Đạo Phật có trong mỗi con người

Tôi còn nhớ, vào ngày Rằm, mùng Một, khi bà lên chùa lễ Phật, là tôi lại ra đầu ngõ ngóng dáng còng với bộ áo nâu của bà lộ ra sau khúc cua, nơi có rặng tre xanh mát. Nay đã gần 40 tuổi, tôi vẫn nhớ phẩm oản thơm mùi gạo nếp lộc chùa, nhớ nụ cười để lộ hàm răng đen nhánh của bà ngày nào...

Tôi không phải là người theo đạo Phật và ít khi tới chùa. Như bao nhiêu người khác, tôi chỉ đến thắp hương lễ Phật vào dịp đầu Xuân, để cầu cho mình và gia đình một năm an vui, hạnh phúc. Mỗi lần ngước lên nhìn mắt Phật, lòng tôi lại thấy thanh thản. Tôi nhận thấy ở nơi Phật là cả một miền từ bi, nhân ái khiến cho tâm mình hướng tới những điều trong sáng, thiện lương. Trong làn khói hương thơm ngát thoảng vào hồn tôi một miền bao dung mênh mông, chắp tay cúi lạy bậc tôn kính, chợt thấy mình nhỏ nhoi và mờ nhạt quá trong cõi nhân sinh này. Giữa chốn linh thiêng tôi như thấy ánh sáng của đạo Phật soi tới giúp chúng sinh nhận ra rằng, mình cần phải tu tập và sống tốt đẹp hơn.

Rồi tôi cũng năng lên chùa. Đó là quãng thời gian tôi thấy lòng trĩu nặng ưu phiền bởi cảm thấy luôn bức bí, cuộc sống có nhiều điều chưa được như ý muốn. Lên chùa, tôi thắp nén hương lễ Phật rồi ngồi riêng một góc, im lặng để suy xét lại mình. Tôi dần dần tĩnh tâm, gạt bỏ mọi buồn phiền, âu lo và toan tính để tìm đến những sự thanh thản. Và từ ấy tôi bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật. Từ ấy tôi được khai sáng, thấy bao điều vi diệu nhưng cũng lại thật sự ngỡ ngàng bởi ngộ ra rằng, những điều có trong đạo Phật sao mà gần gũi đến vậy. Những điều ấy tưởng chừng khó lòng thực hiện, ấy vậy mà lại dễ vô cùng. Đạo Phật có ngay ở những việc làm bình thường, nhỏ bé nhất nhưng dễ mấy ai đã nhận ra được?

Đạo Phật có trong mỗi con người
Đạo phật luôn hướng con người tới những việc thiện.

Đạo Phật thật sự gần gũi với tôi. Hãy khoan nói đến những điều cao siêu, bởi đã có biết bao bài viết, những công trình nghiên cứu, những thuyết giảng của các nhà sư. Tôi đã hiểu đạo Phật bằng những điều bình thường, những việc có ngay trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Trước hết, tôi thấy được đạo Phật luôn hướng con người tới những việc thiện, lòng yêu thương đồng loại và tất cả chúng sinh. Và mỗi chúng ta có thể thực hành đạo Phật mỗi ngày, với cái tâm trong sáng của mình.

Tôi thấy đạo Phật có trong tôi. Đó là khi tôi chỉ cho một người đi xe máy quên gạt chân chống xe, ngăn ngừa nguy cơ tai nạn cho người ấy. Tôi đã nhận lại một lời cảm ơn và một nụ cười. Tôi vui, niềm vui nho nhỏ ấy lan ra khắp thân thể làm cho lòng tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng, khoan khoái. Đó là việc mua rau cho một cụ già, trong khi mấy mớ rau ấy không xanh non bằng rau của những người bán rau bên cạnh, bởi tôi biết được cụ già ấy nghèo, khó khăn, già yếu hơn những người kia. Tôi đọc được điều ấy qua vẻ mặt khắc khổ khi cụ rụt rè mời tôi mua rau. Điều ấy đã chạm vào lòng trắc ẩn của tôi. Thế là tôi nhận lại một sự thanh thản trong tâm hồn bởi chợt thấy ánh mắt cụ già một niềm sung sướng, niềm sung sướng của cụ chỉ là bán hết mấy mớ rau. Đạo Phật có ngay trong sự thành thật của tôi, lúc tôi trả lại một trăm nghìn đồng mà người chủ cửa hàng quần áo trả nhầm cho mình.

Thế đấy, đạo Phật với tôi chỉ là những điều tương tự như tôi đã kể ở trên. Làm được những điều như thế là ta đã tìm cho mình được niềm vui, sự thanh thản để tâm luôn trong sáng không bị những tà niệm, u mê tăm tối xâm lấn. Từ đó ta sẽ biết yêu quý chính bản thân mình, để rồi yêu thương, bao dung với người khác.

