TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Đời sống 28/02/2025 10:21
Sự hình thành Nha Trang tạo ra những làng biển, người dân chọn những nơi chốn gần của sông lập nhà mà mưu sinh, để tàu bè dễ dàng cập bến sau khi đánh bắt về. Xóm Cồn tồn tại hơn 50-60 năm, từ vài hộ dân, rồi cứ thế những nhà chồ (nhà cất trên các trụ gỗ hoặc xi măng) hình thành. Khi đó, con sông Cái đưa nước ra biển, và dòng nước chè hai luân lưu và cả những cơn bão, những cơn gió rít chen cùng.
Năm 1891, bác sĩ Yersin dừng chân ở Nha Trang, và ông đã chọn sống 50 năm ở thành phố này. Nơi ông chọn ở được gọi là lầu ông Tư ngay tại xóm Cồn, Nha Trang. Ghi chép trên các trang sách về ông: “Yersin sống trong ngôi nhà thiên văn ở Xóm Cồn, giúp đỡ dân nghèo, ngư dân, nông dân, trẻ con và đồng bào ít người. Người dân Nha Trang yêu mến gọi ông bằng tên gọi thân thuộc - Ông Tư Yersin”.
![]() |
Xóm Cồn năm 1894. Ảnh tư liệu |
Xóm Cồn nằm ngay chân cầu Trần Phú hiện nay, chỗ rẽ ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm giờ là Nhà khách chính là lầu ông Năm ngày xưa. Xóm Cồn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, di dời về khu ở mới ở Phước Đồng, để xây dựng cầu Trần Phú, cầu hoàn thành và đi vào sử dụng vào năm 2002 (cầu có chiều dài 458,27m, chiều rộng 22m, gồm 4 làn xe. Công trình được khởi công vào ngày 3/9/1999 và hoàn thành ngày 2/9/2002) tạo điều kiện cho người dân đi lại, thông tuyến với đường Phạm Văn Đồng, vòng ra Bãi Tiên, Lương Sơn rồi nhập vào Quốc lộ 1A. Gọi là Xóm Cồn bởi vì xóm nằm ngay cồn cát của cửa sông, khu vực ngay từ đường 2/4 đến chân cầu Hà Ra rẽ vào là những con đường lót bằng ván hoặc các khúc cây. Bên dưới là bờ sông Cái khi nước rút lộ ra lớp bùn, nước triều lên lềnh bềnh rác nổi. Bây giờ khu vực cồn Nhất Trí vẫn còn những ngôi nhà chồ, nhưng gắn liền với đất và có con đường Đoàn Kết xuyên qua, hiện đang được quy hoạch.
Xóm Cồn ngày đó như thế nào? Bạn đã tới chưa khi chúng còn tồn tại? Dường như rất ít người tìm tới vì nơi đây chẳng phải là một thắng cảnh, cũng không phải là điểm đến hấp dẫn, nhưng cuộc sinh tồn của hàng trăm hộ dân ở đó kéo dài hơn 50 năm. Khi đó, con đường Duy Tân (nay là Trần Phú) còn nhỏ, biển vẫn là bãi cát. Bạn đi xe máy tới đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm bấy giờ phải gửi xe ở một nhà dân nào đó.
![]() |
Xóm Cồn năm 1967 |
Theo tư liệu, thuở khi bác sĩ Yersin đến lầu ông Tư ở, xóm Cồn còn rất vắng người, ở bãi cát cửa sông có con đường đất nhỏ, hai bên lưa thưa những ngôi nhà, chủ yếu là nhà tranh vách đất. Đây có khả năng là nhà của những ngư dân của nhiều nơi, chọn cửa sông Cái ở lại và mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá. Cũng vào thời ấy, thuyền đánh bắt không đi xa lắm, sau những chuyến đánh bắt thì về neo đậu ngay cửa sông. Và nơi này trở thành chợ buôn bán hải sản được đánh bắt mang về.
Những người dân đi biển và cả những người dân sống nhờ nghề biển cứ thế mà tập hợp thành làng chài. Họ lấy nhau, sinh con đẻ cái và gắn liền đời bên cạnh bãi cát ngay cửa sông Cái. Khởi đầu là những ngôi nhà ven đường, cũng có ngôi nhà xây gạch khang trang, và người tách riêng ra, nối đời ra biển, những ngôi nhà chống trời cheo leo trên mặt nước cứ thế hình thành.
Hồi đó, tôi quen vài người ở xóm Cồn, trong đó có anh Hùng làm nghề đi bán vé số và ghi số đề. Vợ anh làm nghề đi lựa cá thuê, có nghĩa là khi thuyền đánh cá cập bến, cá sẽ lộn xộn đủ loại lớn nhỏ, nhiều chủng loại, những người lựa cá lựa từng loại ra, những loại cá tạp thì bỏ đi để ủ phân hoặc làm thức ăn cho heo, gà.
Nhà anh Hùng nằm ở xa con đường, bên dước là những cột chống. Muốn tới nhà anh phải đi theo con đường lót bằng cây để nối nhà này sang nhà khác. Căn nhà che bằng đủ loại vật liệu, cũng có giường ngủ và tủ thờ và bếp dầu nấu ăn. Rất nhiều căn nhà như thế ở xóm Cồn như nhà anh Hùng, nhà rộng hơn một tí có cái võng treo, có nhà có tivi nhưng đa phần là radio là máy cát sét để nghe nhạc.
![]() |
Rất nhiều lần tôi đi qua xóm Cồn. Con đường bằng nhựa, chuyển qua xi măng và cuối cùng là ra bãi cát cửa sông. Ở trên con đường có những hàng tạp hóa nhỏ, cũng có hàng cà phê và những hàng bán thức ăn như bánh canh, bún bò, bánh căn. Tất cả những hàng ăn nhỏ ấy phục vụ cho chính người dân trong xóm. Họ rảnh ra kê ghế ngồi nói chuyện, nhà này nhà kia mở nhạc tạo ra âm thanh lộn xộn. Có người ngồi bắt chí, chải tóc hay đọc báo, nói chung là sinh hoạt của sự thảnh thơi. Ở ngay bãi cát là một sinh hoạt khác. Những chiếc thuyền đánh bắt xong neo đậu, người thu mua cũng đi thuyền tới thu mua. Một số cá được xẻ ra phơi khô, tạo ra một mùi đặc trưng xứ biển. Và không thể thiếu những bàn nhậu của những người dân biển, họ uống trượu và mồi là cá họ thu hoạch được.
Xóm Cồn những ngày bình yên là vậy, nhưng đến mùa biển động lại là một bức tranh hỗn loạn. Nhiều nhà chồ chênh vênh bị sóng đánh phải tìm chỗ khác trú ẩn, tạnh cơn sóng gió lại trở về.
Giờ đây, xóm Cồn chỉ còn là kí ức. Nơi ngày xưa đó đã thành Công viên bác sĩ Yersin, và con đường Trần Phú nối hai bờ sông Cái tạo thuận lợi giao thông, một khu vực khác thành khách sạn, bờ kè cũng hoàn thành tạo nên sự hoàn mi cho thành phố. Cuộc chuyển dân hoàn thành để một khu dân cư mới hình thành.
Những người dân chài xóm Cồn nay ở trong một khu dân cư khang trang, không sợ những cơn bão về. Và họ vẫn có một con sông để hằng ngày thuyền đánh bắt trở về neo đậu: Sông Quán Trường. Đó là một trong những cuộc hồi sinh trong lòng Nha Trang 100 tuổi.