Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nghiên cứu - Trao đổi 27/03/2025 09:09
Những ngày qua, trên mạng xã hội và các trang Website nước ngoài bằng tiếng Việt,… bỗng dưng có ý kiến cho rằng, cần “trưng cầu ý dân” về sáp nhập tỉnh, thành, kèm theo là liên tục đăng tải những thông tin về cái gọi là sáp nhập một số tỉnh, thành phố. Đài châu Á tự do RFA đưa ra luận điệu rằng “sáp nhập tỉnh sao không trưng cầu dân ý”, không chỉ thiếu cơ sở pháp lí mà thực hiện quá trình này còn thiếu dân chủ...
Trên các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok lại tung thông tin rằng, “Quốc hội hôm nay đã thống nhất sáp nhập 63 tỉnh, thành cả nước để chỉ còn 31 tỉnh, thành phố”, “Chính phủ vừa quyết định sáp nhập các tỉnh A, B, C”,… Một số mạng xã hội còn cố tình cắt ghép văn bản, sử dụng hình ảnh giả mạo để tăng độ tin cậy như kèm giới thiệu bảng thông tin cụ thể là tỉnh A sáp nhập với tỉnh B; tỉnh C sáp nhập với tỉnh D, tỉnh E, có trụ sở đặt tại tỉnh, thành nào đó.
Không những vậy, chúng còn tiếp tay cho các phần tử phản động thêm chiêu trò chống phá việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với quan điểm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm để đáp ứng những mục tiêu lớn của đất nước trong kỉ nguyên mới.
![]() |
Những thông tin trên là bịa đặt, giả mạo, vi phạm pháp luật,… nhằm cố tình kích động, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước. Hầu hết các thông tin do một số đối tượng chống đối lợi dụng mạng xã hội cố tình tung ra đều chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát ngôn chính thức, được lặp đi lặp lại với tần suất khá dày… đã lan truyền mạnh và gây tò mò, hoang mang trong dư luận, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết giữa các địa phương, cộng đồng liên quan đến một, vấn đề đại sự của đất nước.
Bất cứ một quốc gia, một nhà nước nào, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân một cách dân chủ, công khai và minh bạch luôn là một mục tiêu lớn, xuyên suốt nhằm làm động lực phát triển con người, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ở Việt Nam, theo khoản 3, điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định rõ: Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sáp nhập tỉnh, xã bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Việt Nam là đất nước có chế độ chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. 95 năm có Đảng, trong đó 40 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, một trong nổi bật là thực hiện dân chủ Nhân dân, đồng thời các quy định pháp luật cho phép thực hiện ngày càng tốt hơn dân chủ ở cơ sở, Nhân dân làm chủ thông qua các cơ quan đại diện và làm chủ trực tiếp qua cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Đảng ta không thể chậm hơn trong việc cải cách vì đây là cơ hội lịch sử, “thời điểm vàng” để phát triển đất nước. Chủ trương sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy trên nguyên tắc kế thừa truyền thống nhưng phải nghiên cứu những vấn đề mới cho tình hình mới. Sáp nhập tỉnh để khởi sắc vì lợi ích chung quốc gia, cùng với tinh gọn bộ máy giảm được nhiều phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và tránh được xung đột lợi ích giữa biên chế ngày càng phình ra và chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ngày càng được tinh gọn; là bước đi cần thiết để xây dựng một Nhà nước tinh gọn, hiệu quả và gần dân. Đúng như tinh thần của Tổng Bí thư Tô Lâm “là không để người dân tìm chính quyền, mà chính hệ thống chính trị về với Nhân dân. Cấp xã phải hoạt động chuyên nghiệp hơn”.
Yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện), định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh nêu trong Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư…; lộ trình, yêu cầu đặt ra cho việc sáp nhập tỉnh và đơn vị hành chính đã được nêu trong Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư…, đã được những chuyên gia về khoa học tổ chức rất ủng hộ, người dân đều đồng tình và tin vào những quyết sách của Đảng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lộ trình thực hiện từ khi xây dựng đến khi thực thi là hết sức cụ thể, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng pháp luật và được thông tin qua các kênh thông tin chính thức giúp người dân có thể tiếp cận các chính sách đó nhằm hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu chính xác.
Đây là những minh chứng sống động, hoàn toàn sự thật, hiển nhiên bác bỏ luận điệu “không trưng cầu ý dân về sáp nhập tỉnh là không có dân chủ, không có cơ sở pháp lí”, là điều không thể phủ nhận, vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Để phản bác luận điệu “sáp nhập tỉnh không trưng cầu dân ý” là thiếu dân chủ, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp tăng cường tuyên truyền, quán triệt Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư…; Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư… trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; nâng cao nhận thức trách nhiệm và tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong Đảng, trong xã hội về sáp nhập tỉnh.
Thứ hai, mỗi đảng viên, công dân yêu nước khi đăng tải, bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cần đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Không đăng tải, chia sẻ hoặc bình luận về các thông tin không chính thống, thông tin chưa được kiểm chứng về sáp nhập tỉnh để tránh dẫn đến hiểu sai lệch gây băn khoăn, hoang mang trong dư luận, dễ bị các phần tử xấu lợi dụng kích động, xuyên tạc, gây mất đoàn kết.
Thứ ba, thực hiện nghiêm túc kỉ luật phát ngôn; không tùy tiện bàn luận, bàn tán, mỉa mai về chủ trương sáp nhập tỉnh, trưng cầu dân ý, tinh gọn bộ máy,… nhằm tránh bị các cơ quan chức năng xử lí về hành vi tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, chống phá Đảng, chế độ.
Thứ tư, thường xuyên nắm chắc tình hình, dư luận xã hội, dự báo, định hướng thông tin kịp thời thủ đoạn, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch dưới chiêu bài dân chủ, trưng cầu dân ý,… và có giải pháp đấu tranh bác bỏ mọi luận điệu, chiêu trò xuyên tạc một cách phù hợp.
Thứ năm, người dân cần tỉnh táo, cảnh giác, có kĩ năng, phải biết sàng lọc “gạn đục khơi trong” khi tiếp cận thông tin chính thống hay không chính thống liên quan đến những vấn đề quốc gia đại sự. Không vì thiếu hiểu biết, vì sự bức xúc mà vô tình tiếp tay cho những kẻ xấu lợi dụng để lan truyền thông tin sai sự thật, kích động hòng làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước.
Thứ sáu, kiện toàn và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái. Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, cố tình đưa thông tin giả, bịa đặt, xuyên tạc về dân chủ ở Việt Nam lên mạng xã hội.
Thứ bảy, phát huy vai trò của báo chí, xuất bản, thông tin, tuyên truyền về thành tựu dân chủ và đấu tranh phản bác luận điệu sai sự thật; tăng cường các bài viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, “bút chiến”…; đẩy mạnh lan toả, chia sẻ các thông tin chính thống, hướng đến khát vọng kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng.