được. Thảo và Hội theo anh vào lập nghiệp mãi trong Bình Thuận, nghe đâu cuộc sống trong đó cực lắm". Rõ khổ, những tưởng trẻ cậy cha, già cậy con, ai ngờ ngoài bát thập mà hai cụ vẫn là chỗ dựa cho cả đàn con tàn tật

Hai cụ giờ yếu lắm nhưng vẫn phải làm lụng kiếm sống qua ngày. Cụ ông gò lưng, sấp mặt với mảnh ruộng, lúc nông nhàn làm phụ hồ, nhiều khi lặn ngụp dưới mương đánh giậm, xúc tép giữa cái giá rét căm căm. Đói bụng cái chân phải bò, không làm lấy gì mà sống?

Nghe bố mẹ nói chuyện với khách, anh con trai tàn tật Trần Bá Hiền cứ ngồi cười vô thức. Đôi chân mềm oặt, gương mặt hốc hác, gầy như xác ve. "Cháu nó tàn tật từ tấm bé", cụ Tín thở dài ngao ngán rồi lấy cớ đi ra phía sau hiên nhà sẽ sàng gạt nước mắt. Còn cụ Chín bê chiếc nồi đen đúa bé xíu gom cơm xúc cho Hiền ăn. Có gì ngon hai cụ đều nhường cho con, nên thức ăn hằng ngày của thân già thường xuyên là rau chấm với bột canh.

1211 anh 1

Cụ bà tâm sự: "Ông nhà tôi già quá rồi, nếu một ngày ông ấy không còn nữa thì chắc cả nhà cũng không sống nổi. Ông ấy là trụ cột". Nghe vậy, cụ ông Chín quay ra mắng: "Bà lúc nào cũng nó gở, tôi không dám nghĩ đến cái chết là bởi vì bà và thằng Hiền!".

Nỗi trăn trở…

Một lần, cụ Tín cố hết sức bế con lên để cụ bà thay quần áo. Sức già lẩy bẩy cả hai bố con cùng ngã. Cụ ông bị trẹo chân, còn Hiền cứ nằm gục xuống nền đất ẩm ướt làm cụ bà phải ra ngã ba đường đợi có người nhờ nhấc Hiền dậy.

Gia cảnh túng quẫn, nghèo khó, nên dù tuổi cao sức yếu nhưng có chỗ nào thuê mướn là cụ Tín có mặt. Thấy hai thân già ốm đau lại phải nuôi một người tàn tật, xóm làng có giúp đỡ chút đỉnh, Nhà nước cũng trợ cấp hằng tháng mấy trăm nghìn, nhưng như muối bỏ biển, cuộc sống ngày càng khốn khó. Vậy là đôi vợ chồng già đành phó mặc cho số phận xoay vần...

Nỗi trăn trở lớn nhất của hai cụ là đến lúc mình hai năm mươi, hỏi còn ai nuôi đứa con tật nguyền?

Vũ Minh Phúc

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.

Tin khác

Thế giới trong mắt người già

Thế giới trong mắt người già
Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người già là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa...

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19

Người cao tuổi nằm trong nhóm cần đi khám hậu Covid-19
Các bác sĩ khuyến cáo, có 3 nhóm người cần đi khám hậu Covid-19 gồm: Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...); người phải nhập viện khi mắc Covid-19 và nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19

TP Hồ Chí Minh: Đem tiền phúng điếu chồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
"Đây là số tiền tôi trích từ tiền phúng điếu của ông nhà để ủng hộ, xem như đây là việc tốt cuối cùng mà ông nhà tôi làm được", bà Thảo cho biết.

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho

Chuyện cô Mùi làm công tác khuyến học ở thành phố Mỹ Tho
Chi hội Khuyến học phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhiều năm liền được công nhận là Chi hội có của phong trào khuyến học, khuyến tài tiêu biểu. Có 1 dòng họ học tập tiêu biểu, 1 cộng đồng học tập tiêu biểu được tỉnh hội vinh danh trong Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 vừa qua. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến công sức của cô Đặng Thị Hoa Mùi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học phường 4 từ năm 2008 đến 2019. Ở tuổi 71, gần 12 năm gắn bó với công tác khuyến học, cô Mùi xem công việc này như làm một phần cuộc sống của mình.

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần

Người cao tuổi cần tự quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ dường như bị cuốn theo sự tất bật của guồng máy học tập, lao động hay chăm lo cho con cái nên thường xao lãng việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, đặc biệt là đời sống tinh thần của họ.

Nỗi lòng người theo con lên phố

Nỗi lòng người theo con lên phố
Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng....

"Ô sin" không lương

"Ô sin" không lương
"Trời ơi! Bà trông cháu thế nào mà để con sưng vêu trán thế này. Con có đau không? Vào đây mẹ xem!".

Rời phố về quê

Rời phố về quê
Thế là sau gần 40 năm trở thành người phố, bây giờ họ lại từ phố về quê, không phải ai cũng có quyết định như vợ chồng ông Chiến, bà Phượng

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.

Sổ Danh bạ điện thoại của người cao tuổi.
Câu chuyện cuốn sổ danh bạ điện thoại của ông Cầm và ông Vân, chắc cũng hữu ích cho người cao tuổi chúng ta cùng tham khảo và làm theo.

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng

Có nhà 4 tầng ở Hà Nội, con tôi vẫn dọn ra chung cư ở riêng
Tôi năm nay 67 tuổi, có một người con trai đã lấy vợ và 2 đứa cháu nội. Gần đây, con tôi mua một căn chung cư và dọn ra ở riêng. Giờ đây, chỉ còn tôi với căn nhà 4 tầng, trống trải, nhớ con cháu.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động