Người đàn ông dệt thổ cẩm ở Pa Nho

Những tưởng dệt thổ cẩm chỉ dành cho phụ nữ, nhưng một người đàn ông ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị đã dành gần 30 năm tìm tòi, nghiên cứu, giữ lại nghề dệt thổ cẩm của bà con Vân Kiều…

Thô kệch dựng lấy gấm hoa

Đã từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ vướng vào gấm hoa thổ cẩm, vậy mà chẳng biết mạch ngầm run rủi nào khiến người đàn ông này lại trở thành nghệ nhân thổ cẩm. Cái tên “nghệ nhân thổ cẩm” là do người làng, người Vân Kiều vùng đất này đặt cho ông, bởi bây giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay người Vân Kiều biết những cách thức dệt thổ cẩm của cha ông mà thôi. Và hơn thế nữa, nghệ nhân Hồ Văn Hồi, bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa cũng chính là người ít ỏi còn lại đi khắp các vùng miền Tây Quảng Trị để dạy đồng bào mình cách dệt thổ cẩm.

Khi nền kinh tế thị trường đã khiến nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Vân Kiều - Pa Kô dần mai một, hình ảnh người dân bên khung cửi dệt thổ cẩm đã dần trở nên xa lạ với nhiều người, thế nhưng tại bản Pa Nho này ông Hồi vẫn âm thầm ngày đêm miệt mài bên khung cửi, gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào mình ở lại với bản làng.

Nghệ nhân Hồ Văn Hồi (bên trái) cùng nghệ nhân Kray Sức trong dịp Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các già làng, nghệ nhân tiêu biểu tại Hà Nội đầu năm 2024. (ảnh nhân vật cung cấp)
Nghệ nhân Hồ Văn Hồi (bên trái) cùng nghệ nhân Kray Sức trong dịp Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các già làng, nghệ nhân tiêu biểu tại Hà Nội đầu năm 2024. (ảnh nhân vật cung cấp)

Sinh ra và lớn lên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở đại ngàn Trường Sơn, nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều, ông thấy tiếc khi đồng bào mình đang dần phai nhạt những giá trị văn hóa dân tộc, mà thổ cẩm là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất.

Phải làm sao để người Vân Kiều mình yêu lại thổ cẩm của dân tộc, phải làm sao cho nhiều người thấy được cái đẹp, cái hay, cái sắc sảo của thổ cẩm và hơn nữa phải làm sao cho thổ cẩm của mình sống dậy, thành sản phẩm bán được, thành mặt hàng độc đáo, thành điểm nhấn mỗi khi về với Quảng Trị.

Những suy nghĩ ấy thôi thúc ông mãi. Gần 27 năm trời, ông đã đi tìm, đã sưu tập, đã học và đã dệt thành thạo thổ cẩm của dân tộc mình. Chặng đường ấy đâu phải ngắn ngủi và dễ dàng, nhất là với một người đàn ông. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm. Ngay cả với nghệ nhân Hồ Văn Hồi cũng mất gần 10 năm mới thuần thục tay nghề. Tiếng khung cửi lách cách là thanh âm vui tươi báo hiệu giấc mơ hồi sinh nghề dệt thổ cẩm ở Hướng Hóa này đã trở thành hiện thực.

: Để làm ra một bộ trang phục truyền thống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô, ông Hồ Văn Hồi phải mất nhiều tháng trời mới hoàn thành.
Để làm ra một bộ trang phục truyền thống phải mất nhiều tháng trời mới hoàn thành.

Để dệt một tấm thổ cẩm đẹp, người nghệ nhân cần có sự tỉ mỉ, cần cù, tư thế ngồi song song với khung dệt, chân phải đạp mạnh, tay chắc để cho tấm vải bền và cứng. Ngoài ra, tùy năng khiếu, sở thích của từng người, mỗi tấm thổ cẩm có nét hoa văn riêng. Để làm ra một tấm vải đúng chất, không đơn giản là chỉ học kĩ thuật và dệt mà vấn đề là phải hiểu nó, đặc biệt là những hoa văn truyền thống trên đó. Màu nào, họa tiết nào biểu thị cho điều gì. Tuy nhiên, con đường khôi phục và giữ nghề truyền thống của người dân nơi đây vẫn còn lắm chông gai.

Mở hướng đi cho thổ cẩm

Trong tâm trí, trái tim người đàn ông này, khát khao góp sức bảo tồn, phát huy nét văn hóa tốt đẹp của người Vân Kiều dường như chưa bao giờ vơi cạn. “Tôi rồi sẽ về với đất như bao người Vân Kiều khác, nhưng tấm áo thổ cẩm của đồng bào tôi sẽ còn mãi”, ông Hồi chia sẻ. Tuy nhiên, ông hiểu sâu sắc rằng, để giúp nghề dệt thổ cẩm sống được, điều cần thiết và quan trọng nhất chính là tìm đầu ra cho sản phẩm truyền thống.

