Cần nhiều “bàn tay vàng” hơn nữa!

Làng nghề gốm Thanh Hà, TP Hội An có hơn 500 tuổi đời, nằm ở ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Làng nghề qua từng thời kì có nhiều biến đổi. Dù được phục hồi, bảo tồn nghề truyền thống nhưng cũng lắm thăng trầm…

Thăng rồi trầm

Trước kia, những vật dụng bếp núc không chỉ ở làng quê mà cả thành phố đều không thể vắng nồi, niêu, chum, chậu, hũ… bằng gốm. Khoảng 100 nóc nhà với gần 40 bàn xoay của làng Thanh Hà luôn đỏ lửa, hoạt động hết công suất. Củi đốt lò từ trên núi chuyển về; nguyên liệu sẵn ven sông, trên ruộng được khai thác… vô tư. Sản phẩm ồ ạt ra lò.

Dưới sông, thuyền bè chuyển hàng ra Đà Nẵng, xuống Hội An hoặc lên các huyện miền núi. Trên bờ xe đạp thồ, kẻ gánh người gồng mang hàng đến các chợ Nam Phước, Bàn Thạch (Duy Xuyên), Điện Bàn, Quế Sơn… Nhiều gia đình ở đây (nay là khối phố Nam Diêu, phường Thanh Hà) có của ăn của để nhờ những sản phẩm dân dã, gần gũi. Một thời chiến tranh khiến làng nghề chìm trong lặng lẽ. Thợ gốm rời làng, bỏ nghề tha phương cầu thực…

Sau năm 1975, thợ gốm tha hương nhiều nơi kéo về bổn xứ. Số bám ruộng vườn, số nung nấu ý tưởng khôi phục lại nghề truyền thống. Lửa lò lại đỏ, sản phẩm quen thuộc lại xuất hiện. Lúc bấy giờ nhu cầu thị trường đang cần nồi, ấm nấu nước, hũ, lu... Nhưng đến thời hàng gia dụng bằng nhựa, i-nốc, nhôm… lên ngôi thì hàng gốm thất sủng… Làng nghề lâm vào cảnh lao đao. Nhiều lò gốm… tối thui!

Chủ cơ sở bán hàng lưu niệm làm mẫu chuốt gốm cho du khách xem
Chủ cơ sở bán hàng lưu niệm làm mẫu chuốt gốm cho du khách xem

Nghệ nhân Nguyễn Văn Đông, (sinh năm 1954), một người thợ khéo tay từng xuất cảng hàng gốm sang Australia năm 1999, tham gia triển lãm sản phẩm trong nhiều hội chợ trong và ngoài tỉnh, tâm sự: “Lúc ấy để cầm cự, bà con chỉ sản xuất ba cái thứ đồ dùng truyền thống như nồi, chậu (dành cho việc phục vụ sinh đẻ), bùng binh (dành bỏ tiền tiết kiệm hoặc phục vụ cho trò chơi dân gian như bịt mắt đập bùng binh)… Làm 200 cái bùng binh hoặc 50 cái nồi lớn thì thu nhập chưa tới 150 đồng/ngày. Vất vả lắm, vì phải chuyển hàng, phơi nắng, bưng ra bưng vô mà thu nhập có ra chi mô! Thợ gốm nản lòng, lác đác chia tay với nghề”.

Giá bán hàng gốm ngày càng thấp do bị ép giá phần phải cầm cự để giữ nghề nên nhiều người thợ cay đắng chấp nhận thiệt thòi! Một cái nồi dùng bỏ than lửa, muối xông cho sản phụ hoặc nấu lá thuốc xông hơi, nướng bắp, nướng bánh tráng, hũ đựng rượu…giá chưa tới 10 nghìn đồng! Ấm sắc thuốc mua tại làng nghề chỉ 20 nghìn đồng/cái nhưng thương lái có thể bán 100 nghìn đồng/cái. Thu nhập bằng nghề quá bèo bọt! Sản phẩm của làng nghề chân chất, mang cái hồn cốt sông nước làng quê. Họa tiết, hoa văn không sắc sảo, bắt mắt như nhiều sản phẩm gốm của Bát Tràng, Minh Long…

Làng nghề có 6 nghệ nhân nay chỉ còn vài vị là sống chết với nghề. Nghệ nhân Nguyễn Lành, ngoài 90 tuổi, từng được mời sang Nhật tham quan nhiều làng gốm bên ấy, kể: “Lứa như tôi còn gắn bó với nghề có cụ Trọng gần 90 tuổi, cụ Nguyễn Thị Được hơn 90 (cụ mất năm 2020), nhỏ tuổi như ông Ngữ đã 80 tuổi rồi. Cũng truyền cho con cháu giữ cái nghề. Khi du lịch phát triển, Tây, Tàu đến đông thì làng nghề cũng nhộn nhịp lại. Nhưng nói để sống bằng nghề thì không được như xưa mô!”.

