Lẽ ra đã không có thảm họa tháng 12/1972

Hiệp định Pa-ri về hòa bình ở Việt Nam có thể được kí vào cuối tháng 10/1972. Trong phiên họp kín ngày 8/10/1972, tại biệt thự Lê-giê ở Gíp-suya Y-vet-tơ, phía Việt Nam đã đưa ra một bản dự thảo hiệp định. Tiến sĩ Kít-xinh-giơ đã đọc bản dự thảo đó đến lần thứ ba.

Suốt 2 ngày 9 và 10/10/1972, mỗi ngày làm việc 16 tiếng, hai đoàn đàm phán đã đi đến hoàn chỉnh bản hiệp định. Trong tay cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và tiến sĩ Kít-xinh-giơ đã có một “thời gian biểu” đi đến kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Cụ thể:

Ngày 18/10/1972, Mỹ ngừng ném bom và thả thủy lôi trên các cảng Bắc Việt Nam;

Ngày 19/10/1972, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và tiến sĩ Kít-xinh-giơ kí tắt tại Hà Nội; ngày 26/10/1972, Bộ trưởng ngoại giao hai nước sẽ kí chính thức tại Pa-ri; ngày 27/10/1972, ngừng bắn ở Việt Nam.

Đây là một kế hoạch nội bộ, phổ biến phạm vi rất hẹp. Thế giới chưa hề hay biết. Lực lượng tham chiến của Mỹ ở chiến trường Việt Nam cũng không hề biết. Hòa bình đang đến rất gần.

Ngày 11/10/1972, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JCS) còn ra lệnh cho máy bay Mỹ đánh phá vào trung tâm Hà Nội. Cơ quan đại diện Cộng hòa Pháp tại phố Bà Triệu bị bom Mỹ phá hủy nặng nề, ông Tổng Đại diện Pi-e-rơ Su-xi-ni bị tử thương. Chính phủ Pháp lên tiếng phản đối. Dư luận Mỹ và thế giới phẫn nộ. Ngay hôm đó, thêm nhiều giờ làm việc căng thẳng, phía Mỹ đề nghị hoãn ngày kí tắt đến 22/10 và ngày kí chính thức là 30/10/1972. Sẵn có thiện chí, đồng chí Lê Đức Thọ đã đồng ý cho họ “lùi lại” như vậy.

Lẽ ra đã không có thảm họa tháng 12/1972

Ngày 12/10/1972, Kít-xinh-giơ về Mỹ. Ngày 16/10/1972, Kít-xinh-giơ trở lại Pa-ri. Ngày 18/10, ông ta cùng đoàn tùy tùng gồm đô đốc Ghê - lơ là tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Ha-bip và A-bram là cựu tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam…sang Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu, dự kiến sau đó Kít-xinh-giơ bay ra Hà Nội kí tắt.

Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch thì ngày 31/10/1972 đã là ngày hòa bình đầu tiên trên đất nước ta. Cái ngày vui sướng huy hoàng cho cả dân tộc, ước ao mong đợi hơn bao giờ hết của mấy chục triệu người Việt Nam và cả bao con tim yêu chuộng hòa bình trên thế giới sắp đến.

Thế mà, ngày 26/10/1972, Chính phủ ta không thể nhân nhượng được nữa, đã phải tuyên bố: Đáng lẽ hiệp định hòa bình sẽ được kí kết vào ngày 26/10/1972, nhưng phía Mỹ đã tìm cách trì hoãn. Sau khi công bố nội dung hiệp định, Chính phủ ta cảnh cáo thái độ thiếu nghiêm chỉnh của Chính phủ Mỹ, buộc họ phải thực hiện những điều đã cam kết, tiếp tục kí kết vào ngày 31/10/1972.

