Chợ “độc” ở xứ Quảng

Có một chợ mà ở đó người mua kẻ bán chỉ có một món hàng duy nhất, đó là những chú heo con. Chợ đặc biệt ấy cũng sinh ra một cái nghề đặc biệt chẳng nơi nào có, ấy là “nghề bồng heo”. Bất kể mùa mưa hay nắng, nhưng người mưu sinh bằng cái nghề đặc biệt ấy vẫn tất bật, bám trụ...

Ngôi chợ đặc biệt phía đầu cầu

Cách đây chừng mấy năm, khi đường tránh cầu Bà Rén chưa hoàn thành, tuyến Bắc -Nam khi đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam đều phải ngang qua “chợ heo Bà Rén”. Người dân sống quanh chợ, và cả những người sống bằng các nghề trong chợ cho biết, chợ heo được hình thành từ cuối những năm 60 của thế kỉ trước. Nói là chợ nhưng đây là một khoảng đất trống nằm dọc sông Thu Bồn, sát đường cái ngay chân cầu Bà Rén.

Bà Phan Thị Liễu, 59 tuổi, xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, Quảng Nam, người có gần 30 năm buôn bán ở chợ này cho biết, tên chợ được đặt theo tên người đàn bà chèo đò ở khúc sông này. Ngày trước khi chưa có cầu, bên cạnh chợ heo là một cái chợ bán đủ thứ khác, nên ai đến chợ cũng phải gọi bà đưa qua sông, lâu dần thành cái tên chợ Bà Rén. Sau đó, vì buôn bán heo gây mùi khó chịu, nhiều khi heo xổng rọ làm loạn chợ, nên người buôn heo mới ra mảnh đất bên cạnh lập nên chợ heo.Từ chợ Bà Rén, người ta gọi luôn là chợ heo Bà Rén. Do nằm cạnh sông dễ cho việc vận chuyển đường thủy, chợ ngày càng phát triển. Thế nên từ đó đến giờ, cảnh nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua, dàn trải từ chân cầu Bà Rén cho đến khu chợ trung tâm. Nhiều người khẳng định, đây là chợ heo lớn và nổi tiếng nhất miền Trung, đặc biệt nhất cả nước.

Một góc chợ heo Bà Rén.

Một góc chợ heo Bà Rén.

Một điều đặc biệt khiến chợ này nổi tiếng, là bởi có nhiều chị em không quản nắng mưa, mệt nhọc “chạy” theo cái nghề có một không hai, được gọi là“nghề bồng heo” thuê.

Nghề “độc nhất vô nhị”

Vì chợ heo, nên chất thải, xú uế của heo chưa kịp dọn sạch trong ngày nên nhiều người rất ngại phải ôm những chú heo để cân, hay đưa chúng lên xe. Thế là cái nghề “bồng heo thuê” ra đời. Vì đặc thù của chợ này một ngày luân chuyển có đến vài chăm chú heo, có lúc cao điểm lên tới cả ngàn chú, nên dần dần hình thành lực lượng chuyên “bồng heo”.

Cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những người phụ nữ.

Cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những người phụ nữ.

Không giấu giếm nghề nghiệp, những người làm nghề còn làm tăng thêm độ hoành tráng công việc của mình, với cái tên khá hóm hỉnh, nghề “ôm Trư Bát Giới”. Khởi đầu cho cái nghề đặc biệt này lại từ một gia đình đặc biệt. Đó là gia đình của cụ Lưu Quơn (83 tuổi) sống bên cạnh chợ Bà Rén. Cụ Lưu Quơn cho biết, cách đây hơn 20 năm, vì gia đình quá nghèo, lại thuộc dạng đặc biệt khi cả 8 người trong gia đình đều cao không quá 1,2m, không có việc làm nên dát díu nhau ra chợ heo này để làm vệ sinh. Lâu dần, thấy có nhiều người cần bồng heo để cân, để vận chuyển nên gia đình cụ chuyển qua làm nghề này sống qua ngày. Một điều lạ là những chú heo qua tay gia đình cụ đều hay ăn chóng lớn, người mua kẻ bán bảo gia đình ông “hợp vía”, nên cứ mỗi lần heo về là gia đình cụ Lưu Quơn lại túc trực để bồng heo thuê.