Nghệ nhân Hồ Văn Hồi (bên phải) cùng với nhiều người già khác thường xuyên tổ chức các lớp truyền dạy kỹ năng biểu diễn cồng chiêng, nhạc cụ, điệu múa truyền thống cho mọi người
Nghệ nhân Hồ Văn Hồi (bên phải) cùng với nhiều người già khác thường xuyên tổ chức các lớp truyền dạy kỹ năng biểu diễn cồng chiêng, nhạc cụ, điệu múa truyền thống cho mọi người

Không muốn nghề dệt thổ cẩm bị mai một, thời gian qua, ông Hồi cùng nhiều người Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị sau khi học được nghề dệt thổ cẩm cũng đã sử dụng những cách làm mới để quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm truyền thống. Trong quá trình góp sức giữ “hồn” dân tộc bằng cách riêng, họ sớm nhận ra điểm mấu chốt để nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy nghề mà ông cha để lại. Để làm được điều ấy, hơn ba năm qua ông Hồi đã thử nghiệm nhiều cách, trong đó có đưa sản phẩm mà mình làm ra lên mạng xã hội. Điều khiến ông Hồi rất mừng là hình ảnh những chiếc áo, xấn, khăn... mà ông chia sẻ lại thu hút sự quan tâm của nhiều người. Từ đây, các đơn hàng đến với ông và những người thợ dệt khác ngày càng nhiều.

Sau khi mua trang phục thổ cẩm thấy bảo đảm chất lượng, cầu kì, đẹp mắt, phần lớn khách hàng đã quay trở lại. Họ chấp nhận bỏ ra số tiền lớn hơn để có những thiết kế như mình mong muốn. “Phụ nữ dệt đã khó, nam giới như tôi càng khó hơn, nhưng không vì vậy mà tôi nản, bỏ giữa chừng. Ngược lại càng khó, tôi càng cố gắng, làm ra một sản phẩm thì tinh thần lại được nhân lên gấp bội. Từ ngày đưa sản phẩm lên mạng xã hội, tôi phải thu xếp nhiều thời gian mới hoàn thành đủ và kịp tiến độ các đơn hàng. Dù giá một bộ thổ cẩm khá cao, dao động từ 600 đến gần 1 triệu đồng nhưng họ vẫn không chần chừ đặt mua. Trung bình mỗi tháng, tôi đưa vài chục bộ thổ cẩm đến tay khách hàng. Nếu có chính sách đầu tư hợp lí của Nhà nước, cùng những biện pháp thực tế tạo được đầu ra tốt cho sản phẩm, nghề dệt thổ cẩm mới thu hút được nhiều nghệ nhân, nhất là những người trẻ”, ông Hồi cho biết.

Để giữ cho thổ cẩm của đồng bào mình được lưu truyền, ông Hồi dành nhiều thời gian đi qua nhiều bản làng của huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa để dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con dân bản. Cũng từ đó, dệt thổ cẩm đã ăn sâu, bám rễ vào suy nghĩ của nhiều người như chính đứa con tinh thần được ông nuôi nấng, chăm chút mỗi ngày.

Không chỉ giỏi nghề dệt, ông Hồi cũng là một tay chơi các loại nhạc cụ dân tộc cự phách. Ông cùng với nhiều người già khác thường xuyên tổ chức các lớp truyền dạy kĩ năng biểu diễn cồng chiêng cũng như những loại nhạc cụ, điệu múa truyền thống phục vụ biểu diễn cồng chiêng; tạo môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các câu lạc bộ văn nghệ truyền thống. Qua đó, từng bước khôi phục và hạn chế sự mai một của nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Giờ đây tập luyện văn nghệ không chỉ để gìn giữ bản sắc, mà còn biểu diễn nhân dịp diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của quê hương, đất nước. Phần lời của các làn điệu: Oát, Xà Nớt, Tà Oải… có nội dung hướng đến ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng đất nước mạnh giàu. Các nghệ nhân chuyển tải tâm sự qua tiếng cồng chiêng, khèn bè, sáo Tirel… dường như ngọt ngào hơn. Nhiều điệu múa đặc trưng của người Vân Kiều được trai gái trong bản biến tấu hết sức độc đáo.

