Cần tư duy lại nền nông nghiệp

Cần tư duy lại nền nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ sản lượng sang số lượng để không còn câu chuyện “được mùa rớt giá, được giá mất mùa” hoặc “giải cứu nông sản”.

Nước ta mặc dù đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; với năng lực sản xuất đạt trên 140 triệu tấn/năm. Trong đó, nhiều mặt hàng đang đứng nhóm đầu trên thị trường thế giới như: Gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản,... nhưng đặc thù các sản phẩm của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị thu về chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong nguyên nhân đó là do khâu chế biến sâu để gia tăng giá trị còn hạn chế.

Câu chuyện “được mùa rớt giá” của nông, thủy, lâm sản Việt Nam xảy ra xuất phát từ mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN), nhà khoa học, Nhà nước chưa chặt chẽ, dẫn đến thông tin thị trường chưa rõ ràng, định hướng sản xuất chưa phù hợp nhu cầu. Bên cạnh đó, thách thức về hạ tầng, logistics,... gây cản trở lưu thông hàng nông sản tươi, thô.

Cần tư duy lại nền nông nghiệp

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, khoảng 2 năm trở lại đây, hàng nông sản Việt Nam đi ra nước ngoài dễ dàng hơn; sản xuất, chế biến nông sản cũng có nhiều tiến bộ. Vấn đề lớn hiện nay là làm sao để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên đất của mình và cạnh tranh được với các thị trường lân cận, nhất là Thái Lan. Hiện nông dân Việt Nam đã chịu vào HTX để hình thành những vùng sản xuất lớn; có sản phẩm, nguyên liệu đồng nhất để cung cấp cho DN chế biến nhưng có rất ít HTX cùng nhau sản xuất. Thực tế có đến 70% nông dân thích làm ăn riêng lẻ, đất đai còn manh mún. Bên cạnh đó, liên kết giữa nông dân và DN rất lỏng lẻo, có tình trạng nông dân lẫn DN “bẻ kèo” trong các liên kết. Ngoài ra, nông sản Việt Nam không đồng đều về chất lượng nên sản phẩm không được nổi tiếng, nói cách khác là không có thương hiệu.

“Để nâng tầm nông, thủy sản Việt, trước hết cần xem lại từng địa phương có sản phẩm nào nổi bật nhất. Có địa phương có rất nhiều sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) nhưng đa phần sản phẩm của các tỉnh, thành na ná nhau. Ở cấp quốc gia cũng cần xác định giống nào, mô hình sản xuất nào cho từng tỉnh; các địa phương cần cạnh tranh nhau chứ không làm thương hiệu chung. Tiếp theo, cần khắc phục tình trạng nông dân sản xuất riêng lẻ, không theo quy trình khoa học đã hướng dẫn; cải thiện chất lượng thu hoạch và xử lí sau quy hoạch... Ngoài ra, phải cải thiện hoạt động marketing để khách hàng khi cần có thể dễ dàng biết được ở Việt Nam, địa phương nào có sản phẩm gì, xuất đi đâu?”, GS Võ Tòng Xuân kiến nghị.

Đáng chú ý, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, dịch vụ logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa phát triển, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, thủy sản của vùng.

Để thay đổi tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá”, cần thay đổi tư duy. Việt Nam có lợi thế về thiên nhiên, thổ nhưỡng trong khi dân số thế giới sắp đạt 8 tỉ người, kéo theo nguy cơ thiếu lương thực. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, vì thế chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Trong định hướng phát triển nông nghiệp, cần thông tin cho nông dân hiểu xu thế hiện tại là sản phẩm hữu cơ, xanh, sạch...

Đại diện cho các DN xuất khẩu thuỷ sản, ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) kiến nghị: Chính phủ và các địa phương duy trì, phát triển năng lực sản xuất nguyên liệu. Cụ thể, cần đầu tư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ nuôi trồng. Khuyến khích DN, tư nhân đầu tư vào những trung tâm sản xuất giống bố mẹ, nâng cấp các trại sản xuất giống cung cấp cho ĐBSCL. Đồng thời, sửa đổi Luật Đất đai theo hướng quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, hạn điền, quy định sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất để phát triển được các vùng nuôi, sản xuất giống tập trung phù hợp.

Bên cạnh đó ở ĐBSCL, cần xây dựng cảng Cái Cui (TP Cần Thơ) trở thành cảng container chính của khu vực, nhằm kịp thời giảm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Song song đó, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không một cách thuận tiện. Mở rộng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng hàng không để xuất khẩu những hàng hóa đặc thù, giá trị của ĐBSCL đi các nước...

Nền nông nghiệp Việt Nam cần thoát khỏi tư duy thuận mua vừa bán, mua đứt bán đoạn mà phải hình thành niềm tin cho nông dân, phát huy vai trò dẫn dắt để hình thành hệ sinh thái xung quanh giữa DN và nông dân. Mỗi DN cùng ngồi lại, chuyển từ tư duy thuận mua vừa bán sang tư duy hợp tác đường dài. Các hiệp hội ngành hàng rau củ quả, thuỷ sản cũng phải thật sự trở thành một hiệp hội cùng kiến tạo không gian phát triển với địa phương từng vùng, kết nối DN, nông dân thành một khối liên kết bền chặt để cùng nhau đi xa hơn.

Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về người cao tuổi

Tư tưởng Hồ Chí Minh về người cao tuổi

Cương lĩnh và Điều lệ Đảng (6/1991) xác định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”.
Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Bài 3: Những sự kiện lớn của Hội từ nay đến cuối năm
Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Bài 2: Ngày Quốc tế NCT và Tháng hành động vì NCT ở Việt Nam
Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Bài 1: Xuất xứ, sự ra đời của Ngày Quốc tế NCT (1/10)
Thư Bác Hồ gửi thiếu nhi dịp Trung thu

Thư Bác Hồ gửi thiếu nhi dịp Trung thu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn Việt Nam và cả thế giới hãy phấn đấu để thiếu nhi lớn lên sung sướng trong hòa bình. Người căn dặn thiếu nhi: “Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh”.

Tin khác

Niềm tin về một xã hội không có chế độ người bóc lột người

Niềm tin về một xã hội không có chế độ người bóc lột người
Ngày 21/2/1848, Các Mác và người đồng chí thân thiết Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khẳng định: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thiết tha yêu chuộng hòa bình và Người đã tiên phong trong việc kêu gọi tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

Đường sắt Việt Nam tụt hậu và lạc hậu nhất thế giới

Đường sắt Việt Nam tụt hậu và lạc hậu nhất thế giới
Trong lịch sử ngành Giao thông vận tải, Việt Nam là một trong những quốc gia hình thành đường sắt sớm nhất thế giới. Năm 1881, đoạn đường Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71km được khởi công xây dựng. Sau 55 năm (1936) đã có hệ thống đường sắt dài gấp 37 lần tuyến ấy với chiều dài tổng cộng 2.600km chạy xuyên suốt ba miền đất nước, là hệ thống đường sắt đầu tiên, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau hơn 140 năm ra đời và phát triển, ngày nay Đường sắt Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng, thuộc vào loại lạc hậu nhất thế giới…

Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946

Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946
Năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Pháp chạy, Nhật hàng, quân Anh và Tưởng tràn vào nước ta, thù trong Giặc ngoài âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Tuyên ngôn Độc lập thể hiện khát vọng của nhân loại

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Tuyên ngôn Độc lập thể hiện khát vọng của nhân loại
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Hào khí ngày 2/9/1945 tại Việt Nam

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Hào khí ngày 2/9/1945 tại Việt Nam
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...

Lãng phí lớn trong sử dụng đất và bất cập của những dự án “treo”...

Lãng phí lớn trong sử dụng đất và bất cập của những dự án “treo”...
Đất đai là tài sản cố định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu quản lí, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do “tư duy nhiệm kì”, do nôn nóng quy hoạch, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất nên rất nhiều dự án chậm triển khai thành dự án “treo”, hàng loạt khu công nghiệp tỉ lệ lấp đầy rất thấp gây nên lãng phí vô cùng lớn nguồn lực đất đai…

Trước thềm năm học mới 2023-2024: Để cặp sách, balo của học sinh bớt nặng

Trước thềm năm học mới 2023-2024: Để cặp sách, balo của học sinh bớt nặng
Như chúng ta đều biết, khi trẻ lên 6 tuổi là bắt đầu bước vào những năm tháng đầu tiên của cả quãng đời học sinh, và đây cũng là một trong những khoảng thời gian đầy cảm xúc của bản thân bé cũng như những người làm cha mẹ. Ngoài sách, vở, bút, tẩy và nhiều thứ đồ dùng học tập khác ra thì chiếc cặp sách, hay chiếc balo trở thành vật dụng không thể thiếu của các em.

Công tác dân vận thời lập quốc

Công tác dân vận thời lập quốc
Đất nước ta lâm vào tình thế “nghìn cân treo đầu sợi tóc” sau khi giành được độc lập. Để giải quyết tình thế trên, Đảng và Nhà nước ta đã dựa vào dân và khơi dậy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt Đảng ta đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (ngày 25/11/1945) để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc

Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy  lịch sử văn hóa dân tộc
Ngày 12/8, tại TP Hà Tĩnh, Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh, Hội đồng họ Hồ Hà Tĩnh và nhóm nghiên cứu lịch sử họ Hồ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”.

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập
Bác Hồ từ Cao Bằng, quyết định rời xuống Tuyên Quang, đặt căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước tại Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đầu tháng 5/1945.

Cần “thẩm thấu” chính sách cho liên kết vùng

Cần “thẩm thấu” chính sách cho liên kết vùng
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn nhận được nhiều sự quan tâm, bởi sẽ góp phần quan trọng giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là trong bối cảnh đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp còn khó khăn như hiện nay.

Thủ đô Hà Nội có nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Thủ đô Hà Nội có nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm?
Ngày 31/7/2023, tại Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội báo cáo, trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Thành công về tư duy và cái nhìn mới

Thành công về tư duy và cái nhìn mới
“Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986” là tựa đề cuốn sách chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn của PGS. TS Trần Thị Trâm. Sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Tác giả là cựu giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nên nghiên cứu của bà nghiêng về thực tế và có chất báo chí nhiều hơn. Khi xuất bản cuốn sách này, PGS.TS Trần Thị Trâm có tư duy và cái nhìn rất mới, tạo nên thành công trên lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian, với tràn ngập chất liệu thực tế cuộc sống…

Đi xe đạp, hoạt động thể chất mang nhiều lợi ích với NCT

Đi xe đạp, hoạt động thể chất mang nhiều lợi ích với NCT
Người cao tuổi thường có xu hướng ngại vận động và giao tiếp, nhất là từ khi bắt đầu tuổi nghỉ hưu. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều người vừa về hưu đã cảm thấy mình già nhanh, giảm sút cả thể chất lẫn trí tuệ.
Xem thêm
Phiên bản di động