Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Đời sống 27/06/2025 09:10
Chỉ riêng trong năm 2024, con người dự kiến sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu tấn nhựa, trong đó phần lớn lượng nhựa đã qua sử dụng này nhanh chóng trở thành 400 triệu tấn rác thải nhựa. Nếu không có hành động khẩn cấp và can thiệp cần thiết, rác thải nhựa toàn cầu có thể đạt khoảng 1,2 tỉ tấn vào năm 2060...
Rác thải nhựa đang là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay, ảnh hưởng đến môi trường (ô nhiễm đất, nước và không khí, hại sinh vật biển, vi nhựa lan rộng), sức khỏe con người (ô nhiễm không khí, hít phải hoặc tiêu thụ vi nhựa; đốt rác nhựa sai cách sinh ra khí độc gây ra các bệnh hô hấp và ung thư), kinh tế (ảnh hưởng hệ sinh thái, xử lí chi phí cao)… Cuộc chiến với rác thải nhựa cần sự chung tay của toàn thể nhân loại. Giảm sử dụng nhựa dùng 1 lần, phân loại rác tại nguồn, tái chế và khuyến khích sử dụng vật liệu sinh học là những việc làm thiết thực. Đặc biệt, nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là giới trẻ, để thay đổi thói quen tiêu dùng và bảo vệ tương lai của chúng ta.
![]() |
NCT chung tay bảo vệ môi trường tạo lối sống xanh. |
Đến nay, An Giang duy trì thu gom, xử lí rác thải đạt gần 80% khối lượng (khoảng 938,52/1.220 tấn/ngày). Tỉnh đang triển khai dự án đầu tư hạ tầng nhà máy xử lí chất thải rắn sinh hoạt và đóng cửa 7 bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện kế hoạch thực hiện mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn năm 2025; triển khai đầu tư dự án Nhà máy xử lí chất thải rắn sinh hoạt tại Khu xử lí rác thải xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân (200 tấn/ngày)…
Các cấp Hội NCT và NCT ở tỉnh An Giang hiện không chỉ thực hành lối sống xanh, mà còn tìm hiểu kĩ về nguồn gốc sản phẩm, sự tác động đến môi trường để đưa ra những lựa chọn có trách nhiệm khi mua hàng tiêu dùng và sử dụng các món đồ trong đời sống sinh hoạt. Có những người cao tuổi tự tổ chức hoạt động đổi rác lấy cây xanh, làm xà phòng tái chế từ dầu ăn thừa, xây dựng kênh truyền thông riêng về chủ đề sống xanh... Bà Nguyễn Thùy Trang, ở TP Long Xuyên chia sẻ: “Mỗi ngày đi làm tôi đều mang theo bình nước cá nhân và túi đựng thực phẩm để ghé chợ mua thức ăn sau giờ làm, hạn chế dùng túi nilon. Thói quen mang theo bình nước để uống có từ khi còn học đại học, qua nhiều năm, bình nước cá nhân trở thành vật không thể thiếu. Ngay cả khi ghé mua các loại thức uống tôi cũng đưa bình riêng của mình để nhân viên của tiệm làm nước. Trong trường hợp phải dùng đến đồ nhựa tôi chọn loại có thể tái sử dụng để tránh dùng một lần rồi bỏ”.
Còn bà Trần Thị Mỹ Nhân, ở TP Long Xuyên cho biết: “Trong sinh hoạt gia đình, tôi cố gắng giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt, tiết kiệm năng lượng và phân loại rác tại nhà. Việc làm này thực hiện khoảng 2 năm gần đây để tập thói quen cho con gái tôi làm theo. Ban đầu, cũng thấy phiền, nhưng khi đã quen lại thấy rất tốt”.
Tuy nhiên, do sự chênh lệch nhận thức giữa các cá nhân trong xã hội, nên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và mục tiêu của lối sống xanh và không phải NCT nào cũng có điều kiện tài chính để theo đuổi lối sống này. Các sản phẩm thân thiện với môi trường, như: Bàn chải tre, quần áo tái chế, thực phẩm hữu cơ… thường có giá bán cao hơn các vật dụng sinh hoạt thông thường. Việc thực hành lối sống xanh đôi khi cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức hơn so với lựa chọn sự tiện lợi thông thường và trong guồng quay bận rộn của cuộc sống hiện đại, nhiều người không đủ kiên trì để duy trì những thói quen “xanh” mỗi ngày.
Lối sống xanh trong NCT đang từng bước trở thành một lối sống tốt, có sức lan tỏa. Đó là sự chuyển đổi về tư duy, giá trị và trách nhiệm của mỗi người với môi trường.