Từ ngày chợ heo được xây dựng mới, khuôn viên rộng hơn và nhiều thương lái tìm về đây, nên gia đình cụ Lưu Quơn làm không hết việc.Rồi những người khác thấy nghề này mưu sinh được nên cùng tham gia. Đa phần đội quân “bồng heo” ở độ tuổi tứ tuần, có người xấp xỉ 50 tuổi hoặc hơn, thế nhưng chỉ với những thân hình nhỏ thó của mình, các chị vẫn ôm những con heo giống có khi đến tận 25kg dễ dàng.

Nghề bồng heo thuê là nghề độc ở đất này.

Nghề bồng heo thuê là nghề độc ở đất này.

Heo Bà Rén có tiếng và được chở ra Huế, vào Tây Nguyên cho đến Khánh Hòa, Đồng Nai...Không chỉ bồng heo kiếm tiền, các chị còn “xem heo, lùa heo” rất tài tình, bởi mỗi người có một bí quyết riêng không thể tiết lộ. Chỉ cần liếc qua chú heo con, các chị biết ngay heo có hay ăn chóng lớn hay không. Để các chú heo này trở nên ngoan ngoãn và không chạy lung tung khi đang mua bán, có chị đốt lông mi của chúng trước khi lùa đi. Các chú heo mất lông mi trở nên hiền hậu, đi chậm và cứ thế chúng đi theo sự hướng dẫn của con người. “Thậm chí chúng leo lên ghe qua sông mà không quậy phá gì hết!” một chị bật mí. Hiện tại, chợ ngày họp một lần nhưng heo vẫn bán rất “chạy” và luôn được mọi người mua tin cậy.

Trong nhọc nhằn vẫn có tình thương

Chợ heo Bà Rén hiện nay có khoảng chục chị em bám níu cái nghề nặng nhọc, vất vả và hiểm nguy này. Họ là những người phụ nữ nghèo của địa phương hoặc đến từ các vùng lân cận. Nhiều nhất phải kể là huyện Quế Sơn, tiếp đó là huyện Thăng Bình, huyện Duy Xuyên. Không khó để chúng tôi tìm hiểu hoạt động của chị em phụ nữ làm trong nghề này, bởi từ lúc 5 giờ sáng nhiều chị đến chực sẵn, làm vệ sinh, chuẩn bị rơm rạ để chờ heo tới. Công việc khá nặng như vậy, lại phải chịu dơ bẩn vì ôm cả heo lên người, nhưng mỗi chuyển giao heo như vậy, thù lao nhận được chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/con tùy cân nặng, tùy cả vào “vía” của người bồng, và tùy cả vào sự quen thân.

Chị Hoàng Thị Tân, 45 tuổi, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên cho biết: “Công việc nhìn đơn giản vậy chứ cũng lắm thăng trầm mấy chú ơi, nhiều khi lỡ tay heo tuột khỏi người thì khách người ta không ưng, mình mất hết mối. Tuy nhiên, nếu chăm chỉ làm thì mỗi người cũng kiếm được khoảng 40.000 - 60.000 đồng một ngày”. Đang trò chuyện với chúng tôi, thoáng thấy mối quen, chị Tân vội vã xắn áo, đội nón lên đầu chạy tới chỗ rọ heo của thương lái, rồi nhanh gọn “bồng” từng chú heo đến giao cho khách mua.

Chứng kiến cảnh những người bồng heo thuê, tôi khá ngạc nhiên vì không có một tiếng cãi cọ, không tranh giành giữa những người bồng heo thuê với nhau. Tưởng việc bươn chải, kiếm tiền từ cái nghề “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam lam lũ sẽ có những sự cạnh tranh, nhưng tình người của những người bồng heo lại rất đẹp.

