Cưỡng chế thu hồi đất đai, thực trạng và kiến nghị

Cưỡng chế thu hồi đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành theo quy định...

Luật Đất đai năm 2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, gồm 3 bước:

Bước 1: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3: Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển dịch tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Ảnh minh hoạ
Luật Đất đai năm 2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Trước đây, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về thành phần tham gia cưỡng chế nên các địa phương thường phải vận dụng các quy định về cưỡng chế xử phạt hành chính để vận dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, cách áp dụng này không có cơ sở pháp lí hoàn chỉnh, vì vậy phát sinh một số bất cập. Để khắc phục tình trạng đó, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định cụ thể thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất bao gồm: (1) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là Trưởng ban; (2) Các thành viên gồm đại diện các Phòng chuyên môn cấp huyện như Phòng Tài chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra, Tư pháp, Kinh tế - Hạ tầng… Cùng với đại diện một số ban, ngành, đoàn thể, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Một trong những điều kiện để tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất là:“Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục”.

Có thể thấy, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 không đòi hỏi phải “rà soát” đủ các điều kiện về trình tự, thủ tục như văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Do vậy, trách nhiệm của người ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất hiện nay chỉ tập trung vào khâu tổ chức vận động, thuyết phục, ra quyết định cưỡng chế và thực hiện quyết định cưỡng chế theo đúng quy định. Mặt khác, trong quản lí Nhà nước phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế theo phương châm “lấy thuyết phục là chính”. Cùng với việc nâng cao mức sống của Nhân dân, cần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa dẫn đến việc thu hẹp môi trường áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Cưỡng chế Nhà nước cũng vì vậy được thay thế dần bằng những biện pháp tác động xã hội. Mặc dù Luật Đất đai năm 2013 quy định công tác vận động, thuyết phục là một trong những điều kiện để tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn về công tác vận động, thuyết phục người có đất bị thu hồi. Thực tiễn áp dụng công tác vận động, thuyết phục người có đất bị thu hồi gặp không ít những khó khăn trong việc xử lí tình huống xảy ra trong quá trình vận động, thuyết phục. Không ít địa phương xem trọng công tác cưỡng chế thu hồi đất hơn là công tác vận động, thuyết phục để người có đất bị thu hồi tự nguyện giao đất. Do đó, nhiều quyết định cưỡng chế ban hành không cần thiết, thậm chí có trường hợp gây phát sinh phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.

Để công tác vận động, thuyết phục có hiệu quả, trước khi quyết định cưỡng chế, đối với từng trường hợp cụ thể, chính quyền địa phương cần quan tâm thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cần ghi nhận ý kiến của người dân về trường hợp cần cưỡng chế, xem xét những ý kiến đóng góp đó để quyết định nên hay không nên tiến hành cưỡng chế. Khi thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở thì việc quyết định cưỡng chế sẽ không còn là ý chí chủ quan của Nhà nước mà vụ cưỡng chế sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng chính đáng của đa số người dân. Hơn nữa, điều này còn tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, từ đó tạo ra dư luận tích cực, khuyến khích, động viên người dân tự nguyện giao đất.

Một trong những điểm cần tính toán và thận trọng là việc quyết định thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế. Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc thứ hai trong cưỡng chế là:“Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính”. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cưỡng chế thu hồi đất, chưa có văn bản hướng dẫn về việc không tiến hành cưỡng chế vào các ngày nghỉ lễ, Tết, các dịp tổ chức sự kiện trọng đại của đất nước hoặc quan trọng ở địa phương. Do vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này cũng như tránh tiến hành cưỡng chế vào thời điểm nói trên và thời điểm gia đình người bị cưỡng chế tổ chức hữu sự, hỉ sự. Cưỡng chế trong thời điểm này dễ làm ảnh hưởng đến uy tín, tâm lí của người bị cưỡng chế, từ đó dễ dẫn đến khả năng chống đối quyết liệt.