Tôi vẫn còn nhớ hồi nhỏ từng nghe ông nội nói: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Cứ ngỡ cái câu nói ấy khiến cho người nghe hình dung ra sự tu thật gian nan, trắc trở, bởi phải qua ba cửa ải mới tới được cửa chùa và đạo Phật. Nhưng bây giờ tôi mới thấy được cái sâu sắc, thấm thía và cũng thấy việc hướng tới đạo Phật, hay tu chùa nếu không trải qua những điều ấy thì không thể chạm được tới những điều trong triết lí nhà Phật. Thật vậy, “tu tại gia” chính là việc mình hoàn thiện bản thân, làm tròn hiếu đạo với ông bà, cha mẹ. Chính là việc tu tâm, dưỡng tính, biết bao dung, nhân ái ngay chính trong gia đình để đến khi “tu chợ” (đối đãi với mọi người ngoài xã hội) không vướng vào những sân hận, ganh ghét đố kị để cuộc sống tràn đầy ánh sáng của nhân tâm, những điều thánh thiện. Và khi có được những điều ấy, trước cửa Phật lòng người mới an nhiên, tự tại để tiếp thu và đi tới những điều căn cốt của đạo Phật với bao điều kì diệu, nhiệm màu.

Tôi chợt nhớ tới hình ảnh của một số người rất siêng năng lên chùa, và tôi có quen vài người trong số ấy, có kẻ buôn gian bán lận, đặt điều, tham lam và lòng đầy đố kị; có người dùng mọi thủ đoạn để tranh đoạt chức tước, bòn rút của công... lòng họ đầy những ham muốn vật chất. Tôi hiểu rằng, những người ấy cho dù có đều đặn lên chùa, cầu xin bao nhiêu thì Phật cũng chẳng bao giờ độ trì cho họ. Họ không hiểu gì về đạo Phật mà chỉ có lòng tham và sự ích kỉ. Vậy thì họ lên chùa lễ Phật nào có ích gì?

Tiền nhân có câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Như vậy từ khi được sinh ra trên cõi đời này mỗi chúng ta đã có sự lương thiện và đạo Phật dường như vốn đã có ở mỗi con người. Với tôi, điều đó hoàn toàn đúng, chỉ là chúng ta có giác ngộ để tu dưỡng và thực hành đạo Phật hay không mà thôi. Nhìn ra nhân loại thấy chiến tranh, chết chóc đau thương vẫn không ngừng diễn ra, xét lại cũng bởi lòng tham của con người. Tôi ao ước giá như chữ Thiện, tình yêu thương con người trên khắp địa cầu này lớn hơn lòng tham thì cái ác sẽ không có cớ hoành hành và chiến tranh sẽ không xảy ra. Ôi, giá như ánh sáng của đạo Phật soi sáng khắp nhân loại thì cuộc sống sẽ chỉ có yên vui, hạnh phúc và buồn đau, hận thù sẽ dần tiêu tan. Tôi mãi ước mong như thế.

Và với tôi, đạo Phật luôn có ở trong mỗi người.

Lê Minh Hải

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.
"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.
Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.

Tin khác

Cơ hội và thách thức

Cơ hội và thách thức
Ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Báo Thanh Niên, cơ quan của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng, là tuyến đầu xung kích trong công tác tư tưởng, lí luận, luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ
Tại cuộc họp của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa diễn ra vào ngày 19/2/1922 đã quyết định ra đời báo Người cùng khổ (Le Paria) làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa đã có những đóng góp tích cực để tờ báo này ra đời và phát triển...

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước
Vào năm 1969, sắp đến kỉ niệm ngày thành lập Đảng, trước đó vẫn được tổ chức vào ngày 6/1 hằng năm. Nhưng từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay...

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”
Cách đây 70 năm, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo với nhan đề “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 197, từ ngày 22 đến 24/6/1954. Bài báo ngắn chưa đầy 400 từ, nhưng sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ đối với bạn đọc, nhất là cán bộ, đảng viên, mà còn đối với các nhà báo nói chung, những người làm báo Đảng nói riêng, chẳng những trước đây mà còn cả ngày nay...

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba
Sau khi cách mạng thành công (1959), Cuba đẩy mạnh việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam và lấy đó làm bài học thực tiễn sinh động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của Nhân dân Cuba...

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản
Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng Cộng sản trên thế giới đã họp tại Mát-xcơ-va từ ngày 17/6 đến 8/7/1924.

Nghĩ về văn hoá học đường

Nghĩ về văn hoá học đường
Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi học đường phải không ngừng khẳng định bản chất văn hoá tiêu biểu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với mục tiêu vừa thiết thực, vừa to lớn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Già hoá dân số và dân số già

Già hoá dân số và dân số già
Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?
Khi công nghệ phát triển, các nền tảng mạng xã hội cũng trở nên thông minh hơn khiến độ “gây nghiện” của thế giới trực tuyến ngày càng cao. Xu hướng này đồng thời dấy lên nhiều lo ngại, chẳng hạn nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dùng.

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay
Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước ta có 4 cấp, trong đó xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở. Nhưng từ lâu cấp cơ sở đã trở thành trung gian, vì bộ máy còn nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đầu mối. Số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng nhiều nhưng hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế, nhất là HĐND xã, nên rất cần phải có giải pháp cho cấp này.

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhất là đối với những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là thách thức đối với các ngành chức năng và toàn xã hội. Với những mô hình trực tiếp chăm sóc (CS), bảo vệ (BV), giáo dục trẻ em (TE), các ngành chức năng hướng đến việc nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm trong CS&BVTE, hướng đến mọi TE đều được chăm sóc tốt về đời sống vật chất và tinh thần…

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”
Trẻ thơ, đó là một bộ phận quan trọng của nhân loại, một thế giới thiên thần kì diệu của hành tinh chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các ngày lễ hội, người ta cầm những bó hoa sặc sỡ và kiệu trên vai trẻ em tươi cười trong ánh mặt trời.
Xem thêm
Phiên bản di động