Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt

Tết đến Xuân về, bất kể là ai, hễ cứ đến ngày Tết là lòng khôn nguôi nhớ quê, tràn ngập kí ức về quê, mong được cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, gửi tấm lòng qua khói hương thơm ngát.
Mong ước này chính là gốc rễ của đạo lí, sống có trước có sau, có thủy có chung, kết nối chúng ta với đạo hiếu - một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.

Tỏa sáng tấm lòng

Đạo hiếu là một giá trị đạo đức truyền thống quý báu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, xã hội tốt đẹp. Nó được hình thành, phát triển từ nhiều yếu tố khác nhau như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nền nông nghiệp lúa nước, tinh thần đạo hiếu của Phật giáo…

Nền văn hoá của người Việt gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Sự gắn bó với đất đai, mật thiết với thiên nhiên đã cho người Việt niềm tin rằng, tổ tiên luôn bên cạnh, đồng hành, chở che giúp họ cùng con cháu vượt qua chông gai, thách thức và luôn phù hộ cho họ có những vụ mùa bội thu, bảo đảm cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Như thế, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp thời kì phụ quyền và nền kinh tế tiểu nông. Do đó, việc thờ cúng được chú ý ngay từ cấp độ gia đình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đạo hiếu vốn là một truyền thống văn hóa lâu đời, hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Là người con đất Việt, hẳn không ai không biết đến câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống, tổ chức ma chay, cúng giỗ khi cha mẹ về với ông bà tổ tiên, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo làm con. Cho nên, đạo hiếu được thể hiện qua lòng biết ơn, kính trọng, sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, được cụ thể hóa qua lối ứng xử, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi,…

Dịp Tết Nguyên đán, tục thờ cúng và chăm sóc bàn thờ là một trong những bản sắc văn hóa, truyền thống của người Việt. Những ngày giáp Tết, nhà nhà sắm sửa, quét dọn sạch sẽ. Bàn thờ gia tiên luôn được sắp đặt, sửa soạn cẩn trọng, trang hoàng, thơm tho. Công việc này thường diễn ra sau 20 tháng Chạp với niềm tin “Chết không phải là hết”. Bởi cõi này chỉ là cõi tạm, cõi bên kia mới là cõi vĩnh hằng.

Thứ nữa, tín ngưỡng đạo hiếu cũng ảnh hưởng sâu sắc quan niệm Phật giáo về việc báo hiếu phụ mẫu, tổ tiên. Theo quan điểm của Phật giáo, đạo hiếu phải xuất phát từ tấm lòng thơm thảo, từ trái tim giàu lòng yêu thương, phải được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ, chứ không phải thực hiện nửa vời, thực hiện theo kiểu có lệ. Ngày nay, quan niệm đạo hiếu Phật giáo vẫn phù hợp với lối sống của người Việt, vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh vừa có ý nghĩa giáo dục về mặt đạo đức. Đạo hiếu Phật giáo vì thế có vai trò quan trọng, góp phần củng cố, khẳng định giá trị, truyền thống tốt đẹp về đạo hiếu của người Việt Nam.

Con người có tổ có tông

Tết Nguyên đán có nhiều tên gọi như Tết Cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền. Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hóa, nhân văn, đậm đà bản sắc của người Việt. Từ bao đời nay, Tết Nguyên đán luôn là dịp để con người trở về với quê hương, với nguồn cội. Không khí linh thiêng và nhộn nhịp của Tết Nguyên đán diễn ra khắp nơi, từ không gian nhỏ của gia đình đến không gian rộng lớn của miếu, đình, chùa, trung tâm đô thị, hành chính văn hóa, các thành phố,…

Một năm dẫu có tất bật theo công việc, lao động, học tập, đi ngược về xuôi,… nhưng không một ai không nóng lòng, thổn thức, rạo rực, chờ mong mỗi khi Tết đến Xuân về: “Đi đâu mặc kệ đi đâu/ Đến ngày giỗ chạp phải mau mà về”. Khoảng thời gian quý giá ấy đưa chúng ta trở về, tắm táp trong dòng suối mát rượi, trong lành của gia đình, quê hương, tổ tiên, cội nguồn. Đó cũng là khoảng thời gian chúng ta được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, lắng nghe tiếng nói của bản thể, không bị vùi lấp, đổi thay bởi sắc lạnh của đồng tiền, danh vọng và quyền lực. Chúng ta như xích lại gần nhau hơn, tận hưởng và hết mình trong mối giao hòa tuyệt diệu của đất trời, vạn vật, cỏ cây.

Việc chuẩn bị, bài trí trên bàn thờ tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi nhà nhưng tối thiểu phải có mâm ngũ quả và một tấm lòng thành kính, biết ơn. Bởi thế, trong quan niệm của người Việt, không gian thờ tự được xem là nơi thể hiện sự tôn trọng, là nguyên tắc đạo đức, là giềng mối vô hình nhưng đầy mật thiết giữa các thế hệ. Việc chăm sóc bàn thờ tổ tiên không chỉ thể hiện truyền thống, đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, mà còn giúp chúng ta ý thức chăm sóc, gìn giữ cái phần hồn của mình. Nén hương như là cầu nối, gửi gắm những ước nguyện, lòng thành của người đang sống với người đã khuất. Làn khói mong manh nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Tình cảm theo khói hương bay lên thơm ngát. Chăm sóc bàn thờ tổ tiên vì thế là cội nguồn của đạo hiếu, truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Công việc lau dọn bàn thờ, thờ cúng tổ tiên được mở rộng hơn về mặt đạo đức, đạo lí, từ vấn đề gắn kết, tôn trọng của gia đình còn hướng đến vấn đề gắn kết, tôn trọng của xã hội, của dân tộc. Công việc tưởng giản đơn nhưng trong đó ẩn chứa những giá trị nhân văn lớn lao. Về phía các thành viên trong gia đình, họ như được tiếp thêm niềm tin, nguồn sống, bản lĩnh để có thể chống chọi những va đập nghiệt ngã của cuộc sống. Sự thanh sạch trong tâm hồn sẽ mở ra những hành động, lối sống văn minh và lành mạnh. Lúc này, tín ngưỡng thờ cúng vừa gắn bó các thành viên trong gia đình, vừa gắn bó giữa các thành viên với xã hội. Cứ thế, thế hệ này đến thế hệ khác đảm nhiệm trọng trách gìn giữ nền nếp gia phong, đạo hiếu, góp phần bảo tồn, phát triển, tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.

Tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết đã tạo nên đời sống văn hóa tâm linh phong phú, là nét đẹp truyền thống về đạo hiếu của người Việt, trở thành phương tiện gắn kết gia đình và người trong dòng họ. Tết do vậy không chỉ là không gian của gia đình mà còn là không gian đoàn kết, tương thân tương ái, cố kết của cộng đồng. Khi chúng ta thắp lên ngọn nến long trọng, trang nghiêm tưởng nhớ ông bà tổ tiên là chúng ta cũng đồng thời thắp lên ngọn lửa tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang khôn nguôi thổn thức, trào sôi trong trái tim.

Hoàng Thụy Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế
Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.
Xem thêm
Phiên bản di động