Bàn về 4 chữ: "Thiết kiến ngụỵ sứ" trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Như ta đã biết, Hịch tướng sĩ là “Áng thiên cổ hùng văn” lần đầu tiên được các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX dịch từ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên, để nhằm mục đích tuyên truyền lòng yêu nước cho Nhân dân.

Tiêu đề Hịch tướng sĩ bắt đầu có từ đây, vì trong Đại Việt sử kí chưa có tiêu đề. Sau này được các dịch giả như: Bùi Kỉ, Ngô Tất Tố,... nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Lê Thước, nhóm biên soạn Thơ văn Lí Trần chỉnh lí và dịch lại. Bản dịch văn bản này đưa vào giảng dạy ở bậc học phổ thông được trích từ Hợp tuyển thơ văn Lí-Trần của Nhà xuất bản Văn học - 1976, tính đến nay đã gần 50 năm. Điều này nói lên tính tối ưu của bản dịch được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay.

Vẫn biết: "Cái khó hiện thời là bản dịch hiện hành đã vào sâu trong tâm thức đại chúng, trong bảo tàng, di tích lịch sử, nhà lưu niệm... qua hàng thế kỉ, giờ muốn đổi thay dù chỉ một đôi chữ, cũng đâu phải chuyện dễ. Dẫu sao thì đây là vấn đề khoa học, văn bản nghiêm túc. Đối với quốc thi, quốc chiếu, quốc hịch, đại cáo, vừa là kiệt tác văn chương, vừa là văn kiện lịch sử trọng đại của quốc gia, nên thấy vấn đề về văn bản tất phải nêu ra trước công luận". (GS Bùi Văn Nguyên)

Với tinh thần ấy, tôi mạnh dạn nêu lên vài chổ cần được bàn bạc nghiêm túc, nếu đúng thì nên được chỉnh lí trong đợt in sách giáo khoa sắp tới.

Bàn về 4 chữ:

Đó là trường hợp về bốn chữ 竊見偽使 : "Thiết kiến ngụy sứ”, trong câu: 竊見偽使往來 道途旁午

Thiết kiến ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.

Về vấn đề này tôi xin được trao đổi mấy ý như sau:

1. Tình hình về cách dịch 4 chữ này hiện nay:

- Hầu hết các văn bản khi dịch 4 chữ này đều dịch là: Ngó thấy sứ giặc.

(Bùi Kỉ, nhóm biên soạn Thơ văn Lí Trần và một số tác giả khuyết danh).

- GS Bùi Văn Nguyên và GS Lê Thước dịch là: Liếc thấy sứ giặc.

(Tập bài giảng Đại học Sư phạm).

- Tác giả Ngô Tất Tố có lần dịch là: Chính mắt ngó thấy sứ ngụy.

2. Qua các cách dịch nêu trên, theo tôi là chưa đạt mà phải dịch là:

“Thiết kiến ngụy sứ" như Diễn đàn Hàng hải Việt Nam (http://vinathuquan.net) và của Lê Quốc Quân đăng trên: blogspot.com. Duy nhất có 1 bản khuyết danh ghi là: “Lén nhìn sứ ngụy” là đúng với nguyên tác hơn cả, đúng với tầm của một vị tướng lỗi lạc, văn võ song toàn như Trần Quốc Tuấn.

Vì sao vậy? Tôi xin được lí giải như sau:

Về 4 chữ “Thiết kiến ngụy sứ" ta cần lưu ý:

* Hai chữ 竊見 “Thiết kiến”:

-Trước hết, căn cứ vào hai bộ từ điển Hán Việt ta vẫn quen dùng hiện nay của các cụ Đào Duy Anh, cụ Thiều Chửu. Chữ 竊 “Thiết” ở đây theo từ điển được hiểu là: Ăn cắp, ăn trộm, kẻ cắp.

- Hai là với Hưng Đạo Đại vương, bằng lối khích tướng, ông chủ ý muốn đánh vào lòng tự trọng của tướng sĩ dưới quyền. Đường đường là một tướng Đại Việt mà khi nhìn tên ngụy sứ mà vẫn còn lấm lét, vụng trộm, thiếu đường hoàng thì khi đối diện với thiên binh, vạn mã của kẻ thù thì làm như thế nào?

GS Bùi Văn Nguyên và GS Lê Thước dịch là “Liếc thấy sứ giặc” đã có sự xích lại gần nguyên tác hơn, thể hiện được 1 phần cái nhìn lén lút không đường hoàng, không dám nhìn thẳng của vị tướng nhà Trần qua từ “liếc”.