Vậy ai đã trì hoãn, cản trở việc kí kết Hiệp định hòa bình? Trong hồi kí của mình, Kít-xinh-giơ cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đã chống lại việc kí kết Hiệp định, rằng Mỹ không thể kí khi đang “bất đồng” với “đồng minh”. Thực ra gọi là “đồng minh” nhưng Nguyễn Văn Thiệu từ lâu chỉ là ông chủ chính quyền bù nhìn, làm theo ý quan thầy Mỹ.

Trên chính trường nước Mỹ, thời gian này vô cùng nhạy cảm, chỉ còn 11 ngày nữa (ngày 7/11/1972) cử tri Mỹ sẽ bầu cử Tổng thống, phái diều hâu cố dốc lực chạy đua ở đoạn đường cuối cùng vào Nhà Trắng. Kít-xinh-giơ là người trợ tá đắc lực luôn hậu thuẫn cho Nich-xơn đã vận dụng nhiều mưu mô và kĩ xảo, tổ chức họp báo đánh lừa dư luận rằng chính Tổng thống Nich-xơn là người “tin rằng hòa bình đã ở trong tầm tay”. Cuộc bầu cử ấy, Nich-xơn tái thắng cử, lại chắc một nhiệm kì làm ông chủ Nhà Trắng. Ông ta sẽ bộc lộ bản chất hiếu chiến tàn bạo với những bước phiêu lưu mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Qua thời hạn dự kiến kí kết ngày 30/10/1972, Nich-xơn cố tình trì hoãn để nghĩ mưu kế, tìm giải pháp. Y chỉ đạo Kít-xinh-giơ ngày 20/11/1972, trở lại Lê-giơ đàm phán với phái đoàn Việt Nam. Họ đào xới một vấn đề quá cũ đó là đòi “rút hết quân đội nước ngoài (ám chỉ bộ đội miền Bắc) ra khỏi miền Nam Việt Nam”. Trong quá trình đàm phán, họ luôn lươn lẹo, đổ lỗi; ngày 23/11, Kít-xinh-giơ nhận được lệnh “Bỏ họp” cùng thông tin kín là máy bay Mỹ tiếp tục ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Và ngay hôm sau (24/11/1972), Kít-xinh-giơ lại nhận lệnh từ Hin-dơ -man truyền đạt chỉ thị của Nich-xơn: “Họp tiếp”.

Giỏi ngụy biện quay quắt như Kít-xinh-giơ mà còn chóng mặt với ông chủ Nhà Trắng. Ở Pa-ri, Kít-xinh-giơ giở tài làm màn rối đánh lừa dư luận theo chỉ thị của bức điện mật “Ta cần tránh làm bất cứ điều gì có vẻ như chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột. Nếu xảy ra tan vỡ, thì phải do họ gây ra chứ không phải chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, phía chúng ta không được tỏ ra là bên có sáng kiến chấm dứt thương lượng”. Nghĩa là họ không có thiện chí hòa bình mà luôn tìm cách tung dư luận “gắp lửa bỏ tay người”. Trong khi ở Oa-sinh-tơn, Nich-xơn đang bí mật chuẩn bị một âm mưu khủng khiếp.

Sáng ngày 4/12/1972, không khí cuộc họp căng thẳng dù đã đổi nơi họp. Vẫn không có kết quả tốt đẹp. Ngày 5/12, Hin-dơ-man gọi cho Kít-xinh-giơ báo rằng: Nich-xơn đang nóng lòng muốn dùng B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng.

Theo lệnh của Oa - sinh - tơn, trong phiên họp ngày 13/12/1972, Kít-xinh-giơ trắng trợn lên tiếng đe dọa nhân dân Việt Nam và tuyên bố bỏ họp vô thời hạn. Tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn đã từng nhận xét: “Những gì mà Giôn - xơn cùng các vị tiền bối của ông ta đã kiên quyết tránh trong 15 năm hoặc hơn 15 năm qua thì Nich - xơn đã quyết định trong vòng một đêm”.

