Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam

Cách đây 23 năm, Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 28/6 hằng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm mục đích kêu gọi mọi người nhắc nhở nhau về những giá trị của văn hóa gia đình, tôn kính những chuẩn mực truyền thống, làm nên giá trị đặc thù gia đình Việt Nam trước thời đại toàn cầu hóa. Qua đó, mỗi gia đình chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, nhận biết và loại trừ những mặt trái, những bất cập để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Gia đình là nền tảng, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Dưới tác động của thời toàn cầu hóa, nhất là mặt trái của cơ chế thị trường, những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đã và đang có những biến động tiêu cực. Trong nhịp sống của thời đại, khi mà đồng tiền có giá trị, thì tình thân có một số người đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm, để so đo thiệt hơn. Bên cạnh, có một số gia đình đang biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Sự ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần; từ đó dẫn đến tình trạng xung đột, đổ vỡ, li hôn ngày càng gia tăng. Mặt khác, ở xã hội hiện đại, có nhiều vấn đề phức tạp mới phát sinh, cùng những tồn tại lạc hậu chưa được đẩy lùi như kết hôn sớm, bạo lực gia đình, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ vi phạm pháp luật,… thì việc chăm lo, giáo dục đời sống tinh thần, vật chất để mỗi gia đình thật sự là một tổ ấm là điều vô cùng cần thiết. Và sự giáo dục, thương yêu của gia đình, sự vun đắp, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho gia đình, luôn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Vì trong cuộc sống của mỗi cá nhân không thể tách rời với gia đình yên ấm, hạnh phúc.

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam
Ảnh minh hoạ

Sự bùng nổ thông tin qua các loại hình truyền thông, giải trí cùng sự len lỏi của những sản phẩm văn hóa độc hại, xa lạ làm băng hoại đạo đức đã và đang thấm thấu vào một bộ phận cá nhân, gia đình, làm đảo lộn các thang giá trị đạo đức, đạo lí truyền thống vốn ăn sâu, bám rễ trong mỗi gia đình Việt Nam. Trước khó khăn, thách thức đó, vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam càng đặt ra vừa bức bách, vừa có tính lâu dài, trách nhiệm chính từ mỗi gia đình.

Đảng và Nhà nước, trực tiếp là các cơ quan hữu quan, các đoàn thể đã đề ra và nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Với chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, chúng ta đã đặt ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm tăng số gia đình văn hóa, giảm hộ nghèo, ngăn ngừa và giảm thiểu nạn bạo lực gia đình, gia đình mắc tệ nạn xã hội… Đó là những nội dung mà trong nhiều năm qua các tổ chức chính trị - xã hội đã thể chế hóa bằng những chương trình, mục tiêu với nhiều giải pháp, đã mang lại kết quả đáng trân trọng. Qua đó, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong đó nền nếp gia phong là yếu tố cơ bản, góp phần ngăn chặn, tạo sức đề kháng cao trước tác động tiêu cực và các tệ nạn đang nảy sinh.

Để xây dựng mỗi gia đình trở thành tổ ấm văn hóa, công tác gia đình cũng cần song hành với việc tạo dựng môi trường xã hội lành mạnh, gắn kết gia đình với cộng đồng, láng giềng, khu dân cư,… Từ đó có những điều chỉnh cần thiết nhằm ứng xử phù hợp. Có thể nói, mối quan hệ giữa môi trường xã hội và gia đình khăng khít, ảnh hưởng tác động cụ thể trong quá trình chung đụng và phát triển. Chính từ những liên kết cộng đồng, các phong trào mang tính xã hội như: Xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học gắn với xây dựng các mô hình văn hóa đã cho thấy sự ràng buộc, tác động tích cực và hiệu quả đến từng cá nhân, gia đình.

Trước xu thế toàn cầu hóa, xã hội phát triển theo hướng tích cực, đan xen những mặt tiêu cực khó lường nên việc xây dựng gia đình Việt Nam cũng cần thích ứng. Theo đó, việc đổi mới nội dung, phương thức là yêu cầu đặt ra. Trước hết, chúng ta cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chú trọng các hình thức truyền tải các thông điệp trên các phương tiện truyền thông theo hướng xúc tích, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, trong đó có việc tăng cường nêu gương người tốt, việc tốt, đồng thời phê phán những biểu hiện không đúng, không hay và cảnh báo các nguy cơ như thói trọng nam khinh nữ, gia trưởng, độc đoán… Đối với mỗi gia đình, việc giáo dục vẫn là biện pháp hàng đầu, không chỉ dạy con cháu về đạo lí làm người “kính trên, nhường dưới”, hòa thuận, hiếu thảo… mà còn cung cấp, chỉ dẫn làm theo pháp luật. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình, nhất là người lớn phải là tấm gương cho con cháu noi theo.

Ngày Gia đình Việt Nam chính là dịp để mỗi người con hướng về cội nguồn, về người thân, nuôi dưỡng những tình cảm, giá trị văn hóa cao quý của dân tộc. Dù có đi đâu, làm gì đi chăng nữa, bạn hãy luôn hướng về gia đình, nhớ đến gia đình với những gì tốt đẹp nhất.

Song Nguyễn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian

Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Tin khác

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ
Trò chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi, ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, chậm rãi nói: “Mắt tôi yếu rồi, đọc nhanh không kịp hiểu nên phải vừa đọc, vừa ngẫm. Có bài tôi đọc đến ba bốn lần, vẫn thấy hay”; rồi bà cười, nụ cười hồn hậu của người từng trải.

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái
Đức Phật dạy: Hiếu thảo với cha mẹ là cái gốc để làm người lương thiện. Không có loại ân huệ nào trên thế giới có thể lớn hơn sự nuôi dưỡng của mẹ cha, không có tình yêu nào trên thế giới này lớn hơn tình yêu giữa cha mẹ và con cái.

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông
Cuối năm 1987, sau khi tốt nghiệp khóa y sĩ tại Trường Trung học y tế Đồng Tháp, ông Trần Hữu Trí, sinh năm 1963, kết duyên với bà Lan Hương, quê ở TP Cao Lãnh, bạn học chung trường. Mặc dù, được phân công làm việc tại tỉnh, nhưng vợ chồng ông Trí tình nguyện về huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, và họ được phân công nhiệm vụ tại Trạm y tế xã Phú Hiệp!

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá
Sinh ra ở một vùng quê yên bình, sau khi học hết cấp 3 trường huyện, do không thi đỗ vào đại học, Nam xin bố mẹ cho đi làm nghề mộc ở cơ sở làm đồ gỗ ở cách nhà 5km.

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III
Ngày 16/6, tại TP. Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức trao giải vòng thi chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề ‘‘Tiếng hát từ trái tim”. Đoàn TP. Hồ Chí Minh đạt giải Nhất toàn đoàn,

Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của thế giới, Người còn là nhà báo kiệt xuất. Trong hành trình đấu tranh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm xác định báo chí là một vũ khí sắc bén để tiến công kẻ thù và Người đã sử dụng “thành công” vũ khí đó để đạt mục đích lớn lao của cuộc đời mình...

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề
Làng hương Thủy Xuân, TP Huế ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Nay làng hương còn trở thành địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước...

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc
Vừa qua, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, một “nghệ nhân” ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Ngay từ cổng vào, những tác phẩm được làm từ tre, lồ ô, giang... xuất hiện khắp nơi, từ những góc nhỏ trong nhà cho đến khoảng sân rộng,… trông chẳng khác gì một khu vườn cổ tích.

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo
Hơn 10 năm qua, doanh nhân Đàm Ngọc Yến, chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Quang Hưng (thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ các cấp, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Phiên bản di động