Giải bài toán thiếu điện...

Điều kiện tự nhiên nước ta với tiềm năng hàng đầu ở khu vực châu Á về phát triển nguồn điện năng.
Đó là có nhiều mỏ than và cảng biển thuận lợi phát triển các nhà máy nhiệt điện; hệ thống sông ngòi chằng chịt lại có độ dốc cao tại các vùng núi phía Bắc và phía Tây miền Trung rất lợi thế phát triển thuỷ điện; và đất nước có bờ biển kéo dài với khu vực Biển Đông rộng lớn, nguồn ánh sáng mặt trời, nguồn gió quanh năm dồi dào, thuận lợi cho phát tiển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trải gần 40 năm đổi mới xây dựng, phát triển kinh tế, ngành điện chưa năm nào đáp ứng đầy đủ nguồn điện cho sản xuất kinh doanh, đời sống người dân...

Ngành điện nước ta đã 7 lần lập Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nay bắt đầu triển khai Quy hoạch Điện VIII của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, hướng tới phát triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và quốc gia phát triển vào năm 2045.

Điện là nguyên liệu đầu vào số 1 của nền kinh tế quốc dân. Lĩnh vực này do 3 Tập đoàn kinh tế (Doanh nghiệp Nhà nước) đảm nhiệm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (KTV) gánh vác. Trong đó, EVN đóng vai trò chủ lực, nòng cốt gần như nắm giữ vị trí độc quyền. Sau gần bốn thập kỉ thực hiện đường lối đổi mới, ngành Điện lực được Nhà nước đặc biệt quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển, tuy đạt thành tựu đáng kể trong phát triển cả ba lĩnh vực: Nhiệt điện, Thuỷ điện và Năng lượng tái tạo (Điện gió, Điện mặt trời) nhưng chưa năm nào bảo đảm đầy đủ nguồn điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023. Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Về Nhiệt điện, cả nước có 25 nhà máy, trong đó có 20 nhà máy đang hoạt động. Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than khoảng 26.000 MW, chiếm 42,7% tổng công suất nguồn toàn hệ thống, mỗi năm sản xuất 131 tỉ KWh. Còn Quy hoạch điện VIII sau năm 2025 tổng công suất nhiệt điện giảm chỉ còn 8.760 MW.

Về Thuỷ điện, theo Quy hoạch trước đây có khoảng 800 dự án. Năm 2013, Quốc hội quyết định loại ra khỏi quy hoạch 472 dự án thuỷ điện. Hiện nay, cả nước có hơn 300 nhà máy đang hoạt động với tổng công suất khoảng 11.520 MW; trong đó có 12 nhà máy lớn nhất: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Thác Bà, Trung Sơn, Yaly, Trị An, Huội Quảng, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi, Na Hang và Ba Hạ với tổng công suất 8.542 MW. Riêng 290 nhà máy thuỷ điện nhỏ đang vận hành, phát điện hoà mạng với tổng công suất 2.995 MW và đang xây dựng thêm 138 nhà máy thuỷ diện khác có tổng công suất khoảng 1.793 MW.

Về điện gió, điện mặt trời (năng lượng tái tạo) sau cuộc chạy đua của nhiều nhà đầu tư từ năm 2018 đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đạt khoảng 1.650 MW, chiếm gần 25% tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống điện quốc gia. Đến đầu quý II năm 2023, có 99 nhà máy điện mặt trời và 109 nhà máy điện gió được khánh thành, đã và đang đàm phán cơ chế để chờ kí hợp đồng mua bán điện với EVN.

Về sản xuất kinh doanh, EVN đang đối mặt với thách thức, khủng hoảng chưa từng có là thua lỗ rất lớn, mất cân đối nghiêm trọng về mặt tài chính. Theo báo cáo tháng 1 năm 2023, sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ 28.876 tỉ đồng. Cũng theo EVN, nếu vẫn giữ giá điện như những năm 2019 - 2022 thì năm 2023 tiếp tục lỗ 64.941 tỉ đồng nữa (cả 2 năm lỗ sẽ 93.817 tỉ đồng). Tình trạng thua lỗ “khủng” đẩy EVN trong tình trạng mất cân đối về tài chính. Dư luận xã hội đang bức xúc về sản xuất kinh doanh của EVN trong tình trạng thua lỗ, trong khi nhiều doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn EVN sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch, lợi nhuận cao, có lãi...