Trò chuyện với tôi, các chị đều chia những khó khăn của nghề. Heo nặng hay nhẹ không làm các chị thấy khó mà điều khổ nhất là mùi hôi. Trời nắng mồ hôi của cơ thể cộng với mùi khét heo cứ xộc lên mũi đến mức phải nín thở. Mấy hôm trời mưa thì phân heo nhễ nhại, bôi trét khắp người, con heo trên tay cứ la eng éc, giãy dụa như sắp rơi xuống đất. Làm cài nghề này có chị gia cảnh khó khăn trăm bề, như chị Phạm Thị Xuyến có chồng không may mắc phải căn bệnh thần kinh, mất khả năng lao động. Từ đó chị trở thành lao động chính trong gia đình, làm đủ mọi việc để lo chồng, nuôi con ăn học; hay như chị Phan Thị Lợi (38 tuổi) chồng đã mất sớm, phải nuôi ba con đang trong tuổi ăn tuổi học. Hạnh phúc hơn như chị Nguyễn Thị Xí (47 tuổi, trú tại xã Quế Xuân) nuôi hai người con trai ăn học thành tài. Đứa lớn theo học Đại học Kinh tế Hà Nội và đứa nhỏ đang theo học ở Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin ở Hội An. Chị Xí kể, ngày mấy đứa nó đậu đại học, chị vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì gia đình chị vô cùng hãnh diện khi hoàn cảnh khó khăn trăm bề mà con cái đỗ đạt; còn lo vì sắp tới gia đình phải đối mặt với khoản học phí “khổng lồ”, lại thêm tiền ăn ở nơi đất khách quê người. Cứ thế, gánh nặng cuộc sống cứ đè lên đôi vai những người phụ nữ này. Xa xăm sau gương mặt gầy hóp của người phụ nữ ấy, ẩn hiện bao nỗi lo toan: “Sáng nay heo ít, tôi chỉ ôm được 30 con, tính được hơn 50.000 đồng, đủ tiền đi chợ ăn cho cả ngày. Những ngày khác heo nhiều thì đỡ hơn”, một chị nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đình Lai, Trưởng ban Quản lí chợ Bà Rén cho biết: “Tại chợ, ngày cao điểm lên đến gần ngàn con heo, các huyện lân cận đổ heo về, rồi lại được đưa lên xe phân tán khắp nơi. Mặc dù cực khổ nhưng nhờ vậy nhưng cũng tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có thêm việc làm, có thêm thu nhập, một phần nào đó cải thiện được cuộc sống!”

Minh Ngọc

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bếp ăn nghĩa tình

Bếp ăn nghĩa tình

Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống...
Lần đầu đến Điện Biên

Lần đầu đến Điện Biên

“Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Lời thơ ấy ngân nga trong tôi khi lần đầu đến thăm TP Điện Biên Phủ.
Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.
“Truyện Kiều” chinh phục người đọc hơn 200 năm qua

“Truyện Kiều” chinh phục người đọc hơn 200 năm qua

Nguyễn Du (1765-1820), tên tự Tố Như, sinh tại Hà Tĩnh, mất tại Huế. Ông được biết đến là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa thế giới. “Truyện Kiều”, tác phẩm của ông đã được đón nhận nhiệt liệt khi ra mắt và có sức sống mãnh liệt dù đã trải qua mấy trăm năm...
Dạy các kĩ năng bơi lội từ sớm cho trẻ

Dạy các kĩ năng bơi lội từ sớm cho trẻ

Đã từ lâu, khi bước vào mùa Hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam nước ta luôn xảy ra rất nhiều vụ trẻ bị đuối nước, dẫn tới những cái chết vô cùng thương tâm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đó là do trời oi bức nắng nóng, nhu cầu “giải nhiệt” của trẻ rất cao, nên các em thường lén trốn ông bà, cha mẹ để cùng bạn bè đi bơi lội, tắm táp tại các đầm phá, ao, hồ, sông, suối...

Tin khác

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Từ cưu mang NCT cơ nhỡ đến tiếp sức cho NCT tự mưu sinh

Từ cưu mang NCT cơ nhỡ đến tiếp sức cho NCT tự mưu sinh
Quán trọ Sài Gòn Bao dung thuộc Công ty TNHH MTV Qũy Từ thiện và Bảo trợ xã hội (BTXH) Trăng Khuyết được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động lần đầu ngày 10/11/2020, đăng kí thay đổi lần thứ 8 ngày 15/3/2024; (có 2 cơ sở, 1 tại phường 6 quận 8), cơ sở 2 tại địa chỉ 552 đường Lý Thường Kiệt, phường 7 quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh)

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, hưởng nguyên lương.

Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông
Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4-1/5), toàn quốc xảy ra vụ 347 tai nạn giao thông, làm chết 138 người, bị thương 285 người.

Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai
Vào khoảng 9h sáng 1/5, tại Công ty gỗ Bình Minh (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) có nhiều công nhân tới làm việc thì bất ngờ tiếng nổ lớn vang lên. Mọi người hốt hoảng kiểm tra, phát hiện có nhiều người bị thương, số khác nằm bất động, xung quanh nhiều đồ vật ngổn ngang.

