Cô gái miền Tây Nam Bộ về xứ Nghệ lập nghiệp làm nên đặc sản "cơm nếp sấy dăm bông"
Đời sống 03/08/2023 16:49
Chủ nhật vừa rồi, tôi đến nhà thầy Đặng Văn Hóa, Trưởng phòng Văn hóa huyện Thanh Chương xem thầy thu hoạch mật ong tại vườn. Đang say sưa nhìn đàn ong cần mẫn hút nhụy dâng mật ngọt cho đời bỗng điện thoại của thầy reo lên. Phía đầu kia mấy người bạn đang rủ thầy đi câu cá thư giãn và không quên nhắc kèm theo chai rượu "Yến Khắc". Thầy đồng ý với bạn và nói: Rượu Yến Khắc này uống êm, không đau đầu do đã chưng cất hết độc tố,uống được nhiều nhưng không say.
Chị Yến bên sản phẩm "Cơm nếp sấy Dăm bông làng Thượng Thọ". |
Gần đây, tại buổi gặp mặt các bạn học cấp 3 với tôi một thuở, nay đã lên ông, lên bà tại nhà hàng Ngọc Thành, ở chân cầu Rộ để hàn huyên ôn lại kỷ niệm 45 năm ngày ra Trường Cấp 3 Thanh Chương 2 (nay là Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách). Các bạn, có người là Giáo sư, Tiến sỹ, người cán bộ cao cấp công an, quân đội, công tác trên mọi miền Tổ quốc, việc uống rượu của các bạn cũng rất chọn lọc và muốn quay lại dân giã theo kiểu "Rượu bầu ná, nút lá chuối". Hiểu ý mọi người, anh Phạm Bá Sỹ, chủ nhà hàng Ngọc Thành đưa ra loại rượu dân dã mang phong cách truyền thống và hiện đại mà thầy Hóa đã nói ở trên, "Rượu Yến Khắc" để khách thưởng thức. "Những tư tưởng lớn gặp nhau" các "cây rượu nhân dân" gặp nhau chung một điểm là dùng rượu Yến Khắc vừa êm, nhẹ độ, không độc tố và uống được nhiều nhưng không say. "Tửu nhập, ngôn xuất" rượu vào, lời ra, mọi người hàn huyên rôm rả. Chuyện đông, chuyện tây, những kỷ niệm hồi học cấp 3, chuyện đi đó đi đây và không quên khoe các loại rượu ngoại.
Đang cao trào thì Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Xuân Khoa, lớp trưởng 10 A của chúng tôi thời học cấp 3 - nguyên Hiệu trưởng Đại học Vinh, quê Xuân Tường nói: "Thỉnh thoảng về quê nhưng mình thấy rượu Yến Khắc này uống được, lâng lâng, không đau đầu". Còn Nguyễn Hồng Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An mang theo can rượu ngâm để đãi các bạn nhưng thấy mọi người thích uống rượu Yến Khắc đành ngậm ngùi đem về.
Bên chén rượu Nếp cái Hoa vàng nhâm nhi cùng món đặc sản "Cơm nếp sấy dăm bông" mặn ngọt, cay nhẹ giòn tan, chủ cơ sở Nếp cái Hoa vàng và Cơm nếp sấy dăm bông" chị Nguyễn Thị Hải Yến, người con gái miền Tây Nam Bộ xinh đẹp, giọng nhẹ nhàng kể. Yến sinh ra và lớn lên ở Đồng Tháp, năm 2004, đi xuất khẩu ở Malaysia đã gặp và kết duyên cùng anh Nguyễn Trọng Khắc, quê ở xóm Trường Xuân, xã Xuân Tường đến năm 2012 hai người về quê Xuân Tường sinh sống. Tại đất khách quê người Yến gặp không ít khó khăn bởi đất Xuân Tường cằn cỗi, nghề nông chủ yếu trồng lúa, trồng ngô chưa có bước đột phá. Bản thân Yến luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để thay đổi được cuộc sống tại vùng quê nghèo nơi đây. Rồi duyên cơ cũng đến, một lần tình cờ chị đi dạo ở siêu thị BigC Vinh. Cậu con trai 8 tuổi xin mẹ mua một gói cơm sấy Trà Vinh, về đến nhà con mở cơm sấy ra ăn và nói: Món này ngon, con rất thích mẹ ạ. Mẹ có làm được món này không. Mẹ làm cho con ăn nhé. Là người miền Tây, Yến tin tưởng với gia vị độc quyền, hợp khẩu vị với mọi lứa tuổi. Là món ăn vặt tiện lợi, đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể thay thế cho một bữa ăn sáng, ăn giữa buổi cho người già và trẻ em. Người nông dân đi làm đồng, làm nương đỡ đói khi đang làm việc hay là món ăn cho các cho các công nhân trong giờ giải lao sẽ rất phù hợp.
