Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa

Khi xã hội ngày càng phát triển, không ít trường hợp chú trọng nhiều hơn đến giao tiếp ngoài xã hội, mà quên đi rằng trong gia đình cũng cần ứng xử với nhau một cách có văn hóa.

Những quan hệ trong gia đình như bố mẹ - con cái, vợ - chồng, ông, bà - cháu, anh - chị - em... đều là những mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý tới cách giao tiếp trong các mối quan hệ gần gũi này. Vì thế, mặc dù cùng ăn, cùng ở nhưng nhiều gia đình không thật sự gắn bó, không thể chia sẻ cùng nhau, nhất là trong thời buổi con người luôn bận rộn với công việc và các mối quan hệ xã hội. Càng ngày các thành viên gia đình càng có xu hướng ít dành thời gian cho nhau hơn trước. Những cuộc trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình cũng chỉ thoáng qua.

Tôi có quen cặp vợ chồng trẻ mới cưới nhau được dăm năm, hiện đang ở cùng với bố mẹ. Vợ chồng anh đều là công nhân, thường xuyên tăng ca, nên ít có thời gian trò chuyện cùng bố mẹ. Cả nhà có bữa cơm thì cũng phải chia thành 2 lần ăn, vì vợ chồng anh thường xuyên về muộn, bố mẹ anh ăn trước để phần các con về ăn sau. Cứ thế nên cả tuần số lần cả nhà trò chuyện, chia sẻ cùng nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lại thêm vợ anh cũng là người ít nói chuyện, nên quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng không mấy gắn bó.

Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa

Khi được hỏi về quan hệ trên, anh bạn tôi thừa nhận: “Công việc bận rộn, mình cứ bị cuốn theo, thành ra không dành nhiều thời gian cho gia đình. Chính tôi và bố tôi cũng không hay nói chuyện, nên nhiều lúc chỉ vừa nói được vài ba câu là lại to tiếng, vì thực sự mình cũng không hiểu bố và bố cũng không hiểu mình”.

Chẳng riêng gì vợ chồng bạn tôi, mà có rất nhiều người trẻ khó có thể mở lòng, chia sẻ với chính những người thân trong gia đình.

Có lần được chứng kiến một cô bé 13 tuổi, dù kết quả học tập tốt, nhưng phần ứng xử, phép tắc trong gia đình lại rất hạn chế. Tôi là một trong những vị khách được bố mẹ cháu mời tới ăn bữa cơm tại nhà. Khi tất cả mọi người đã ngồi vào mâm ổn định, thì cháu mới từ phòng riêng đi xuống. Sau khi chào hỏi mọi người qua loa, cháu ngồi cạnh mẹ cùng mâm với tôi. Cả một mâm cơm rất ngon với nhiều món đặc sản, mẹ cháu phải mất cả chiều để chuẩn bị, nhưng cháu chỉ buông một câu: “Không có gì để ăn cả”.

Theo như giải thích của mẹ cháu thì cháu không thích ăn những món này, vậy là mẹ cháu lại đứng dậy làm món cơm rang cho cháu. Mọi tật xấu của cô bé này bắt đầu bộc lộ khi dùng bữa cùng mọi người. Cháu không có thói quen mời người lớn trước khi ăn. Khi ăn thì dùng đũa xới tung cả đĩa thức ăn để tìm miếng mình thích, vừa ăn vừa xem ti vi, miệng nhai nhồm nhoàm và cháu cũng không để ý tới mọi người xung quanh. Cách cháu nói chuyện với mẹ cũng rất khó nghe. Trong khi mẹ nói như cưng nựng, nịnh nọt con, còn con gái thì luôn trả lời trống không và tỏ rõ thái độ không vui vẻ.

Nếu như thời trước, người xưa rất coi trọng việc giáo dục nghi lễ, cách ứng xử của trẻ con với người lớn, thì bây giờ nhiều gia đình lại coi là việc nhỏ nên xem nhẹ. Thậm chí, nhiều người chưa quan tâm giáo dục con cái. Chỉ đơn giản là việc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong bữa ăn hằng ngày, nhiều gia đình cũng không mấy để ý dạy dỗ con trẻ. Những quy tắc bất thành văn trong bữa cơm như trước khi ăn phải mời người lớn theo thứ tự; không gõ bát; khi ăn cơm không chóp chép, không bới gảy đồ ăn..., đã bị người lớn bỏ qua, chưa dạy dỗ trẻ nhỏ. Đây chỉ là những phép tắc cơ bản nhất, nhưng chính qua hành động nhỏ này sẽ đánh giá đứa trẻ ấy lớn lên trong gia đình có nền nếp, gia phong hay không.

