Thanh Hóa: Cần có giải pháp tích cực giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn

Ảnh hưởng dịch Covid khiến giá cá xuống thấp, sản phẩm không có đầu ra ngư dân ngồi trên đống nợ, nhiều người phải rao bán tàu, bỏ biển chuyển nghề.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá hải sản giảm hơn một nửa so với trước khiến ngư dân bỏ tàu, bỏ biển. Người dân đang rất cần hỗ trợ kết nối tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Sáng 23/9, tại cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngư dân Dương Văn Điệp, ở phường Quảng Tiến cho biết: Sau hơn một tháng lênh đênh trên biển đánh bắt hải sản ở ngư trường miền Trung, tàu cá của anh vừa cập cảng bán nốt số cá còn lại. Tuy nhiên, ngồi bên mạn thuyền, anh tỏ vẻ không hài lòng vì giá hải sản xuống thấp quá, không đủ tiền dầu cho chuyến đi.

Với nét mặt mệt mỏi, anh Điệp chia sẻ: “Chuyến đi biển này cả đội tàu đánh bắt hơn 8 tấn cá nục, bạc má, cá thu…. Mỗi tấn cá, thương lái thu mua tại khơi khoảng 10 triệu đồng, nếu chuyển vào bờ thì giá nhỉnh hơn 2 triệu đồng. Với giá này, tôi không đủ tiền để mua dầu, ngư cụ cần thiết chứ chưa nói đến tiền 7 nhân công trên thuyền. Bên cạnh đó, mỗi tháng tôi cần để ra một khoản để chi tiêu cuộc sống gia đình, con cái, trả nợ lãi ngân hàng”.

Thanh Hóa: Cần có giải pháp tích cực giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn
Ngư dân đang rất cần kết nối tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm để giúp họ vượt khó, tiếp tục vươn khơi bám biển

Theo anh Điệp, chi phí xăng dầu, thực phẩm cho mỗi chuyến ra khơi (30 - 40 ngày) khoảng 100 triệu đồng, chưa kể tiền lương cho 7 nhân công. Thế nhưng, giá hải sản giảm hơn một nửa so với trước đây cũng đồng nghĩa với thu nhập giảm 80%.

Thời điểm này chủ tàu muốn ra khơi cũng khó vì thuyền viên không còn mặn mà với nghề biển. Dịch covid kéo dài khiến thu nhập giảm nên nhiều người trẻ tìm vào khu công nghiệp làm công ăn lương, ổn định hơn.

Dịch Covid nên du khách không đến, nhà hàng, khách sạn đóng cửa triền miên khiến sức mua hải sản giảm 80% so với trước. Hàng hóa ế ẩm, dồn ứ, cơ sở chế biến quá tải, xe đông lạnh không chở hải sản vào phía Nam nên rớt giá thê thảm, doanh nghiệp thu mua cầm chừng.

Ngư dân Phạm Ngọc Tâm, 40 tuổi, ở phường Quảng Tiến, số tàu TH 91434 TS đang chuẩn bị nhu yếu phẩm, nhiên liệu cho chuyến ra khơi tới nhưng trong lòng đầy ắp nỗi lo. Vì mưu sinh nên ngư dân bám biển ra khơi nhưng giờ covid khó khăn đang thách thức lòng kiên nhẫn, trí tuệ của họ.

Không phải người dân không đủ sức để chuyển nghề, mà họ muốn mưu sinh bằng nghề tổ để lại trên vùng biển tổ quốc.

Vị thuyền trưởng cho hay, trước thời điểm dịch covid xảy ra mỗi chuyến đi đánh bắt hơn 15 tấn cá thu, hải sản các loại thu về hơn 50 triệu đồng, có chuyến thu gần trăm triệu đồng . Tuy nhiên, hiện giá cá giảm hơn một nửa nên mỗi chuyến chỉ thu về dăm ba triệu, đỡ tiền thức ăn chứ không bù lại chi phí xăng dầu.

Tàu cá của anh trước đây có 10 thuyền viên đi làm ăn chia với nhau nhưng nay chỉ còn 5 người nên khai thác gặp khó khăn. Hiện nay giá hải sản xuống thấp, giá xăng dầu, nhiều chi phí khác tăng nên chuyến biển vừa rồi bị lỗ.

Nhiều chủ tàu tại Thanh Hóa không muốn ra khơi nhưng để giữ chân thuyền viên nên phải nhổ neo đi đánh bắt.

Theo ngư dân Ngô Văn Kiên, 40 tuổi, phường Quảng Châu, TP Sầm Sơn, người đi biển giờ không chỉ lo hải sản rớt giá thê thảm mà còn canh cánh nỗi lo giá thực phẩm leo thang khiến chi phí ra khơi tiếp tục tăng.

Khó khăn như thế nhưng các ngư dân vẫn quyết tâm ra khơi, bám biển để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tuy nhiên, covid kéo dài khiến nhiều chủ tàu lao đao, ra khơi thì lỗ vốn nặng mà không đi thì tàu nằm bến tốn kém chi phí bảo quản. Do vậy, nhiều chủ phải rao bán vì không đủ khả năng lo chi phí ra khơi để trả lãi ngân hàng.

Thời điểm này, các tàu cố gắng duy trì đánh bắt để thương lái lấy hàng bán chợ đầu mối địa phương quanh vùng. Hệ thống kho đông lạnh trong thành phố còn ít và thuộc loại nhỏ nên họ cũng chỉ thu mua trữ lượng vừa phải.

