Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.

Khoảng 12 giờ trưa, cả đoàn đến dãy núi Pha Sum Khảo, nơi có cột mốc số 108 trên biên giới Việt Trung, thuộc xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là chuyến về Tổ quốc của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Họa sĩ Trịnh Phòng thể hiện rất thành công cảnh và người trong bức tranh “Bác Hồ về nước”. Bài viết này chỉ nói về người gánh hành lí trong bức tranh.

Ông Lê Văn Lợi, ở thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, cháu nuôi, cũng xem như là con nuôi của cụ Nguyễn Thị Cúc, sinh năm 1907, quê gốc thị trấn Ba Đồn, huyên Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đưa cho chúng tôi xem nhiều tranh, ảnh, tài liệu và kể cho chúng tôi chuyện về cụ Nguyễn Thị Cúc và chồng là cụ Phạm Văn Lộc. Cụ Lộc là người gánh hành lí trong số 5 người tháp tùng Bác Hồ về nước trong bức tranh của họa sĩ Trịnh Phòng.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
“Bác Hồ về nước" của họa sĩ Trịnh Phòng

Cụ Phạm Văn Lộc (chứ không phải là Hoàng Văn Lộc như nhiều văn bản đã ghi), sinh năm 1900, quê gốc ở thôn Văn La, xã Lương Ninh, tên thật là Nguyễn Văn Ty. Những năm 20 của thế kỉ trước, cùng nhiều người khác, gia đình cụ Ty “tha phương cầu thực” tận nước Xiêm La (tức Thái Lan). Tại đây, cụ Ty gặp và yêu cụ Cúc. Cả hai người đều là người trong tổ chức “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội” tại Đông Bắc Thái Lan lúc bấy giờ.

Năm 1928, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở đây, nhận thấy vẻ lanh lợi, tháo vát, giỏi võ và biết cả việc bốc thuốc chữa bệnh nên vận động Nguyễn Văn Ty ở cạnh mình để giúp đỡ. Bác đã cải tên Nguyễn Văn Ty thành Phạm Văn Lộc để dễ hoạt động cách mạng. Thấy tình yêu giữa Lộc và Cúc càng thắm thiết, gắn bó, Bác đứng ra tác thành để hai người thành vợ, thành chồng.

Trong một lần đi đưa tài liệu trong tổ chức cách mạng, cụ Cúc bị ngã xe đạp do mật thám rượt đuổi, cụ nhanh trí hủy tài liệu mang theo nên chúng không buộc tội được cụ. Nhưng, cái thai trong bụng do chấn động mà bị băng hoại. Từ đó, bà không còn khả năng làm mẹ.

Tháng 11/1929, do nhu cầu phát triển cách mạng, Bác quyết định sang Trung Quốc để tiến hành hợp nhất các đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương (3/2/1930) và đưa cụ Lộc theo cùng. Trước khi đi, cụ Lộc thổ lộ với cụ Nguyễn Văn Bun (ông ngoại ông Lê Văn Lợi bây giờ), cũng là Việt kiều ở Thái, nếu vợ chồng cụ Bun có con thì cho cụ Cúc một đứa để nuôi. Bạn đồng niên, đồng hương nên cụ Bun đồng ý. Cụ Phạm Văn Lộc tạm biệt vợ, gồng gánh hành lí theo chân Bác sang Trung Quốc kể từ đó.

Năm 1937, vợ chồng cụ Bun sinh con gái Nguyễn Thị Đòn. Thực hiện lời hứa với bạn, ông Bun trao bé Đòn cho cụ Cúc nuôi. Nhưng do bận bịu với công tác, được một thời gian, cụ Cúc phải trao lại Đòn cho vợ chồng cụ Bun. Tuy nhiên, cụ Cúc vẫn ghé thăm, chăm sóc Nguyễn Thị Đòn những khi rảnh rỗi như một người mẹ nuôi.

Trưởng thành, Nguyễn Thị Đòn kết duyên với Lê Văn Quang, một bạn trai Việt kiều. Sau đó, cụ Cúc về ở với vợ chồng ông Quang, bà Đòn. Vợ chồng ông Quang có 7 đứa con (4 trai, 3 gái), đông con nên vô cùng lận đận, vất vả.

Năm 1960, gia đình ông Quang hồi hương trở về Tổ quốc. Họ sinh sống ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, nơi mà ngày xưa ông bà, cha mẹ mình đã ra đi vì miếng cơm, manh áo.

Tháng 2/1965, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, vợ chồng ông Quang đưa các con ra sơ tán tại tỉnh Nghệ An. Thời gian này, cụ Cúc chủ động xin cậu bé Lê Văn Lợi, chưa tròn tuổi ở với cụ. Thế là, ở tuổi 61, cụ Cúc có đứa cháu nuôi, cũng xem như là con nuôi thân thiết.

Đau đáu trong tâm can cụ Cúc là cụ Lộc đang ở đâu? Nhân Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, cụ Cúc gửi bé Lợi cho hàng xóm, tìm đường ra Hà Nội để gặp Bác Hồ hỏi rõ tin tức về cụ Lộc. Nhưng lúc đó Bác đang ốm nặng. Hơn nữa, mọi người không biết cụ nên cụ đành thất vọng trở về.