Lứa thợ gốm trẻ tuổi sau này có người còn thêm việc hướng dẫn khách du lịch, làm mẫu cho khách bắt chước nhào trộn đất sét, xoay bàn, chuốt đất, nặn tượng thú đơn giản… Một số khách sạn, nhà hàng, quầy bán đồ lưu niệm ở phố Hội đặt làm phù điêu, lọ bình đựng hoa…

Một điểm đến hấp dẫn…

Làng gốm Thanh Hà trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách muôn phương tìm đến thưởng ngoạn, nhất là sau khi Đô thị cổ Hội An được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới (ngày 4/12/1999). Và ngày 15/12/2014, tỉnh Quảng Nam đã công nhận nghề gốm Thanh Hà là “Nghề truyền thống”. Mùng 10 tháng Bảy âm lịch hằng năm là lễ hội Giỗ tổ nghề gốm truyền thống Thanh Hà - Hội An. Dịp này, thu hút rất đông du khách và người địa phương tham gia.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Đông (ngồi) và Thợ giỏi Lê Văn Nhật của Làng nghề
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đông (ngồi) và Thợ giỏi Lê Văn Nhật của Làng nghề

Nhờ có thu nhập từ các sản phẩm và dịch vụ du lịch, năm 2017, toàn phường đã xóa hết hộ đói và xóa xong hộ nghèo! Thêm một tin vui lúc bấy giờ là ngày 27/8/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề gốm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đời sống của lao động làng nghề thay đổi đáng kể. Nhằm thêm thu nhập cho bà con làng nghề, thành phố có hỗ trợ tài chính hằng tháng cho mấy chục hộ sản xuất kinh doanh mỗi tháng vài triệu đồng, trích từ tiền bán vé khách du lịch đến thăm làng.

Dịch Covid -19 trong ba năm khiến làng nghề rơi vào tình cảnh ảm đạm. Năm 2023, khách du lịch trở lại khá đông. Hoạt động của làng nghề dần khởi sắc. Hơn 500 nghìn lượt khách du lịch đến thăm, doanh thu của làng tăng hơn 17 tỉ đồng.

Thợ gốm trẻ Lê Văn Nhật, đạt danh hiệu Thợ giỏi của Làng nghề năm 2023. Anh được ông bà, cha mẹ truyền nghề từ năm lên 10 tuổi. Từ chỗ làm tò he thổi cho vui tai đến nay anh đã có nhiều sản phẩm du lịch khá lạ... Cơ sở sản xuất gốm của anh thu hút được nhiều khách hàng… “Bộ sản phẩm 12 con giáp từ gốm” của anh được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh - Năm 2023. “Đất sét làng mình sẫm màu nên muốn sơn vẽ cho đẹp, lạ cũng khó. Bởi rứa nên phải nhập đất sét trắng từ Bình Dương về… nên sản phẩm có màu sắc bắt mắt hơn. Du khách rất thích”, anh Nhật chia sẻ.

Khách du lịch người nước ngoài hứng thú chuốt gốm, nặn tượng
Khách du lịch người nước ngoài hứng thú chuốt gốm, nặn tượng

Hi vọng sẽ có ngày càng nhiều thợ gốm trẻ tuổi đạt danh hiệu Thợ giỏi như Nguyễn Viết Lâm, Lê Văn Nhật, Nguyễn Văn Hoàng, Trần Thị Tuyết Nhung của làng nghề! Vừa mới đây, ngày 15/10/2024, tỉnh Quảng Nam đã thu hồi Bằng công nhận Làng nghề Dệt chiếu An Phước, huyện Duy Xuyên đã được cấp cách nay 20 năm! Lí do là người dệt chiếu sống bằng nghề ngày càng sụt giảm. Trước đây có hơn 160 hộ dệt chiếu, nay còn chưa tới 5 hộ! Thiếu thợ giỏi, nghệ nhân, sản phẩm mới làng nghề khó tồn tại!

Tập chuốt gốm, nặn tượng thú…

Du khách sau khi vào thăm hoặc mua hàng ở các cơ sở gốm thường được chủ cơ sở hoặc nhân viên… làm mẫu các động tác dùng tay nhồi đất sét, chuốt, nặn ra các sản phẩm tùy ý. Có thể là tượng các con vật đơn giản như rắn, trâu, chuột, cá, rùa… Nếu thích có thể mang đi làm kỉ niệm mà không phải trả tiền! Làng có một số điểm tặng quà lưu niệm theo phiếu tham quan cho khách.