“Hiện nay ngành văn hóa đang nỗ lực khôi phục và bảo tồn dệt thổ cẩm của người Bru Vân Kiều. Vừa qua, chúng tôi đã tổ chức mời những nghệ nhân lớn tuổi để truyền dạy cho các học viên trẻ người bản địa. Đã có nhiều người học được cách dệt truyền thống của dân tộc và đang từng bước mở rộng nghề dệt thổ cẩm này. Để gìn giữ và phát triển vốn văn hóa tốt đẹp của dân tộc, ông Hồ Văn Hồi đã nỗ lực trao truyền cho thế hệ trẻ, với mong ước bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa cho muôn đời sau”, ông Nguyễn Hưng, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hướng Hóa cho biết.

Tiêu Dao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Tối 27/9, tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, điểm thi đua số 4 diễn ra tranh tài vòng sơ khảo của 6 đội tham dự Hội thi 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể, dân vũ trong Lực lượng vũ trang Thành phố với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng”, do Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh phát động theo kế hoạch số 4655/KH-BTL ngày 23/7/2024.
Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024

Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024

Chiều 27/9, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hoạt động du lịch Bình Định hè năm 2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến và hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới với chủ đề “Du lịch và Hòa bình”.
Già làng Y Kông 99 tuổi vẫn mê đẽo trống Cơ Tu

Già làng Y Kông 99 tuổi vẫn mê đẽo trống Cơ Tu

Một ngày đầu Hè năm 2024, chúng tôi đến xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để khám phá cuộc sống và nét văn hóa độc đáo của người Cơ Tu.
Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Sáng 26/9, UBND tỉnh Bình Dương long trọng tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời xúc tiến đầu tư cho tỉnh.
Khám phá giá trị văn hóa lịch sử qua cuốn sách - Phủ Vân Cát nơi Thánh mẫu Giáng sinh lần thứ hai

Khám phá giá trị văn hóa lịch sử qua cuốn sách - Phủ Vân Cát nơi Thánh mẫu Giáng sinh lần thứ hai

Vừa qua, tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam đã diễn ra sự kiện ra mắt sách “Phủ Vân Cát”. Buổi lễ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học, văn hóa và các nhà nghiên cứu cùng đông đảo độc giả đến tham dự...

Tin khác

Trưng bày, giới thiệu du lịch và sản phẩm OCOP tại Lễ hội Nguyễn Trung Trực 2024: Quảng bá văn hóa vùng, miền

Trưng bày, giới thiệu du lịch và sản phẩm OCOP tại Lễ hội Nguyễn Trung Trực 2024: Quảng bá văn hóa vùng, miền
Lễ hội truyền thống kỉ niệm 156 năm ngày hi sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sẽ diễn ra từ ngày 28/9/2024 đến ngày 30/9/2024 (tức từ ngày 26 - 28/8 Âm lịch) tại tỉnh Kiên Giang.

Hồ Khanh với hang động Phong Nha

Hồ Khanh với hang động Phong Nha
Kì 2: Cuộc thám hiểm hang động

Ra mắt Câu lạc bộ Sân Khấu TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Câu lạc bộ Sân Khấu TP. Hồ Chí Minh
Căn cứ Kế hoạch số 24/KH - TTVHTP ngày 23/8/2024 của Trung tâm Văn hóa (TTVH) TP. Hồ Chí Minh về tổ chức củng cố, kiện toàn các Câu lạc bộ (CLB) trực thuộc TTVH TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 25/9, TTVH TP Hồ Chí Minh tổ chức ra mắt CLB Sân khấu TP Hồ Chí Minh, với 38 hội viên.

Mẫu Sơn cảnh đẹp

Mẫu Sơn cảnh đẹp
Đường lên Mẫu Sơn quanh co và hẹp, quốc lộ 48 lên Mẫu Sơn mới cho phép xe dưới 30 chỗ. Cách đây hơn thế kỉ, cùng với núi Ba Vì, Tam Đảo, người Pháp chọn Mẫu Sơn làm nơi nghỉ dưỡng của chính quyền bảo hộ, họ xây nhiều khu biệt thự bằng đá để quan chức chính quyền thuộc địa đến đây nghỉ ngơi. Những khu nhà nghỉ, biệt thự ấy vẫn còn đang sử dụng.

“Cơm nhà bữa cuối” của nhà văn Vương Đình Trung: Góp tiếng cười nhân văn cho cuộc sống

“Cơm nhà bữa cuối” của nhà văn Vương Đình Trung: Góp tiếng cười nhân văn cho cuộc sống
Nhà văn Vương Đình Trung là cây viết nghiêng về khiếu hài hước. Ông cộng tác rất đều đặn với Báo Người cao tuổi (nay là Tạp chí) ở trang “Thư giãn”, của số phát hành ngày thứ Bảy bằng các tiểu phẩm mang chất châm biếm, phê phán những tiêu cực xảy ra trong xã hội.