Ngày 14/12/1972, vừa từ Pa-ri về, Kit-xinh-giơ được Nich-xơn gọi ngay đến nhóm họp tại Nhà trắng, không rào đón, Nich-xơn nói tuột cho các quần thần biết ý định dùng B52 đánh vào Hà Nội và một số trọng điểm quân sự, một số nơi đông dân cư ở Hà Nội và miền Bắc. Từ ngày 18/12/1972, chúng đã mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng cái tên mĩ miều là “Chiến dịch Lai-nơ bách-cơ 2” (Chiến dịch cứu bóng trước khung thành 2). Thật là dã man, tàn ác. Chúng hòng khuất phục ý chí của nhân dân Việt Nam bằng bom đạn.

Đêm 18/12/1972, máy bay B-52 đã đánh từ Hòa lạc, rải thảm xuống xã Uy Nỗ, ga Yên Viên, huyện Đông Anh làm nhiều người chết, nhiều trẻ em mất cả cha mẹ. Rạng sáng 21/12/1972, máy bay B-52 rải thảm xuống An Dương, Yên Phụ, Ba Đình (nay Yên Phụ thuộc Tây Hồ), Hà Nội làm chết 371 người, 251 người bị thương, phá sập 350 căn nhà;

Ngay đêm 24/121972 trước khi dừng nghỉ lễ Nô-en nhưng B-52 Mỹ đã tàn phá ga Lưu Xá, giết chết 60 cán bộ, chiến sỹ của đại đội thanh niên xung phong 915 đang làm nhiệm vụ vận chuyển, giải tỏa hàng hóa tại đây.

Đêm 26/12/1972, máy bay B-52 rải thảm khu phố Khâm Thiên đông dân cư làm hàng trăm người chết, nhiều gia đình không sống sót một người, quá nhiều phụ nữ trẻ em, người già bị tàn sát; các số nghà 47, 49 và 51 bị san phẳng. Nay tại đây đã có đài tưởng niệm là hình ảnh bà mẹ ôm đứa trẻ cùng chết trong vô vọng, đau thương. Bệnh viện Bạch Mai cũng bị bom B52 tàn phá quá nặng nề; nhiều bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân đã tử nạn hoặc bị thương. Nhiều cảnh tượng đau lòng càng thôi thúc tinh thần chiến đấu dũng cảm bảo vệ Thủ đô, trả thù cho nhân dân của bộ đội ta cùng tự vệ thủ đô.

Ngày 30/12/1972, chính quyền Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp lại đại diện Chính phủ ta tại Pa-ri, bàn việc lí hiệp định chấm dứt chiến tranh.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm đã thất bại hoàn toàn. Quân và dân ta, nòng cốt là bộ đội Phòng không - Không quân đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay chiến lược B-52. Dư luận quốc tế gọi là “Trận Điện Biên Phủ trên không”.

Kết thúc chiến dịch “Linebacker 2” phía Mỹ công bố: Máy bay B-52 thực hiện 729 lần chiếc bay; máy bay yểm trợ thực hiện hơn 1000 lần chiếc bay; máy bay B-52 đã ném hơn 49.000 quả bom (20.370 tấn bom); Mỹ thiệt hại 15 máy bay B-52 và 11 máy bay chiến thuật. Ai cũng hiểu con số mà họ thừa nhận là thấp hơn nhiều so với thực tế và cái giá phải trả của cuộc chiến tranh đường không này là cực kì lớn về mặt tài chính lẫn về mặt chính trị.

18 năm sau, Mỹ lại mở chiến dịch đường không lớn gọi là “Bão táp sa mạc” ở một nước khác. Số lần chiếc máy bay B-52 tham chiến lớn gấp hai lần chiến dịch “Linebacker 2” ở Việt Nam, nhưng không chiếc B-52 nào bị bắn rơi. Như thế càng thấy chiến tích của quân và dân ta trong “Trận Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 là to lớn và ý nghĩa đến nhường nào.

Nguyễn Nhân Tỏ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động