Đêm trên “vùng giới tuyến”

Đêm trên “vùng giới tuyến”
Đêm đứng bên cầu Hiền Lương, dường như lịch sử ùa về theo tiếng dòng sông thì thào trong gió, để kể về những đêm vượt sông giữa mưa bom bão đạn, kể về những người mẹ vá cờ, nghe những điệu ru con ơ ầu vang lên trong xóm nhỏ giữa khoảnh khắc chiến tranh đầy kinh hoàng, và để nghe kể về những con người ở đôi bờ sông này bất khuất đến chừng nào.

Chiến sĩ thi đua số 1 trong Chiến dịch Điện Biên

Chiến sĩ thi đua số 1 trong Chiến dịch Điện Biên
Cách đây 11 năm (2013), nhân hướng tới kỉ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014) là cộng tác viên thân thiết của báo Quảng Ninh, nên tôi được nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Kha, nguyên Trưởng phòng Chính trị-Xã hội báo Quảng Ninh (nay đã nghỉ hưu), gợi ý viết về ông Nguyễn Tiến Thụ.

Về vụ bán 3 quả dứa giá 500 nghìn đồng cho du khách nước ngoài

Về vụ bán 3 quả dứa giá 500 nghìn đồng cho du khách nước ngoài
Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định.

Diện mạo mới của Tây Đô sau gần 50 năm nước nhà thống nhất

Diện mạo mới của Tây Đô sau gần 50 năm nước nhà thống nhất
Thành phố Cần Thơ mệnh danh là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, với tên gọi mĩ miều Tây Đô. Hiện TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Gặp nhà chỉ huy tình báo Nguyễn Văn Tàu - Tư Cang: Bổn phận làm trai từ đó đã... lên đàng!

Gặp nhà chỉ huy tình báo Nguyễn Văn Tàu - Tư Cang: Bổn phận làm trai từ đó đã... lên đàng!
Đại thắng mùa Xuân 1975 đã lùi xa gần trọn nửa thế kỉ. Chiến công nối tiếp chiến công nhưng bao câu chuyện hi sinh thầm lặng góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc vẫn chưa thể nói hết.

Trong 4 tháng đầu năm cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông, 1.555 vụ cháy

Trong 4 tháng đầu năm cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông, 1.555 vụ cháy
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/4, tính chung 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông.

Đầu tháng 5 miền Bắc có thể đón mưa rào và dông

Đầu tháng 5 miền Bắc có thể đón mưa rào và dông
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong những ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, miền Bắc và miền Trung sẽ chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh. Do đó khu vực này có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.

Chiến công lừng lẫy của “Huyền thoại Đồng Đen”

Chiến công lừng lẫy của “Huyền thoại Đồng Đen”
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng chiến công và những con người đã lập nên chiến công, đã hi sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc thì vẫn mãi mãi được Tổ quốc ghi công, Nhân dân ghi nhớ như chiến công của người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Kịp, với biệt danh “Huyền thoại Đồng Đen”, đã khiến bọn Mỹ - ngụy phải run sợ. Chính ông khiến chúng phát lệnh truy nã bằng được khắp 3 vùng: Sài Gòn - Gia Định, Long An, Tây Ninh, với tuyên bố: “Đồng Đen còn thì Sài Gòn mất”.

Xử phạt tiktoker tố bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn

Xử phạt tiktoker tố bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn
Đại diện Thanh tra Sở TT&TT TP. Hà Nội cho biết, đơn vị vừa có buổi làm việc trực tiếp với tiktoker Vũ Minh Lâm. Đây là người có bài đăng trên mạng xã hội tố một quán phở ở phố cổ Hà Nội "đuổi" khách vì ngồi xe lăn hồi tháng 1.
Xem thêm
Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.
Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại

Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.
Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Bếp ăn nghĩa tình

Bếp ăn nghĩa tình

Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống...
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, hưởng nguyên lương.
Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Trong 5 ngày nghỉ lễ 138 người chết, 285 người bị thương vì tai nạn giao thông

Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5), toàn quốc xảy ra vụ 347 tai nạn giao thông, làm chết 138 người, bị thương 285 người.
Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Danh tính 6 nạn nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Vào khoảng 9h sáng 1/5, tại Công ty gỗ Bình Minh (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) có nhiều công nhân tới làm việc thì bất ngờ tiếng nổ lớn vang lên. Mọi người hốt hoảng kiểm tra, phát hiện có nhiều người bị thương, số khác nằm bất động, xung quanh nhiều đồ
Phiên bản di động