Trong quá trình tiến hành cưỡng chế, cần bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát trực tiếp của người dân và cơ quan báo chí. Để hạn chế tình trạng lạm quyền của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì biện pháp giám sát trực tiếp của công dân và phản ánh của báo chí là rất quan trọng. Luật Đất đai năm 2013 không trực tiếp quy định về quyền phỏng vấn, ghi âm, quay phim, chụp ảnh trong cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Nhưng đây là quyền của nhà báo để hoạt động tác nghiệp; quyền giám sát của công dân đối với việc thực thi công vụ của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Một vấn đề cần lưu ý là việc xử lí tài sản cho người có đất bị thu hồi sau cưỡng chế. Xét cho cùng, người bị cưỡng chế chỉ vì lợi ích mà họ không chấp hành quyết định thu hồi đất.

Chính vì thế, với tính chất nhân đạo của Nhà nước ta thì cho dù họ có là người vi phạm hay không vi phạm cũng đều phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của họ. Hiện nay, pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định UBND cấp xã chịu trách nhiệm bảo quản tài sản sau cưỡng chế và chi phí bảo quản do người bị cưỡng chế chịu. Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp luật không quy định thời hạn gửi giữ tài sản là bao lâu. Thực tế cho thấy, sau thời gian gửi và không sử dụng, tài sản bị hư hỏng, giảm hoặc mất công năng sử dụng. Theo thời gian, có những trường hợp chi phí gửi có giá trị lớn hơn giá trị thật của tài sản. Điều này không chỉ gây lãng phí mà còn gây khó khăn cho UBND cấp xã.

Thực tiễn cho thấy, số vụ phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chiếm tỉ lệ không lớn so với tổng số quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, mỗi vụ cưỡng chế luôn tiềm ẩn nguy cơ chống đối cao vì đây là đặc điểm phổ biến của vụ việc cưỡng chế, hành vi chống đối diễn ra rất đa dạng và đều có sự chuẩn bị từ trước, thậm chí là chuẩn bị rất chu đáo. Chính vì vậy, trong suốt quá trình cưỡng chế từ khâu chuẩn bị đến khi tiến hành và giải quyết các vấn đề pháp lí phát sinh sau cưỡng chế, cần phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quá trình cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất trong trường hợp đặc biệt, quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay Luật Đất đai năm 2013 không quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

Về lâu dài, cần có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về nội dung thu hồi đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Theo đó, Nhà nước cần bổ sung, sửa đổi những quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như: (1) quy định cụ thể hơn về nội dung và cách thức thực hiện công tác vận động, thuyết phục người có đất bị thu hồi; (2) bổ sung quy định định thời điểm tiến hành cưỡng chế; (3) quy định thời hạn xử lí tài sản trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; (4) quy định về cụ thể về quyền phỏng vấn, ghi âm, quay phim, chụp ảnh trong cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

Hải Long - Trịnh Dũng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nhiều tình tiết trong vụ án vẫn chưa được làm rõ và giải quyết dứt điểm

Nhiều tình tiết trong vụ án vẫn chưa được làm rõ và giải quyết dứt điểm

Vụ án Tranh chấp hợp đồng uỷ quyền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đòi tài sản, hợp đồng tín dụng xảy ra ở quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội có nhiều tình tiết chưa được làm rõ và giải quyết dứt điểm. Bà Bùi Thanh Hà, 63 tuổi, cùng em gái là Bùi Thị Minh Hoà có đơn gửi Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện KSND Tối cao đề nghị kháng nghị vụ án, cũng như có đơn tố giác gửi Công an TP Hà Nội về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Khi thực hiện lại dự án “treo” hơn 20 năm, cần bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của dân

Khi thực hiện lại dự án “treo” hơn 20 năm, cần bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của dân

Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận được được đơn của ông Nguyễn Minh Chiến, 66 tuổi, cùng các hộ dân ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy tố giác về việc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba (Công ty Vigeba) có dấu hiệu trốn thuế, hủy hoại tài sản, cản trở giao thông đường bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của nhiều hộ dân trong khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự trong khu vực…
Người dân lo lắng khi được cấp đất tái định cư không đủ ở, giá đền bù thấp

Người dân lo lắng khi được cấp đất tái định cư không đủ ở, giá đền bù thấp

Như Tạp chí Người cao tuổi đã thông tin, người dân khu phố Thượng (trong đó có nhiều người cao tuổi), phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh vẫn đang kiến nghị đến các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh, vì cho rằng, đất tái định cư được cấp không đủ để xây dựng, giá đền bù thấp, chênh lệch cao với giá đất tái định cư. Thậm chí, có hộ còn được cấp đất tái định cư nằm trong hành lang lưới điện 35Kv…
Cần xem xét, giải quyết vụ án đúng pháp luật

Cần xem xét, giải quyết vụ án đúng pháp luật

Bà Nguyễn Thị Sâm, 69 tuổi, ở xã Cự Khê và bà Nguyễn Thị Oanh, 65 tuổi, ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tố cáo dấu hiệu sai phạm, tham nhũng của các cán bộ xã Cự Khê và huyện Thanh Oai trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại Dự án Khu đô thị Thanh Hà A-B Cienco 5 và Dự án phát triển Đường trục phía Nam.
Cần xét xử khách quan, minh bạch, đúng pháp luật

Cần xét xử khách quan, minh bạch, đúng pháp luật

Ngày 15/11/2024, TAND tỉnh Hà Nam đưa vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” ra xét xử và tuyên bị cáo Hoàng Trần Tiến Dũng và Hoàng Trần Tiến Dương có tội. Ông Hoàng Minh Hoàn, 67 tuổi, ở thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (bố của bị cáo Dũng và Dương) đã có đơn gửi TAND Cấp cao tại Hà Nội cũng như cơ quan điều tra, tố tụng công tâm, điều tra rõ nguyên nhân, xét xử đúng người, đúng tội, tránh tình trạng truy tố “oan sai” cho Dũng và Dương...

Tin khác

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Phạm Văn To, 60 tuổi, ở xã Lê Trì, huyện tri Tôn, tỉnh An Giang, bị đơn trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu tài sản; yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu; yêu cầu tuyên Hợp đồng tặng cho tài sản vô hiệu; yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu hủy Giấy chứng nhận QSDĐ; yêu cầu di dời tài sản trên đất giao trả đất; yêu cầu công nhận QSDĐ”; nguyên đơn: Bà Phạm Thị Quang (Bản án sơ thẩm số 96/2024/DS-ST (Bản án 96) ngày 18/7/2024 của TAND tỉnh An Giang).

Chờ sự công tâm của bản án phúc thẩm

Chờ sự công tâm của bản án phúc thẩm
Cùng với bà Nguyễn Thị Lưu vay của bà Đồng Thị Bé 3 tỉ đồng, để lo công việc cho người quen. Tuy nhiên ông Nguyễn Tất Vân, 61 tuổi bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tuyên phạt 14 năm tù. Không chấp nhận bản án, ông Vân đã làm đơn kháng cáo và gửi đơn kêu oan đến các cơ quan chức năng…

Người cao tuổi khiếu nại quyết định dừng cưỡng chế của cơ quan thi hành án

Người cao tuổi khiếu nại quyết định dừng cưỡng chế của cơ quan thi hành án
Liên quan đến vụ một thửa đất bán cho 2 người ở huyện Trần Đề, TAND tỉnh Sóc Trăng xử và đã tuyên ông Trần Phạm Công, 74 tuổi thắng kiện. Tuy nhiên, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Trần Đề lại “nhùng nhằng” trong việc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật...