Sau ngày 30/4/1975, vợ chồng ông Quang dắt díu đàn con trở về bản quán ở Lương Ninh. Cụ Cúc và cu Lợi cũng trở về. Để mưu sinh, hai bà cháu che túp lều bên cạnh hố bom ở bến phà Quán Hàu để sống và bán nước cho người quá giang. Niềm hi vọng tìm chồng của bà Cúc tưởng như đã lịm tắt.

Nhưng, một ngày cuối tháng 5/1979, đọc báo Nhân dân số ra ngày chào mừng sinh nhật Bác Hồ (19/5/1979), mắt cụ bừng sáng khi trong bài viết của đồng chí Vũ Kỳ, thư kí riêng của Bác, có đoạn nói về cụ và cụ Lộc thời ở Thái Lan. Thế là, gom góp tiền bán nước, kèm theo tiền bán đàn gà chọi được 11 đồng 2 hào, hai bà cháu ra Hà Nội gặp đồng chí Vũ Kỳ để tìm chồng.

Đồng chí Vũ Kỳ vô cùng cảm động khi gặp hai bà cháu và kể lại công lao cống hiến lớn lao cho cách mạng của liệt sĩ Phạm Văn Lộc. Cụ Lộc sau khi theo Bác sang Trung Quốc, luôn ở cạnh Người, nấu ăn, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tận tình. Trong chuyến trở về Tổ quốc (1941), cụ Lộc gánh tư trang cho Bác (đúng như hình ảnh trong bức tranh “Bác Hồ về nước” của họa sĩ Trịnh Phòng). Tại hang Pắc Bó của núi rừng Việt Bắc cho đến ngày giành được độc lập (2/9/1945), cụ Lộc vẫn ở cạnh Bác Hồ làm người đầu bếp và cần vụ đắc lực, trung thành, tận tụy.

Tháng 8/1945, trước khi trở về Hà Nội, Bác Hồ giao cho cụ Lộc ở lại chiến khu Việt Bắc phụ trách một phân xưởng cơ giới sản xuất, sửa chữa vũ khí. Khi Pháp phản bội, Chính phủ và Trung ương Đảng lại lên Việt Bắc chỉ đạo cuộc kháng chiến, cụ Lộc lại được Bác gọi về ở cạnh Người để phục vụ cho mình và lãnh đạo Đảng, Chính phủ. Ngày 3/5/1948, cụ Lộc qua đời do bị sốt rét ác tính. Chính ông Vũ Kỳ, ông Kháng (sau này là Cục trưởng Cục cảnh vệ, Bộ Công an) khâm liệm cụ Lộc, có Bác Hồ đứng cạnh trong nỗi đau khôn tả. Sau khi chôn cất cụ Lộc ở mô đất cạnh bờ suối xong, Bác Hồ mới ra về.

Năm mươi năm mới có được tin chồng cũng là lúc biết được chính xác chồng đã mất, cụ Cúc nức nở khóc và cùng cu Lợi xin được chít khăn trắng từ lúc đó để để tang cho chồng và ông - liệt sĩ Phạm Văn Lộc.

Sau ngày đó, cụ Cúc được chính quyền xã Lương Ninh làm nhà lợp ngói để ở. Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, cụ Cúc được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại khu dưỡng lão, TP Huế. Cụ còn được cấp sổ hưu và chế độ tem phiếu tương đương chức vụ phó, trưởng Ty lúc bấy giờ, nhưng bà không hề sử dụng. Cụ nói: “Tôi được Nhà nước nuôi như ri là sướng rồi”.

Còn ông Lợi về ở với cha mẹ đẻ và học hết chương trình phổ thông cấp 3, gia nhập quân đội.

Do tuổi già, sức yếu, cụ Cúc qua đời tại Khu dưỡng lão Huế lúc 14 giờ ngày 6/5/1990. Sau khi về chịu tang bà cũng là mẹ nuôi, Lê Văn Lợi trở về đơn vị, sau đó bị tai nạn gãy chân khi đang làm nhiệm vụ. Được điều trị lành lặn, Lợi xin ra quân về nhà học nghề cơ khí sinh sống. Ông Vũ Kỳ dặn, sau khi về nghỉ ở nhà, khỏe người ra gặp ông để ông xin việc làm cho. Nhưng Lợi ngại làm phiền ông Kỳ nên không ra Hà Nội. Ông Lợi lấy vợ ở quê (sinh được 2 cháu trai) và mở cơ xưởng nhỏ để mưu sinh. Vợ chồng ông đều là đảng viên, được dân làng tin yêu, quý trọng.

Năm 2013, tại Thái Nguyên, ATK ngày xưa, Nhà nước đã xây đài tưởng niệm liệt sĩ Phạm Văn Lộc. Hằng năm, ông Lợi và gia đình thường ra phúng viếng. Ông Lợi đã cất bốc hài cốt cụ Cúc đưa về đặt trong phần lăng, có mộ gió của cụ Lộc để thờ tại nghĩa trang làng mình. Bàn thờ cụ Lộc, cụ Cúc trong nhà anh, ngày ngày vẫn sáng đèn và ngào ngạt hương khói.

Ghi chép của Hồ Ngọc Diệp

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.
Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Tin khác

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước
Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới
Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Xem thêm
Phiên bản di động