Cuộc sống hiện đại làm cho văn hóa ứng xử trong mỗi gia đình ít nhiều thay đổi phù hợp với cuộc sống, nhưng những khuôn phép phù hợp trong mỗi gia đình thì không thể thiếu. Cuộc sống bận rộn, các thành viên trong gia đình không còn nhiều thời gian để dành cho nhau. Mọi người đều mải mê với việc riêng mà ít dành thời gian chăm chút cho gia đình của mình. Vì thế đã tác động xấu tới việc hình thành lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình của các thành viên.

Để con cái hiểu đúng nền nếp, gia phong và có thái độ ứng xử đúng đắn với các thành viên trong gia đình, trước hết bố mẹ, người lớn trong gia đình phải làm gương. Bố mẹ cần phải giữ chuẩn mực trong ứng xử với mọi người trong gia đình, dành nhiều thời gian cho các con. Môi trường gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách mai sau của trẻ. Trẻ em thường có xu hướng bắt chước người lớn trong mọi việc, kể cả những hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình... Vì thế, người lớn càng cần phải gương mẫu để cho con trẻ học theo những đức tính tốt. Mỗi thành viên cần dành thời gian cho gia đình; biết lắng nghe, chia sẻ, bao dung với mọi người, không áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên mọi người. Người lớn cần được tôn trọng, thì trẻ con cũng mong muốn được mọi người tôn trọng. Trong mọi chuyện cần đặt mình vào vị trí của người trong cuộc để có cái nhìn thấu đáo. Khi con trẻ mắc lỗi, thay vì dùng đòn roi, bố mẹ cần bình tĩnh phân tích cho con hiểu rõ vấn đề, giải quyết một cách đúng mực.

Nhữ Thị Mỹ Hiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Central Retail tặng 5.100 phần quà Tết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Central Retail tặng 5.100 phần quà Tết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Cán bộ nhân viên tại 50 siêu thị GO!, Big C, Tops Market của Central Retail trao hơn 5.100 phần quà đến tận tay các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Tưng bừng mùa quất Tết

Tưng bừng mùa quất Tết

Vượt nắng thắng mưa, người nông dân trồng quất cảnh phục vụ Tết ở thủ phủ quất cảnh Tết miền Trung đang tưng bừng vụ mùa mới. Niềm hi vọng càng được nhân lên khi năm nay người trồng quất cảnh “trúng mùa, trúng giá”...
Tết ấm áp trong từng mái nhà

Tết ấm áp trong từng mái nhà

Ngày Tết với những phong tục, tập quán truyền thống được gia đình nhiều thế hệ lưu giữ. Mỗi dịp Xuân về, các thành viên trong gia đình tam, tứ đại đồng đường lại quây quần bên nhau hưởng một cái Tết đầm ấm, sum vầy...
Sự kết nối của gia đình, nhà trường, xã hội trong ngăn chặn bạo lực học đường

Sự kết nối của gia đình, nhà trường, xã hội trong ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang diễn ra phổ biến tại nhiều trường học, không chỉ gây bức xúc trong dư luận xã hội, mà còn gây tâm lí lo lắng, bất an đối với học sinh và cha mẹ học sinh; ảnh hưởng đến học tập cũng như quá trình phát triển nhân cách và tương lai sau này của học sinh. Vì vậy, cần có những giải pháp ngăn ngừa tình trạng nêu trên hiệu quả thiết thực.
Hội Người mù tỉnh Bình Thuận: Hơn 230 triệu đòng cho Chương trình “Cây mùa Xuân”

Hội Người mù tỉnh Bình Thuận: Hơn 230 triệu đòng cho Chương trình “Cây mùa Xuân”

Sáng 17/1, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Chương trình “Cây mùa Xuân” 2025 trao quà cho Tết cho người mù. Đến dự có đại diện các đoàn thể, các Mạnh Thường Quân và 80 người mù từ các địa phương trong tỉnh.

Tin khác

Chuyến đi từ thiện nhiều ý nghĩa

Chuyến đi từ thiện nhiều ý nghĩa
Ngày 11/1/2025, đoàn cán bộ Hội Khuyến học và cựu giáo chức quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình “Xuân Biên cương - Tết Ất Tỵ 2025”; dẫn đoàn là cô Đỗ Thị Hoa, nguyên Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Khuyến học quận. Theo đó, cùng với sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, đoàn đã đến thăm và tặng 120 phần quà Tết (kèm tiền mặt), tổng trị giá 500.000 đồng/phần cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu và Ban Chỉ huy Quân sự xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành
“Đố em biết hoa gì ?” - Người đồng nghiệp nơi xa gửi vào Zalo cho tôi hình ảnh một bông hoa trong vườn nhà và nhắn hỏi với vẻ đắc ý, ngờ rằng một đứa sống ở phố xá như tôi sẽ chẳng bao giờ trả lời đúng. “Ơ ! Hoa hành” - câu trả lời của tôi đã làm bạn ấy… thất vọng. Vì bạn không biết rằng đây chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng mà mùi hăng của nó thì không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ mùi nào khác.