Vi phạm xây dựng chung cư trên đất công cộng tại Bắc Ninh là rất nghiêm trọng

Vi phạm xây dựng chung cư trên đất công cộng tại Bắc Ninh là rất nghiêm trọng
Liên quan đến 2 tổ hợp dự án chung cư cao cấp xây dựng trên đất công cộng tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh vừa mới được Thanh tra Chính phủ Kết luận sai phạm. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Người cao tuổi bên lề hàng lang Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, đây là vụ việc rất nghiêm trọng, cần phải triệt để xử lý vi phạm bằng chế tài nghiêm khắc.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có văn bản hướng dẫn xử lí theo quy định

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có văn bản hướng dẫn xử lí theo quy định
Liên quan đến việc người dân tố cáo lãnh đạo phường Đại Mỗ và lãnh đạo quận Nam Từ Liêm có dấu hiệu bao che, không xử lí các sai phạm của cấp dưới, gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương.

Người dân mong muốn “đổi đất, lấy đất” khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án

Người dân mong muốn “đổi đất, lấy đất” khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án
Nhiều người dân khu phố Thượng (trong đó nhiều người cao tuổi), phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh không đồng tình với cách giải quyết đền bù tái định cư của UBND TP Bắc Ninh liên quan đến Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đi qua. Có những trường hợp gia đình chính sách, bị mù sống một mình không được cấp đất, có hộ lại bị cấp đất tái định cư vào hành lang lưới điện, khi xây dựng lại bị lập biên bản và ngăn chặn…

Thêm một Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh bị người cao tuổi cáo giác!

Thêm một Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh bị người cao tuổi cáo giác!
Như Tạp chí Người cao tuổi đã thông tin về việc 1 thẩm phán tại TAND tỉnh Lâm Đồng bị ông Nguyễn Văn Sơn, 66 tuổi tố cáo do sửa chữa, thêm thắt bản án... Mới đây, ông Viện phó Viện KSND tỉnh cũng bị cựu giảng viên đại học này cáo giác do có nhiều điểm trong văn bản đề nghị kháng nghị bản án không đúng…

Ồ ạt xây dựng nhà cao tầng kiên cố tại khu đô thị Đại Thanh

Ồ ạt xây dựng nhà cao tầng kiên cố tại khu đô thị Đại Thanh
Nhiều năm nay ở Khu đô thị (KĐT) Đại Thanh, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì do đất đai đang vướng mắc pháp lí nên bị cấm xây dựng. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng nay, tình trạng quây tôn, đào móng xây dựng nhà cao tầng diễn ra một cách rầm rộ, ngang nhiên ngay giữa ban ngày nhưng không hề thấy lực lượng chức năng hay chính quyền sở tại kiểm tra, xử lí (!?)…

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình: Người dân tố cáo là đúng và có cơ sở

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình: Người dân tố cáo là đúng và có cơ sở
Đại diện các hộ dân xã Canh Tân (trong đó có nhiều người cao tuổi) tố cáo ông Trần Tiến Thuật, nguyên Chủ tịch UBND xã Canh Tân (đã nghỉ hưu ngày 1/2/2025) có hành vi thông đồng, tiếp tay cho ông Trần Văn Phi và ông Phạm Ngọc Anh chiếm đất cơ bản (cho thuê thầu), xây dựng trái phép trên diện tích 3,17 mẫu đất nông nghiệp khu Dộc Thạch của Nhân dân thôn Vế Đông. Ngày 17/4/2025, UBND huyện Hưng Hà có Thông báo số: 1819/TB-UBND về kết quả giải quyết tố cáo của công dân…

TAND TP Hải Dương đã thụ lí và giải quyết đơn khởi kiện của gia đình cựu chiến binh