Mùa Đông khách nước ngoài đến thăm làng nghề đông hơn. Mùa Hè, chủ yếu là khách trong nước, hầu hết là học sinh, sinh viên... Họ đến thăm chơi, tập chuốt gốm, nặn tượng nhiều hơn là mua sắm sản phẩm. Trước đây, sản phẩm của làng bán giảm sút, ứ đọng. Có thể là do những sản phẩm quá quen thuộc, đơn điệu như đèn lồng, hình thú… Nay thì nhờ một số thợ trẻ năng nổ, sáng tạo cho ra mắt sản phẩm màu sắc đẹp hơn nên du khách có nhiều lựa chọn. Dù thu nhập chưa cao, thế hệ làm gốm của làng vẫn chịu khó giữ nghề. Họ cần mẫn thổi hồn mình vào đất sét cho ra đời những sản phẩm gần gũi với cuộc sống làng quê, truyền chút lửa nghề ấm nóng cho những ai thích chuốt gốm!

Gần đây, một số hộ trong làng nghề được đào tạo, chuyển giao công nghệ nung gốm bằng lò đốt gas, lò đốt cải tiến đồng thời với việc nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ra nhiều sản phẩm mới thu hút khách du lịch. Nhờ đó, đời sống bà con lao động làng nghề có khá hơn.

Bài và ảnh Lê Kung Diễm

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nghề câu cá mập đại dương

Nghề câu cá mập đại dương

Theo các ngư dân đất võ Bình Định, nghề câu cá mập ngày trước thường chỉ có vài ba ngư dân từng trải. Khi ra khơi thường đi thành nhóm để hỗ trợ nhau. Ra tới ngư trường, các thuyền câu tách ra, mỗi chiếc cách nhau chừng vài ba hải lí để câu cá mập.
Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Phụ nữ Chăm, từ bà, mẹ đến các bé gái, đều thuần thục các động tác móc sợi, đánh ống, dệt vải. Không chỉ là nghề, dệt còn là một nét văn hóa, một bài học sống được gửi gắm qua từng mũi kim, từng nét hoa văn.
Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) huyện A Lưới mà đứng đầu là Đại đức Thích Tâm Phương vẫn đều đặn làm tốt công tác Phật sự, đồng thời còn chung tay với chính quyền và các Ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 2 xã đảo là Minh Châu và Quan Lạn rất nổi tiếng với nghề đào sá sùng. Nghề này có từ rất lâu đời, kể cả những người cao tuổi nhất của 2 xã cũng không rõ nó có từ khi nào.

Tin khác

Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển
Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù
Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế
Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp nhiều hội viên, nông dân cao tuổi ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền
Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến
Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương
Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”
Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường
Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Trăm năm đá hóa vàng son

Trăm năm đá hóa vàng son
Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc
Trong 45 điểm di tích của quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, phải thêm nhiều ngày nữa mới thăm hết. Nhưng dù chỉ đến được một vài di tích, tất cả đã là tượng đài vinh quang và hùng tráng mãi mãi sống cùng những người cao tuổi chúng tôi…

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi
Ở tuổi 97, cụ Nguyễn Thị Huynh, ở phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn đều đặn hằng ngày chạy bộ hơn 3km, thỉnh thoảng cụ còn đi tập gym, đá bóng với cháu chắt. Các video thể dục, sinh hoạt hằng ngày của cụ được cháu trai đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt yêu thích...

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Đặc công Hải quân 126, là người trực tiếp chỉ huy Đội 1 tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa ngày 29/4/1975. Nhìn lại chiến thắng của 50 năm trước, ông nói, chiến thắng đó đã ngời lên khí phách Trường Sa.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh
Chiều 29/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH vận tải hành khách Trung Nga thăm, tặng quà cho 20 CCB nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về R

Về R
Căn cứ của 3 cơ quan quan trọng nhất thuộc R trong một dải rừng mấy chục cây số đã “sống lại” không những để giữ gìn di tích chiến tranh vệ quốc vô cùng quý giá mà còn trở thành những điểm du lịch lịch sử rất hấp dẫn…

Đi dưới bầu trời hòa bình

Đi dưới bầu trời hòa bình
Bản hòa ca hòa bình và thống nhất đã được 50 năm, từ đau thương và đổ nát, dân tộc Việt Nam đã bền bỉ và mạnh mẽ đứng dậy bằng khát vọng hòa bình, bằng khao khát về một thay đổi lớn lao cho đất nước, cho dân tộc.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Phiên bản di động