Rộn ràng chuyến biển đầu năm

Ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, ngư dân miền Trung lại hân hoan với những chuyến mở biển với mong ước một năm làm ăn khấm khá hơn, để gia đình giàu lên từ biển. Những chuyến biển cũng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho Tổ quốc giữa biển khơi…

Rộn ràng hải cảng

Những ngày trung tuần tháng Giêng âm lịch, những chiếc tàu cá tấp nập cập bờ. Tại cảng cá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), nhiều ngư dân sau chuyến đi lộng đầu tiên của năm mới trở về với nụ cười tươi rói trong nắng. Khắp bãi cát dài mênh mông, hàng trăm ngư dân nói cười vui vẻ chung tay gỡ lưới.

Sau Tết, nhiều tàu đánh bắt cá cơm của ngư dân Quảng Ngãi đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng chỉ trong một chuyến biển. Ngư dân Trần Tốt, chủ tàu QNg 11692 Ts ở xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) hạnh phúc chia sẻ: “Tàu của tôi có 10 thuyền viên, ra khơi khai thác cá cơm tại vùng biển Quảng Ngãi, cách bờ 22 hải lí. Sau chuyến biển, thu về 17 tấn cá cơm than. Với mức giá 11.000 đồng/kg, chuyến biển đầu năm của tàu tôi mang lại 170 triệu đồng”.

Những chuyến biển mở đầu mang theo hy vọng một năm mới bội thu cho ngư dân.
Những chuyến biển mở đầu mang theo hy vọng một năm mới bội thu cho ngư dân.

Tại Quảng Bình sau thời gian nghỉ Tết dài ngày, nhiều tàu thuyền khai thác xa bờ của các địa phương như: Cảnh Dương (Quảng Trạch), Đức Trạch (Bố Trạch), Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn)... đã ra khơi bám biển, mang theo hi vọng về những chuyến biển bội thu. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có 1.181 tàu cá từ 15m trở lên khai thác thủy sản xa bờ được trang bị đầy đủ ngư cụ, thiết bị, thông tin liên lạc phù hợp với ngư trường. Năm 2024, sản xuất khai thác thủy sản đạt 86.010 tấn, tăng 2,6% so với cùng kì, trong đó, khai thác biển 81.633 tấn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Văn Lợi cho biết, theo thông lệ, cứ sau Rằm tháng Giêng, các tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn tỉnh đều ra quân “mở biển mang theo kì vọng vụ mùa bội thu, tôm cá đầy khoang. Sau hơn 7 năm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), đến nay, công tác chống khai thác IUU tại tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả quan trọng.

: Đầu năm mới, nhiều tàu cá mang về đầy khoang với niềm hân hoan của ngư dân.
Đầu năm mới, nhiều tàu cá mang về đầy khoang với niềm hân hoan của ngư dân.

Tại cảng cá Tam Quang và âu thuyền xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), hàng chục tàu thuyền của ngư dân vươn khơi bám biển trở về trong ánh nắng mùa Xuân ấm áp. Tàu cá QNa-91945 công suất 718CV của ngư dân Nguyễn Thanh Vương và Đỗ Thanh Cảnh (thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang) cập bờ bán hải sản. Anh Vương cho biết, sau 20 ngày đánh bắt hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, chuyến biển đạt 13 tấn cá ngừ, cá nục. Giá cá nục loại 1 bán được gần 40 nghìn đồng/kg, cá ngừ 20 nghìn đồng/kg. Trước đó, vào ngày 5/2, tàu cá QNa-91054 có công suất 817CV do thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tây điều khiển cũng đã cập cảng cá Tam Quang bán hải sản. Chuyến biển 16 ngày ở vùng biển Hoàng Sa giúp tàu cá QNa-91054 thu được 170 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, thuyền trưởng và các bạn biển có nguồn thu tương đối ổn. Tương tự, ông Nguyễn Xuân Văn (thôn Thanh Long, xã Tam Quang), chủ tàu đánh bắt xa bờ QNa-9044 TS cho biết, tàu của ông có 50 ngư dân, hành nghề câu mực ở ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa. Mỗi năm doanh thu đem lại cho mỗi ngư dân khoảng 200 - 300 triệu đồng. Hiện nay tỉnh Quảng Nam đã kiên quyết xử lí nghiêm các sai phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không đúng quy định (IUU) để giải quyết các bất cập, cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” thủy sản.

Tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) những gia đình ngư dân ăm ắp niềm vui vì chuyến đi biển đầu năm thắng lợi. Trên cầu cảng, hàng trăm lao động cùng hàng chục xe đông lạnh sẵn sàng chở cá đi tiêu thụ và cung cấp đá lạnh cho các tàu, còn ở dưới bến nhiều tàu cá tranh thủ bốc dỡ hải sản lên bờ, một số tàu khẩn trương chuyển nhiên liệu, vật tư, ngư cụ, nhu yếu phẩm lên tàu để vươn khơi bám biển dài ngày.

Rộn ràng chuyến biển đầu năm

Theo thống kê của Ban Quản lí âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, trung bình mỗi ngày, cảng cá đón khoảng 20-30 tàu cập bến, làm thủ tục cho 15 - 20 tàu cá vươn khơi. Ông Huỳnh Văn Tam ở phường Thọ Quang hồ hởi: “Sau chuyến biển xuyên Tết kéo dài 25 ngày, tàu gặp nhiều luồng hải sản có giá trị cao như cá ngừ, cá thu, cá bò... mang lại thu nhập rất tốt cho thuyền viên. Mong là cả năm làm ăn sẽ thuận lợi! Thời gian qua, ngư dân được chính quyền tuyên truyền về pháp luật, Luật Thủy sản nên luôn ý thức chấp hành các quy định bắt hải sản, chống khai thác IUU, qua đó góp phần gỡ thẻ vàng, phát triển kinh tế biển của cả nước”.

Giữ biển cho quê hương

Do nguồn lợi hải sản ngày càng suy giảm, ngoài kinh nghiệm đánh bắt, nhiều ngư dân đã chịu khó đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, sắm máy dò ngang, máy định vị tầm xa, máy quét… hỗ trợ nắm bắt tình hình ngư trường chính xác hơn nhằm khai thác đạt hiệu quả cao. Khi ra khơi, các ngư dân sẽ đi theo tổ, đội để hỗ trợ nhau khi tàu gặp sự cố trên biển cũng như thông tin khu vực cá xuất hiện dày để cùng nhau khai thác.

Ngư dân Đà Nẵng ký cam kết tuân thủ chấp hành quy định khai thác IUU năm 2025
Ngư dân Đà Nẵng ký cam kết tuân thủ chấp hành quy định khai thác IUU năm 2025

Trên bờ, nhiều thương lái đã thu mua hàng tấn hải sản cung ứng cho các địa phương khác. Không chỉ ngư dân, những người làm công việc bốc xếp tại cảng cá cũng có nguồn thu nhập ổn định từ 300-400 nghìn đồng/ngày. Dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng như xay đá, cung cấp xăng dầu và vận tải ngày càng phát triển. Thời gian qua, các tỉnh miền Trung cũng triển khai hàng loạt giải pháp để giúp nghề khai thác hải sản phát triển như cải tiến công nghệ khai thác và bảo quản trên tàu, nâng cao tay nghề cho thuyền viên, liên kết theo tổ đội sản xuất trên biển để rút ngắn thời gian chuyến biển, liên kết giữa đội tàu với doanh nghiệp thu mua.

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ đã giúp ngư dân hướng tới làm giàu bền vững, vươn khai thác khơi xa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nghề đi biển từ lâu đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống khấm khá, không ít người đã vươn lên làm giàu. Việc sắm tàu có công suất cao, trang, thiết bị hiện đại có ý nghĩa quyết định đối với nghề đánh bắt xa bờ để ngư dân yên tâm bám biển làm ăn lớn, góp phần làm cho đất nước “giàu lên từ biển”. Ai cũng vui vẻ phấn khởi kì vọng vào một năm mưa thuận, gió hòa, thu được nhiều lộc biển, đồng thời cùng đoàn kết bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quê hương.

Ông Nguyễn Lại, Trưởng Ban Quản lí âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị đã tăng cường nhân lực hỗ trợ ngư dân cập cảng, xuất bến thuận lợi. Để tiếp tục hỗ trợ bà con ngư dân vươn khơi, bám biển trong dịp đầu năm, đơn vị bố trí đủ lực lượng để giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng nhanh nhất. Các cơ sở cung ứng dịch vụ hậu cần cũng đã ra quân sản xuất ngay từ đầu năm, cung ứng đủ nước đá, nhiên liệu, thực phẩm, bảo đảm hậu cần cho tàu vươn khơi.