TAND TP Hải Dương đã thụ lí và giải quyết đơn khởi kiện của gia đình cựu chiến binh
Cho rằng các quyết định hành chính của Chủ tịch UBND phường Việt Hoà gây “bất lợi”, gia đình cụ Ngô Văn Tộ thống nhất ủy quyền cho con trai là Ngô Minh Sỹ, ở phố Chi Các, phường Việt Hòa, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương khởi kiện gửi TAND TP Hải Dương, với mong muốn vụ án được giải quyết minh bạch, rõ ràng, đúng pháp luật…

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của bà Nguyễn Thị San, 63 tuổi, phản ánh việc bà Trần Thị Thanh Chung, ông Lê Viết Quốc Hòa, bà Nguyễn Thị Thống có hành vi thể hiện dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) do vợ chồng bà Chung, ông Hòa đứng tên.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của bà Trác Thị Kim Phượng, 61 tuổi, ở 4C/9 Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phản ánh: Văn phòng Thừa phát lại Khánh Dư, địa chỉ tại 11, Ngô Hữu Hạnh, phường Tân An, quận Ninh Kiều có dấu hiệu sai phạm khi lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi không có thật, để các cá nhân hợp thức hóa việc thực hiện giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản, trong khi vụ kiện tranh chấp tài sản đang được TAND quận Ninh Kiều giải quyết, nên không còn tài sản để thi hành án, gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình bà.

Khiếu nại của người cao tuổi là có cơ sở

Khiếu nại của người cao tuổi là có cơ sở
Sau 6 tháng xác minh và tổ chức đối thoại, ngày 21/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số: 1210/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Trọng Thông, theo đó chấp nhận khiếu nại của ông Nguyễn Trọng Thông đồng thời yêu cầu UBND TP Hạ Long phối hợp với đơn vị tư vấn định giá đất sửa đổi lại phương án giá đất cụ thể và sửa đổi Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể số: 1306/QĐ-UBND ngày 5/2/2024 của UBND TP Hạ Long để bảo đảm việc xác định giá đất cụ thể theo đúng quy định pháp luật…

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi vừa nhận đơn của ông Nguyễn Văn Dũng, 71 tuổi, hội viên Hội NCT, hiện ở tổ dân phố 2A, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Huoai (huyện Đạ Tẻh cũ) , tỉnh Lâm Đồng, phản ánh: Do Ban Quản lí dự án Đầu tư xây dựng và Công trình công cộng (ĐTXD&CTCC) huyện Đạ Huoai chưa thông báo kịp thời cho hộ dân về thu hồi đất thực hiện dự án, nên UBND tỉnh Lâm Đồng có chỉ đạo báo cáo trước ngày 30/3/2025, nhưng đến nay UBND huyện Đạ Huoai chưa thực hiện.

Bình Thuận: Đột kích quán bar Paris Night Club phát hiện chủ quán và hàng chục người dương tính với ma túy

Bình Thuận: Đột kích quán bar Paris Night Club phát hiện chủ quán và hàng chục người dương tính với ma túy
Vào lúc 23h ngày 1/5, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Côngan tỉnh Bình Thuận được huy động đã đồng loạt triển khai một đợt kiểm tra quy mô lớn tại quán bar Paris Night Club, khu phố 14, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, qua đó phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến ma tuý. Chuyên án được Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điềutra trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy tại hiện trường.
Xem thêm
Bình Thuận: Đột kích quán bar Paris Night Club phát hiện chủ quán và hàng chục người dương tính với ma túy

Bình Thuận: Đột kích quán bar Paris Night Club phát hiện chủ quán và hàng chục người dương tính với ma túy

Vào lúc 23h ngày 1/5, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Côngan tỉnh Bình Thuận được huy động đã đồng loạt triển khai một đợt kiểm tra quy mô lớn tại quán bar Paris Night Club, khu phố 14, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, qua đó phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến ma tuý. Chuyên án được Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điềutra trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy tại hiện trường.
Tỉnh Bình Thuận: Tuyên truyền phòng cháy chữa cháy cho các hộ dân xung quanh khu vực núi Tàu

