Để giảm thiểu tai nạn đường sắt

Đời sống 11/02/2025 10:09
Thế nhưng vừa mới đây, khi biết cơ quan chức năng đã điều tra, phát hiện một cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk cung cấp ra thị trường, cũng như cho hệ thống Bách hoá Xanh một số lượng rất lớn giá đỗ ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Không chỉ tôi, mà hết thảy người dân đều phẫn nộ, nhất là người tiêu dùng bấy lâu nay vẫn tin tưởng mua hàng hoá ở Bách hoá Xanh. Điều không thể chấp nhận được khi trên bao bì gói thứ giá đỗ này lại được dán lên những nhãn mác rất kêu như “Vì sức khỏe của mọi người”, “không hóa chất”, “không chất kích thích”, “không chất bảo quản”. Đây điển hình là kiểu làm ăn “treo đầu dê, bán thịt chó”, là hành vi lừa dối người tiêu dùng một cách trắng trợn.
![]() |
Thực ra vụ giá đỗ “ngậm” hoá chất tuồn vào hệ thống siêu thị của Bách hoá Xanh để lừa gạt người tiêu dùng là một trong những vụ việc xảy ra mới nhất gần đây mà cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện; còn trong quá khứ đã từng có không ít các loại rau quả, thực phẩm bày bán trong một số cửa hàng, siêu thị…, được dán mác “sạch”, “an toàn”…, nhưng lại không sạch, không an toàn khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát giác.
Khi vụ việc này được phanh phui, rất nhiều người tiêu dùng đã thực sự hoang mang, thất vọng, rồi tự đặt câu hỏi: Phải chăng bấy lâu nay mình vẫn bị lừa gạt, khi mất tiền giá cao lại nhận được rau củ… bẩn “đội lốt”(?!)
Vẫn biết không phải cửa hàng, hệ thống siêu thị, cơ sở kinh doanh rau sạch, thực phẩm an toàn nào cũng làm ăn thiếu trung thực như vậy, nhưng “con sâu làm rầu nồi canh” khiến lòng tin của đại đa số người tiêu dùng không còn “đặt” ở các nơi kinh doanh rau sạch, thực phẩm an toàn khiến nhiều người tiêu dùng hoài nghi và... quay lưng!
Từ những vụ rau “bẩn” bị phù phép thành “sạch”; giá đỗ “ngậm” hoá chất cấm để lừa gạt người tiêu dùng…, rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc một cách nghiêm túc, thường xuyên kiểm duyệt, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để khi phát hiện cơ sở trồng trọt và kinh doanh nào lừa dối người tiêu dùng, bán rau quả trôi nổi mà vẫn treo biển hiệu "sạch", hoặc “núp bóng” các loại rau quả có thương hiệu cần phạt thật nặng, rút giấy phép kinh doanh do gian lận thương mại. Bởi nếu không làm nghiêm, quản lí chặt chẽ, mà vẫn thả nổi thị trường rau quả, thực phẩm như bấy lâu nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.