Ta không thể hiểu “Thiết kiến” là “Ngó thấy” được, mà phải dùng một trong các từ sau:

“Ngó trộm”, “Lén nhìn”, “Nhìn trộm” mới đúng.

* Về Hai chữ 偽使 - “Ngụy sứ”:

Chúng ta cũng không thể hiểu hai chữ “Ngụy sứ” là “sứ giặc” được. Bởi lẽ:

- Nếu chỉ thuần tuý là "sứ giặc" thì nhất định Trần Quốc Tuấn không dùng “Ngụy sứ” mà ông sẽ dùng một trong các từ sau thay thế: “Tặc sứ”, “Khấu sứ” hoặc “Lỗ sứ”.

Vì sao vậy?

Trước hết, theo quan điểm của Nhân dân Trung Hoa thì trong lịch sử của dân tộc mình, họ không công nhận triều Nguyên là chính thống.

Một triều đình không được xem là chính thống thì thường gọi là “Ngụy triều”. Sứ giả của “Ngụy triều” thì tất nhiên phải gọi là “Ngụy sứ”.

Ở đây, Trần Quốc Tuấn dùng từ “Ngụy sứ” mà không dùng 3 từ “tặc sứ”, “khấu sứ” hoặc “lỗ sứ”, vì ông muốn thể hiện quan điểm của mình, của Nhân dân Đại Việt là hoàn toàn thống nhất với quan niệm của Nhân dân Trung Hoa. Giặc Nguyên Mông là kẻ thù của Nhân dân Đại Việt, đồng thời cũng là kẻ thù của Nhân dân Trung Hoa. Nó là kẻ thù chung của cả hai dân tộc. Vì thế khi Trần Quốc Tuấn dùng chữ “Ngụy sứ” vừa khẳng định được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc ta, vừa cô lập nhà Nguyên, phân hoá hàng ngũ địch.

Trong đội quân Nguyên - Mông hầu hết là người Hán, nhiều người bất đắc dĩ mới làm tay sai cho Hốt Tất Liệt sang xâm lược nước ta, giá trị thức tỉnh ý thức dân tộc trong hàng ngũ binh lính giặc chính là ở chổ đó.

3. Trải qua gần 50 năm, các giáo viên, các em học sinh xưa nay đều dạy và được học 4 chữ “Thiết kiến ngụy sứ” là: “Ngó thấy sứ giặc” như thế là chưa thỏa đáng.

Nếu cứ hiểu vậy là chưa sát với nguyên tác, chưa hiểu thông điệp sâu xa mà Hưng Đạo vương muốn gửi gắm. Chưa hiểu hết tài năng của ông, một tài năng quân sự, đã được Hội đồng Hoàng gia Anh bình chọn là 1 trong 10 vị tướng kiệt xuất cổ kim của thế giới.

Rất tiếc, bao năm rồi các dịch giả ở phía bắc chỉ có GS Lê Thước dịch chữ "Thiết kiến" là "liếc thấy" là có một phần đúng nhưng lại không được sử dụng.

May mắn thay, vừa rồi tôi được biết nhóm dịch giả miền Nam trước 1975, gồm các ông Nguyễn Phước Thảo, Mã Nguyên Lương và Lê Xuân Mai trong cuốn Binh thư yếu lược do Nhà sách Khai Trí 42- Đại lộ Lê Lợi -Sài Gòn ấn hành. Ở cuốn sách này họ dịch rất đúng "Thiết kiến ngụy sứ" là: "Trộm thấy ngụy sứ".

Tôi xin đề nghị các giáo viên khi dạy đến phần này nên dừng lại vài phút phân tích cho học sinh hiểu sâu thêm giá trị của nguyên tác.

Nếu tái bản lần sau, tôi đề nghị sách giáo khoa dùng như nhóm tác giả vừa nói ở trên. Hoặc chọn 1 trong các chữ sau đây: Lén nhìn sứ ngụy, Liếc trộm ngụy sứ, Trộm ngó sứ ngụy khi dịch cụm từ Thiết kiến ngụy sứ. Cuối văn bản cần có chú thích nêu ngắn gọn, giải thích để học sinh hiểu khi đọc và soạn bài.

Tôi coi đây là một phần trong nội dung đổi mới sách giáo khoa mà ngành giáo dục đang quan tâm hiện nay.

Là một cán bộ quản lí có tham gia giảng dạy nay đã nghỉ hưu, vấn đề trên tôi đã trăn trở từ lâu, nay xin mạo muội tiếp tục đưa lên đây để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Đây là vấn đề khó, vốn Hán Nôm của mình lại có hạn rất mong được các bạn cảm thông, chia sẻ.

Trần Quốc Thường
Hội viên Hội Di sản văn hóa Việt Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Xem thêm
Phiên bản di động