Anh Kiên cùng mọi người ở đây rất mong Chính quyền, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách hỗ trợ kịp thời với ngư dân. Chính quyền có thể đồng hành cùng ngư dân trong đại dịch bằng cách kết nối họ với doanh nghiệp đầu mối thu mua, từ đó dần tạo nên dây chuyền sản xuất thu mua bền vững, khép kín. Chính quyền đứng ra kết nối ngư dân sẽ ít bị ép giá và có nguồn thu mua hàng ổn định để yên tâm ra khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền.

Thanh Hóa: Cần có giải pháp tích cực giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn
Trong khi nhiều nơi đang thiếu nguồn cung hải sản thì tại nhiều địa phương miền Trung, giá hải sản sụt giảm nghiêm trọng khiến ngư dân lao đao.

“Hồi tháng 8, tôi đọc báo thấy thông tin 10 phương tiện bị tồn ứ hải sản tại cảng cá La Gi sau khi đánh bắt trở về được Đồn Biên phòng Phước Lộc, Bộ đội Biên phòng Bình Thuận và các lực lượng hỗ trợ bốc dỡ, di chuyển đi tiêu thụ gần 30 tấn hải sản. Đây cũng là ý kiến hay để Thanh Hóa nghiên cứu áp dụng giúp ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển” – vị thuyền trưởng cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Lạch Hới, TP Sầm Sơn: Do dịch covid nên giá hải sản giảm mạnh khiến nhiều ngư dân rơ vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong cuộc họp giao ban vừa qua, đơn vị đã nêu những khó khăn của ngư dân với lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có biện pháp kịp thời hỗ trợ. Đơn vị cũng lên kế hoạch lập chốt đo thân nhiệt thành viên tàu đi và về địa bàn.

Thanh Hóa: Cần có giải pháp tích cực giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn
Tàu cá trùm mền để neo nhiều tháng trời khiến người dân khó khăn, ra khơi thì lỗ vốn mà không đi thì tàu để không hao tổn chi phí.

Tàu cá trước khi ra khơi phải làm thủ tục xuất bến, chủ tàu, thuyền viên phải đăng ký danh sách, đảm bảo điều kiện phòng chống Covid-19, có giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cam kết thực hiện đánh dấu tàu cá theo quy định.

Ban quản lý cảng cá luôn nhắc nhở , hướng dẫn ngư dân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách khi thu mua hải sản.

Bà Hoàng Thi Yến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho hay: Vừa qua, Sở đã sơ kết 9 tháng để báo cáo UBND tỉnh về tình trạng khó khăn của ngư dân trong thời điểm covid. Từ đó, sở tổng hợp ý kiến để kiến nghị với tỉnh có biện pháp hỗ trợ kịp thời đến ngư dân cũng như tìm đầu ra cho hải sản.

Tài Tiến

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liên luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tiên phong trên con đường đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.

Tin khác

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững
Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng
Con đường từ trung tâm phố huyện Cẩm Khê dẫn chúng tôi về thăm Ngô Xá vào một ngày nắng đẹp, thấy người người, nhà nhà vui mừng, phấn khởi trong không khí khẩn trương, sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. Chạy dọc hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang, hàng quán mọc lên san sát, kẻ mua người bán tấp nập làm cho không khí ở cái làng quê này trở nên nhộn nhịp hơn, và đang hình thành dáng dấp một thị tứ trong tương lai. Đó là thành quả từ sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An
Trong dịp tổ chức các hoạt động về nguồn tại Nghệ An, Sáng 4/11/2023, Đoàn cán bộ, viên chức Vietcombank Tây Sài Gòn đến thăm hỏi, tặng quà, tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An ( thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngư Thôn- Đại Bản thuộc xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích trên 182 ha, với số dân là 1.882 nhân khẩu. Làng Ngưa Thôn – Đại Bản là một vùng quê chiêm trũng, nhân dân đa phần sống bằng nghề nông nghiệp thuần túy. Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân trong làng đã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng quê văn minh giàu đẹp.
Xem thêm
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực - Món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực - Món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực - Món ngon Saigontourist Group 2024 lần 3 mở cửa phục vụ công chúng từ 16g-22g mỗi ngày, liên tục từ ngày 28-31/3/2024 tại Khu du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng vùng miền tại hơn 40 gian hàng ẩm thực được bố trí thành 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.
Nestlé Việt Nam: “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”

Nestlé Việt Nam: “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”

Trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp", do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng đã mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực. Mô hình đã cung cấp kiến thức kinh doanh, giúp nâng cao kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Ngày 27/3, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và UBND huyện Châu Đức trao quyết định công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao xã Bình Giã và Xã Bình Trung.
Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Sáng 28/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; Thành ủy, UBND TP. Bến Tre tổ chức vòng thi chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho 100 học sinh của các trường THCS trên địa bàn thành phố.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2/5

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2/5

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5 đến 17h ngày 10/5 theo hình thức trực tuyến.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

Nhiệt tình, tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài và hoạt động hội, đoàn thể của địa phương- đó là nhận xét của nhiều người khi nói về ông Phạm Trọng Nạp, ở thôn Cây Sằm, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Phiên bản di động