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Xuân về trên dãy Trường Sơn
Khi mùa Xuân chạm ngõ dãy Trường Sơn, mảnh đất Quảng Nam nơi những ngọn núi hùng vĩ bạt ngàn như được khoác lên mình chiếc áo mới. Trong không khí rộn ràng ấy, người Cơ Tu nơi đây lại nô nức chuẩn bị cho lễ Tr’záo, một nghi thức truyền thống đậm chất nhân văn, ấm tình thân, đã được lưu giữ qua bao thế hệ.

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An
Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn
Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái
Từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, địa bàn quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh vươn mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Trải qua nhiều năm phát triển, Khu công nghiệp Tân Tạo và Công ty TNHH Pou Yuen đã trở thành trụ cột cho sự phát triển bền vững, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động từ khắp mọi miền đất nước, làm cho quận Bình Tân tràn đầy sức sống.

Thiêng liêng Tết cổ truyền

Thiêng liêng Tết cổ truyền
Có một dạo, khi nghe mọi người bàn ra nói vào việc bỏ Tết cổ truyền của dân tộc, bà tôi buồn lắm. Bà ngồi thẫn thờ, trầm tư. Tôi hỏi, bà bảo “Sao có thể bỏ Tết truyền thống của dân tộc. Tết thiêng liêng lắm. Bỏ Tết đồng nghĩa với việc đánh mất bản sắc, đánh mất hồn cốt dân tộc, đánh mất chính mình”.

Thận trọng khi mua giỏ quà Tết sắp sẵn

Thận trọng khi mua giỏ quà Tết sắp sẵn
Thời nay, việc dùng các giỏ quà sắp sẵn với rất nhiều thứ để mang đi biếu Tết đã trở nên phổ biến. Quả là nhìn các giỏ quà với khoảng dăm, bảy loại hình sản phẩm được sắp đặt gọn ghẽ, bắt mắt, mang tính thẩm mĩ cao, luôn làm đẹp lòng người gửi biếu, cũng như làm hài lòng người nhận.

Tảo mộ cuối năm, một phong tục đẹp

Tảo mộ cuối năm, một phong tục đẹp
Hằng năm, vào khoảng trung tuần tháng Chạp, hầu hết các gia đình người Việt lại đi tảo mộ. Để tưởng nhớ những người đã khuất, ngoài việc cúng giỗ, mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên, người thân trong gia đình, dòng tộc của mình.

Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn - động lực mới ngành bán lẻ

Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn - động lực mới ngành bán lẻ
Xu hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ hiện đại hóa mô hình kinh doanh, xanh hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường...

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An
Sáng 6/1/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 117 - cầu Chà Lắn. Đây là cây cầu thứ 2 Nhựa Tiền Phong xây dựng dành tặng cho bà con vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, sau cây Cầu nối yêu thương số 38 – Cầu Xốp Kha tại xã Yên Hoà, huyện Tương Dương vào năm 2020.

Quy hoạch xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân

Quy hoạch xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể (KTT) Nghĩa Tân, tỉ lệ 1/500 tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội...

“Thủ phủ” hoa cúc miền Trung vào mùa

“Thủ phủ” hoa cúc miền Trung vào mùa
Từng đêm dài sáng bừng ánh điện, những nông dân trồng hoa tất bật và cần mẫn chăm bón cho vụ hoa được bội thu trong mong ước một mùa hoa Tết rực rỡ và ấm no.

Làm tốt việc phân loại, xử lí rác thải tại nguồn

Làm tốt việc phân loại, xử lí rác thải tại nguồn
Thời gian qua, môi trường của thị xã Quảng Yên khởi sắc. Nhiều tuyến đường đã sáng, xanh, sạch, đẹp. Các hộ dân, gia đình NCT có thùng chứa chất thải, chất rắn... và người dân đã có ý thức phân loại rác tại nguồn...

Chúng con luôn bên Mẹ

Chúng con luôn bên Mẹ
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” và tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Sáng 26/12/2024, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đón mừng năm mới 2025, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn Hải quân 147 cùng huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thăm hỏi sức khỏe và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, cụ Hoàng Thị Sinh (sinh năm 1930) trú tại Xã Vô Ngại huyện Bình Liêu.
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Central Retail tặng 5.100 phần quà Tết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Central Retail tặng 5.100 phần quà Tết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Cán bộ nhân viên tại 50 siêu thị GO!, Big C, Tops Market của Central Retail trao hơn 5.100 phần quà đến tận tay các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Hội Người mù tỉnh Bình Thuận: Hơn 230 triệu đòng cho Chương trình “Cây mùa Xuân”

Hội Người mù tỉnh Bình Thuận: Hơn 230 triệu đòng cho Chương trình “Cây mùa Xuân”

Sáng 17/1, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Chương trình “Cây mùa Xuân” 2025 trao quà cho Tết cho người mù. Đến dự có đại diện các đoàn thể, các Mạnh Thường Quân và 80 người mù từ các địa phương trong tỉnh.
Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Phiên bản di động