Cần “thẩm thấu” chính sách cho liên kết vùng

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn nhận được nhiều sự quan tâm, bởi sẽ góp phần quan trọng giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là trong bối cảnh đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp còn khó khăn như hiện nay.

Chính sách liên kết vùng cần “thẩm thấu”

Năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức riêng nên các nghị quyết của Bộ Chính trị cho rằng, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, phù hợp với từng vùng.

Tại phiên họp Chính phủ ngày 5/8/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết phát triển vùng, hoạt động của Hội đồng điều phối vùng… Trước đó, ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã kí các quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên. 4 Hội đồng điều phối vùng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

123 máy nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời tặng các hợp tác xã ở huyện Thoại Sơn.
123 máy nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời tặng các hợp tác xã ở huyện Thoại Sơn.

Có thể thấy, cơ chế, chính sách cũng như chủ trương của Đảng, Nhà nước trong liên kết đã cơ bản đầy đủ. Các doanh nghiệp mong muốn chính sách được “thẩm thấu” nhanh, hiệu quả hơn, giúp liên kết trong sản xuất, kinh doanh của các địa phương nói riêng, kinh tế cả nước nói chung phát triển lớn mạnh hơn, các doanh nghiệp phát huy tốt hơn vai trò, tiềm năng của mình cho quá trình phục hồi và phát triển.

Liên kết mang đến những cơ hội kinh tế

Việt Nam là nước nông nghiệp. Cho nên, trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay, việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, liên kết vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị nông sản cần phải đóng vai trò chủ chốt để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định về đầu ra, tạo ra sức cạnh tranh và nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản Việt. Tuy vậy, thách thức lớn hiện nay là việc liên kết kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn khá lỏng lẻo, chuỗi giá trị kém hiệu quả và thiếu hành động tập thể.

Điều này khẳng định hơn nữa vai trò thực chất của liên kết kinh tế trong ngành nông nghiệp. Trong đó, vai trò của liên kết chặt chẽ giữa sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản là cực kì cần thiết, nhằm giúp nông dân thấy được sự cần thiết và tự nguyện hợp tác với nhau. Bản thân các doanh nghiệp cũng muốn kí hợp đồng với nông dân thông qua các tổ chức hợp tác để giảm thiểu chi phí quản lí. Từ đó hình thành các tổ chức hợp tác mới (tổ hợp tác, hợp tác xã), liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần của nông dân trong các doanh nghiệp.

Việc liên kết nông dân với người kinh doanh, chế biến, buôn bán dọc theo chuỗi giá trị sẽ mang đến cơ hội kinh tế quan trọng cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp nhiều gia đình nghèo thoát nghèo nhờ duy trì được sản xuất bền vững. Do đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhận thức về hiệu quả của liên kết kinh tế, từ đó chủ động tìm kiếm, lựa chọn và thiết lập các mối liên kết phù hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như liên kết về thị trường, liên kết trong chuỗi giá trị của nông sản…

Để liên kết vùng là động lực

Các cơ quan quản lí cần giải quyết được các thách thức, điểm nghẽn về hợp tác và liên kết vùng ở các địa phương. Đó là về quy hoạch, tính đồng nhất của các địa phương. Cùng với đó là tạo kênh thông tin thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội vùng bền vững.

Ngoài ra, các địa phương cần xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các tỉnh ở vùng, yêu cầu về quy mô, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng hướng đến giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm. Một khi có cơ sở dữ liệu chung thì sẽ rất thuận lợi trong việc điều phối chuỗi cung ứng, hướng đến giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm. Chẳng hạn có những mặt hàng đang hút hàng hay giá cả tăng vọt, trên cơ sở dữ liệu này, chỉ cần tra thông tin thì sẽ nắm được mặt hàng này ở địa phương nào, vùng nào đang dư thừa để điều phối cung ứng kịp thời, tránh nguy cơ thiếu hay đứt gãy chuỗi nguyên liệu sản xuất.

Các địa phương trong những vùng có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp cần hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, giống chất lượng cao vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đặc biệt là xây dựng các sản phẩm chủ lực của vùng với mục tiêu cung cấp cho các địa phương trong cả nước và phục vụ cho hoạt động xuất khẩu bên cạnh việc cung cấp cho từng thị trường trực thuộc kinh tế vùng.

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng hàng hóa để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế tổn thất cho người nông dân; nâng cao giá trị sản phẩm. Các cơ quan quản lí cũng cần duy trì, đẩy mạnh hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các địa phương, đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối của các tỉnh, thành phố với nhau. Hơn nữa, để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy liên kết kinh tế vùng một cách thực chất và hiệu quả, các cơ quan cần nghiên cứu ban hành văn bản pháp luật ở cấp luật hoặc sửa đổi một số văn bản pháp luật có tính pháp lí cao.

Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.
Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...
Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...
Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.
Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tin khác

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động