Tỉnh Bình Thuận: Tuyên truyền phòng cháy chữa cháy cho các hộ dân xung quanh khu vực núi Tàu

Ngày 23/3, Công an xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức tuyên truyền các kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho các hộ dân xung quanh khu vực núi Tàu gắn với ra mắt mô hình “Nông dân thu gom bao bì, chai nhựa, lọ thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường” của Hội Nông dân xã.
Bình Thuận: Đạt nhiều kết quả nổi bật trong những ngày đầu ra quân bảo vệ Tết Ất Tỵ 2025

Bình Thuận: Đạt nhiều kết quả nổi bật trong những ngày đầu ra quân bảo vệ Tết Ất Tỵ 2025

Bằng việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, trong 15 ngày đầu ra quân cao điểm, Công an tỉnh Bình Thuận đã điều tra, xử lý 72 vụ án về trật tự xã hội, bắt giữ 101 đối tượng.
Cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Lê Cao Phấn

Cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Lê Cao Phấn

Sau nhiều năm ông làm thủ tục giấy tờ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng UBND thành phố Sầm Sơn không giải quyết. Nhiều lần ông Phấn làm đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền.
Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …
Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, cụ Phạm Tiến Đạt (82 tuổi, gia đình chính sách, con liệt sỹ, sinh sống tại Tổ dân phố số 1, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông rất hoang mang, lo lắng khi không vi phạm hành chính nhưng bị chính
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Phạm Văn To, 60 tuổi, ở xã Lê Trì, huyện tri Tôn, tỉnh An Giang, bị đơn trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu tài sản; yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu; yêu cầu tuyên Hợp đồng tặng cho tài sản vô hiệu; yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu hủy Giấy chứng nhận QSDĐ; yêu cầu di dời tài sản trên đất giao trả đất; yêu cầu công nhận QSDĐ”; nguyên đơn: Bà Phạm Thị Quang (Bản án sơ thẩm số 96/2024/DS-ST (Bản án 96) ngày 18/7/2024 của TAND tỉnh An Giang).
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Hà Đăng Cường, phản ánh liên quan việc thu hồi đất của vợ chồng cụ Bùi Thị Thanh Hường (mất 2015) và cụ Hà Đăng Tri (mất 2022) thực hiện dự án xây dựng Trường THCS Ngô Nhơn Tịnh, phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của bà Nguyễn Thị San, 63 tuổi, phản ánh việc bà Trần Thị Thanh Chung, ông Lê Viết Quốc Hòa, bà Nguyễn Thị Thống có hành vi thể hiện dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) do vợ chồng bà Chung, ông Hòa đứng tên.
Cách tra cứu thông tin quy hoạch đất đai

Cách tra cứu thông tin quy hoạch đất đai

Hỏi: Sau thời gian tìm hiểu, gia đình tôi đang dự tính mua một mảnh đất ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, theo dư luận địa phương, khu vực này có nhiều lô đất thuộc diện quy hoạch. Xin hỏi kiểm tra thửa đất có thuộc diện quy hoạch như thế nào? Đào Xuân Tường (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)
Chưa trả tiền sử dụng đất, có được sang tên GCNQSDĐ không?

Chưa trả tiền sử dụng đất, có được sang tên GCNQSDĐ không?

Hỏi: Gia đình tôi mua một thửa đất nhưng chủ cũ chưa trả tiền sử dụng đất. Xin hỏi gia đình tôi có được sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) không? Hoàng Văn Đáng (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn)
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

Hỏi: Tôi có thửa đất rộng 350m2. Do 2 con gái tôi lấy chồng ở xa, nên tôi muốn lập di chúc cho cháu (con anh trai) một phần đất để làm nhà thờ khi qua đời. Xin hỏi, tôi có thể lập di chúc cho cháu trai tôi 50m2 đất mà không cần ý kiến của 2 con gái có được không? Chu Văn Thông (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Phiên bản di động