Tiêu Dao - Bảo Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Ngày 19/2/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) được Quốc hội khóa XV, Kì họp bất thường lần thứ 9 thông qua, Luật có 7 chương và 50 điều. Trong đó, có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới

Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới

Năm 2025, tỉnh An Giang tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng NTM, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân...
Mùa nhặt vàng ở vườn điều

Mùa nhặt vàng ở vườn điều

Điều được trồng nhiều ở các khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Riêng tỉnh Bình Phước có diện tích trồng điều khoảng 152.000ha, gần 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước, sản lượng khoảng 170.000 tấn hạt/năm, với 1.400 cơ sở chế biến hạt điều, xuất khẩu đi gần 60 nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 50.000 lao động. Bình Phước được xem là “thủ phủ hạt điều” của Việt Nam, với chất lượng hạt thơm ngon.
Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước

Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước

Đã từ lâu, khi các tỉnh miền Bắc bước vào mùa Hè, cũng như các tỉnh miền Nam bước vào mùa khô, thì thường là thời điểm tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn tăng cao. Do đó, dạy trẻ học bơi, nhắc nhở, quản lí giám sát trẻ và trang bị kiến thức phòng, chống đuối nước là việc các bậc cha mẹ cần phải làm để bảo vệ con em mình không bị tai nạn đuối nước...
Người bạn của những người nghiện ma túy

Người bạn của những người nghiện ma túy

Nói đến ma túy và người nghiện ma túy, mọi người đều sợ, nhưng suốt 10 năm qua, ở thôn Chu Quyến 2, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, có một người cao tuổi đã là những người bạn của những người nghiện ma túy trong thôn. Đó là bà Lưu Thị Hiền, 69 tuổi, Đội trưởng Đội xã hội tình nguyện của thôn Chu Quyến 2...

Tin khác

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp
Từ lâu, tại ven con đường Thạnh Xuân 52 (thuộc địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn; và phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh), hình thành và tồn tại một số bãi rác thải tự phát, do người dân mang tới vứt đổ tràn lan.

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường
Tiếng Mường là ngôn ngữ chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường, năng động, riêng biệt.

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà
Năm nay bước sang tuổi 70, nhưng bà Lê Thị Chiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Minh Tiến B, phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn tận tình với công tác khu phố.

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản
Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn
Ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có làng Phú Hà, với 100% số hộ làm nghề thủ công. Nghề mộc do nam giới trong làng đảm nhiệm, còn nghề sản suất chổi chít chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em tham gia. Vậy nhưng, vài ba thập kỉ gần đây, làng có một nghề mới, đó là nghề làm thịt chua.

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ
Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô
Đối với nhiều người trong vùng, trang trại cây giống của ông Nguyễn Văn Thanh, 67 tuổi, ở thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội là địa chỉ tin cậy để họ mua cây giống các loại.

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện
Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Thành Trung – người ném bom Dinh Độc Lập làm rúng động Sài Gòn

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Thành Trung – người ném bom Dinh Độc Lập làm rúng động Sài Gòn
Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhất là vào dịp kỉ niệm ngày 30/4, tôi lại nhớ đến người phi công huyền thoại của quân đội Sài Gòn, Trung úy Nguyễn Thành Trung, tôi thích tìm đọc những bài báo viết về ông, theo như lời kể thì ông phải "lao tâm khổ tứ" để ném bom Dinh Độc Lập ngày 8/4/1975 sao cho hiệu quả nhất, điều đó đã làm tôi rất ngưỡng mộ.

Chuyện về hai bát phở bò

Chuyện về hai bát phở bò
Vào một buổi chiều mùa Đông lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh dìu người cha. Cậu con trai còn rất trẻ, trạc mười bảy, mười tám tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng vẫn không giấu nổi nét thư sinh.

Gia đình “ngũ đại đồng đường” tiêu biểu

Gia đình “ngũ đại đồng đường” tiêu biểu
Ở xóm Chùa, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cụ Nguyễn Hữu Chất là một trong số các cụ có tuổi đời cao trong làng.

Đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh

Đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh
Hải Hà là xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tốp đầu của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và mấy chục năm nay là xã điển hình về phong trào văn hóa, thể thao Nhân dân của tỉnh Nam Định…
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.
TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...
Phiên bản di động