Hồ Khanh với hang động Phong Nha

Hồ Khanh với hang động Phong Nha
Ông Hồ Khanh (ngụ thôn 1, Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là người có công lớn với ngành du lịch sinh thái mạo hiểm Quảng Bình. Vì ông là người đã phát hiện ra hang động lớn lao, kì vĩ vào bậc nhất thế giới ở vùng núi đá vôi catsto Phong Nha – Kẻ Bàng…

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ
Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.

Cha, mẹ và tâm hồn thơ Hồ Minh Thông

Cha, mẹ và tâm hồn thơ Hồ Minh Thông
“Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình”, triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lí luận chính trị La Mã cổ đại (trước Công nguyên), Marcus Tullius Cicero đã nói như vậy. Chắc chắn rằng, đó là câu nói “xuyên mọi thời đại”.

Hãy yêu lấy vầng trăng…

Hãy yêu lấy vầng trăng…
Là một trong những nhà thơ lớn, Chế Lan Viên luôn đồng hành với Tổ quốc, với Nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc, những vần thơ của ông vút lên ở khắp mọi nơi, kịp thời biểu dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tính ưu việt của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê
Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?

Vì sao du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng?
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước. Thế mạnh du lịch ĐBSCL là sông nước miệt vườn, biển đảo, lễ hội văn hóa, v.v. Hằng năm, ĐBSCL đón hơn 40 triệu lượt khách, với doanh thu hơn 35 nghìn tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia du lịch tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại ĐBSCL” vừa tổ chức tại thành phố Cần Thơ thì du lịch ĐBSCL vẫn chưa phát triển xứng tầm. Một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo chiếm đến 51%, thấp nhất nước.

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025.

Khám phá vẻ đẹp chùa Đức Lâm

Khám phá vẻ đẹp chùa Đức Lâm
Nhắc đến chùa cổ ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang mọi người đều liên tưởng đến chùa Bửu Lâm, chùa Vĩnh Tràng. Đây là 2 ngôi chùa còn lưu giữ được nét cổ kính, uy nghi với nhiều di sản quý giá của người xưa. Tuy nhiên, ngôi chùa được hình thành và xây dựng sớm hơn trên đất Mỹ Tho lại chính là chùa Đức Lâm hay còn gọi là chùa Bà Lớn…

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai
Tỉnh Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó trọng tâm là khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, với gần 20 đền phủ lớn nhỏ phụng thờ Mẫu khói hương không dứt và trở thành nơi hành hương của thiện nam tín nữ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong hệ thống di tích đó, Phủ Vân Cát là ngôi phủ đường bệ, cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với thần tích giáng sinh lần thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây cũng là nơi quốc đảo dân cầu, với các nghi lễ đặc sắc được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.

Bà lão ở làng hương

Bà lão ở làng hương
Xuất thân dõi dòng Hoàng thất, đã từng trầm luân qua kiếp nhân sinh với khổ đau và hạnh phúc, bà lão ngoài thất thập không chỉ góp phần cho làng hương xứ Cố đô trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, mà bà còn có một nguyện ước cuối cùng dành cho những bệnh nhân mắc ung thư...
Xem thêm
Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Tối 27/9, tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, điểm thi đua số 4 diễn ra tranh tài vòng sơ khảo của 6 đội tham dự Hội thi 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể, dân vũ trong Lực lượng vũ trang Thành phố với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng”, do Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh phát động theo kế hoạch số 4655/KH-BTL ngày 23/7/2024.
Già làng Y Kông 99 tuổi vẫn mê đẽo trống Cơ Tu

Già làng Y Kông 99 tuổi vẫn mê đẽo trống Cơ Tu

Một ngày đầu Hè năm 2024, chúng tôi đến xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để khám phá cuộc sống và nét văn hóa độc đáo của người Cơ Tu.
Ra mắt Câu lạc bộ Sân Khấu TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Câu lạc bộ Sân Khấu TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ Kế hoạch số 24/KH - TTVHTP ngày 23/8/2024 của Trung tâm Văn hóa (TTVH) TP. Hồ Chí Minh về tổ chức củng cố, kiện toàn các Câu lạc bộ (CLB) trực thuộc TTVH TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 25/9, TTVH TP Hồ Chí Minh tổ chức ra mắt CLB Sân khấu TP Hồ Chí Minh, với 38 hội viên.
Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024

Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024

Chiều 27/9, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hoạt động du lịch Bình Định hè năm 2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến và hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới với chủ đề “Du lịch và Hòa bình”.
Hồ Khanh với hang động Phong Nha

Hồ Khanh với hang động Phong Nha

Kì 2: Cuộc thám hiểm hang động
Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê

Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động