Nhiều công ty con (thành viên của EVN) sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao như Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đạt doanh thu thuần 10.417 tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế 760 tỉ đồng, vượt 76% kế hoạch. Tổng Công ty Phát điện II (EVNGENCO2) tổng doanh thu hơn 18.142 tỉ dồng, lợi nhuận sau thuế hơn 3.668 tỉ đồng, gấp 2 lần kế hoạch đề ra. Công ty CP Thuỷ điện Thác Bà doanh thu hơn 742 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 378,7 tỉ đồng…

Về giá bán điện, giá bán lẻ bình quân 1.864 đồng/KWh. EVN cho rằng cứ 1 KWh điện bán ra thấp hơn 10,57% tương đương 200 đồng/KWh so với giá thành. Song trên thực tế, giá bán điện của EVN không chỉ có giá bình quân mà còn rất nhiều giá (theo luỹ tiến) khác nhau. Thậm chí giá bán lẻ điện sinh hoạt cho các hộ tiêu thụ tính theo 6 bậc (từ 1.678 đồng - 2.927 đồng/ KWh), thậm chí có giá vọt lên 2.834 đồng/KWh (nếu sử dụng 300 - 400 KWh). Nhóm khách hàng kinh doanh có giá bán điện từ 1.361 đồng - 4.587 đồng/KWh. Nhóm khối hành chính, đơn vị sự nghiệp (bệnh viện, trường học, chiếu sáng công cộng,v.v…) cũng thường phải trả tiền điện giá cao hơn giá bán bình quân.

Trong khi nguồn điện cung cấp thiếu hụt nghiêm trọng, không cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân, thường cắt điện luân phiên, nhất là khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung, thậm chí vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc và Lào thì một sản lượng điện rất lớn tạo ra từ hàng trăm dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành trong những năm 2018 - 2022 lại không được chuyển tiếp đưa vào lưới điện quốc gia để cung cấp. Đành rằng việc đấu thầu giá điện để lựa chọn nhà đầu tư Năng lượng tái tạo còn có vướng mắc về một số căn cứ của Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Điện lực đang gặp khó trong việc thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với tiêu chí giá bán cạnh tranh (giá cuối cùng) là giá trúng thầu…, đây là vấn để cần được nhanh chóng tháo gỡ.

Hiện nay, sau cuộc chạy đua làm điện gió, điện mặt trời từ năm 2018, các nhà đầu tư đang bị hẫng hụt do không kịp vận hành đúng thời điểm để hưởng giá ưu đãi. Trong khi đó, việc đàm phán quá chậm trễ để đi tới kí hợp đồng mua bán điện nên họ như “ngồi trên đống lửa”. Không bán được điện, nợ ngân hàng gia tăng, thiết bị nghìn tỉ phơi mưa nắng, hàng nghìn công nhân lao động “ngồi chơi xơi nước” không có tiền trả lương… chỉ vì chưa có cơ chế giá thu mua. Hiện tượng này gây lãng phí vô cùng lớn tài nguyên là nguồn năng lượng tái tạo bị “bỏ rơi” trong những năm qua.

Thiếu điện vào mùa khô còn có nguyên nhân các hồ tích nước xuống dưới mực nước chết, hay do sự cố ở một số nhà máy nhiệt điện chạy than. Mặt khác, còn do ngành điện chưa đầu tư xây dựng nhà máy điện tích năng (dự trữ nguồn). Kinh nghiệm từ Thái Lan là nước có 70 triệu dân nhưng nguồn điện năm 2021 có tổng công suất 46.622 MW, trong đó năng lượng tái tạo đạt 5.200 MW. Thai Lan không những có nguồn điện dồi dào đủ cung cấp quanh năm mà còn xây dựng các nhà máy thuỷ điện dự trữ (kho chứa), đó là 3 nhà máy thuỷ điện tích năng có tổng công suất 1.530 MW: Srinakarin (360MW), Bhumilol (170 MW) và Lam Ta Khong (1.000 MW) để làm nhiệm vụ tích điện năng cho biểu đồ phụ tải, cung cấp bù điện trong mọi tình huống và xuất khẩu. Ở nước ta, theo Quy hoạch điện VIII đặt có ra xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Bắc Ái (1.000 MW) có tính năng tương tự sẽ vận hành vào năm 2028.

Cũng do thiếu điện nên từ năm 2005 ngành điện vẫn phải nhập của Trung Quốc qua đường truyền tài 110 KV ở Lào Cai và Hà Giang (với giá 1.540 đồng/KWh) cung cấp cho khu vực phía Bắc; từ năm 2016 nhập khẩu điện của Lào bằng đường truyền tải 220 KV (với giá 1.632 đồng/KWh) cung cấp cho khu vực Bắc miền Trung.

Gần đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các Tập đoàn EVN, PVN và TKV phải “Tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện”. Đối với các dự án điện gió, điện mặt trời phải “Khẩn trương hướng dẫn về công tác đàm phán giá điện trên tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” và phải hoàn thành công việc cấp bách này trong tháng 6 năm 2023”.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tin khác

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.
Xem thêm
Phiên bản di động