Qua tìm hiểu thị trường được biết, Nghệ An chỉ có duy nhất một cơ sở sản xuất cơm sấy Quỳnh Lưu trong khi thị trường rất rộng lớn. Từ đó chị về bàn với chồng quyết định đầu tư sản xuất món ăn và đặt tên là "Cơm nếp sấy Dăm bông - Làng Thượng Thọ", ( Làng Thượng Thọ là tên ngày xưa của ngôi làng nơi gia đình vợ chồng Yến sinh sống). Khi mới bắt tay vào sản xuất, chị cũng gặp không ít khó khăn, chưa được thành công như mong muốn. Sau nhiếu lần thấy chán nản tưởng chừng muốn bỏ cuộc nhưng với sự động viên, chia sẻ của chồng và gia đình, chị đã cố gắng tìm tòi bí quyết, cố gắng vươn lên với ý tưởng của mình. Sau những thất bại ban đầu, chị đã cố gắng, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện sản phẩm hơn. Đến hôm nay sản phẩm " Cơm nếp sấy Dăm bông Làng Thượng Thọ" đã nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người từ xã đến huyện và tỉnh. Sản phẩm được đưa ra giới thiệu và tiêu thụ tại các tỉnh Hải Dương,Nam Định, Hà Nội…
Sau thành công bước đầu sản phẩm "Cơm nếp sấy Dăm bông", chị Yến tiếp tục đầu tư hệ thống nấu rượu sạch "Nếp cái Hoa vàng'' (Làng Thượng Thọ). Với hệ thống đầu tư hiện đại, chưng cất khép kín, rượu "Nếp cái Hoa vàng" làng Thượng Thọ mỗi ngày đã cung cấp ra thị trường hàng trăm lít rượu sạch góp phân đảm bảo sức khỏe cho mọi người trong những lần phải uống bởi rượu nhờ được chưng cất hết độc tố, nhẹ độ, uống không đau đầu. Hiện cơ sở Yến Khắc tạo việc làm thường xuyên cho 5 đến 6 lao động nữ ở địa phương với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng/ người/ một tháng. Sản phẩm "Cơm nếp sấy Dăm bông và rượu Nếp cái Hoa vàng" làng Thượng Thọ đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Sản phẩm "Rượu nếp cái Hoa vàng, Cơm nếp sấy Dăm bông làng Thượng Thọ" đã thành thương hiệu được mọi người tin tưởng,tin dùng, được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao mà vợ chồng Yến Khắc đã dày công tạo dựng, tôi bỗng nhớ đến câu thơ trong bài hát "Một đời người, một rừng cây" của nhạc sỹ Trần Long Ẩn. "Khi nghĩ về một đời người/ Tôi thường nhớ về một rừng cây/ Khi nghĩ về một rừng cây/ Tôi thường nhớ về nhiều người". Và Yến, cô gái miền Tây Nam Bộ xinh đẹp đã đưa thương hiệu "Cơm nếp sấy Dăm bông, Rượu nếp cái Hoa vàng" làng Thượng Thọ ra mọi miền Tổ quốc.