Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Nghiên cứu - Trao đổi 20/02/2025 09:26
Chính vì vậy, tuy thời gian này nước nhà chưa thống nhất, nhưng trên miền Bắc mọi người từ già đến trẻ, mọi thành phần đều nhất nhất hưởng ứng. Những năm đầu của thập kỉ sáu mươi thế kỉ trước, Bác trực tiếp về trồng cây ở xã Vật Lại (tỉnh Hà Tây cũ). Sau này đi thăm nơi nào Bác đều trồng cây lưu niệm, kể cả khi đi thăm hoặc công tác ở nước ngoài. Học tập Bác, sau khi Bác mất, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều trồng cây khi đến thăm hoặc chúc Tết nơi nào đó.
![]() |
Bài báo đầu tiên năm 1959 nhân Tết cổ truyền (Tết Nguyên đán), Bác viết: "Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều". Bác phân tích: "Đó là cuộc thi đua dài hạn, nhưng nhẹ nhàng, mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng có thể tham gia".
Quả nhiên, lời kêu gọi Tết trồng cây năm ấy của Bác đã được toàn dân từ già đến trẻ tham gia nhiệt liệt. Từ thực tế nghe báo cáo kết quả của năm trước, năm sau 1960 Bác có bài: "Tết trồng cây đã thắng lợi bước đầu”, Bác nhắc nhở: “Phải nắm đúng nguyên tắc xem trọng chất lượng, nghĩa là trồng cây nào chắc cây ấy, không nên tham trồng quá nhiều mà không ra sức bảo vệ và trông nom cây".
Khi đã phát động, Bác theo dõi sát sao phong trào này, không chỉ nghe báo cáo, Bác còn xuống tận cơ sở, thấy bộc lộ một số thiếu sót như thiếu hướng dẫn nên nhiều cây trồng hỏng, bị héo chết. Thấy vậy, Bác viết tiếp bài: "Thêm vài ý kiến về Tết trồng cây". Bác nhắc nhở một cách cụ thể, chi tiết hơn: "Chúng ta phải rút kinh nghiệm của đợt một, phải sửa chữa những khuyết điểm, phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm tôm giống... phải làm đúng khẩu hiệu: "Trồng cây nào, tốt cây ấy".
Mùa Xuân năm 1963 vào dịp kỉ niệm lần thứ 33 Ngày thành lập Đảng, Bác viết: "Tết trồng cây chẳng những có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn". Viết bằng văn xuôi chưa đủ, Tết năm 1964 Bác còn viết thơ - bằng thể lục bát để dễ thuộc, dễ vào dân hơn. Đầu đề bài, Bác viết bằng hai câu thơ: Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Nơi nơi phấn khởi, người người thì đua.
Nội dung dưới bài, Bác biểu dương nhiều đơn vị, cá nhân trồng cây tốt. Tỉnh Hưng Yên, năm đó có cụ Vũ Văn Lân, 104 tuổi, thôn Khóa Nhu, xã Yên Hoà, huyện Văn Lâu là người đầu tiên được Bác thưởng Huy hiệu người đạt thành tích xuất sắc về trồng và bảo vệ cây.
Năm 1965, Bác viết bài: "Năm mới nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây", mở đầu là hai câu thơ: Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Phần cuối của bài viết, Bác nhận xét tổng quát, đánh giá phong trào: "Nơi nào mà các cấp Đảng bộ từ tỉnh đến chi bộ trực tiếp lãnh đạo, có kế hoạch đầy đủ, có biện pháp rõ ràng, hạt giống, vườn ươm... có kiểm tra cẩn thận, khéo động viên quần chúng, khéo dựa vào lực lượng các cụ phụ lão và thanh niên, nhi đồng thì nơi đó phong trào Tết trồng cây phát triển tốt".
Mùa Xuân 1969, Bác lại có bài viết về Tết trồng cây. Trong bài này, Bác có ý tổng kết những kết quả của 8 năm Tết trồng cây, Bác chỉ ra những ưu, khuyết điểm, đồng thời cũng biểu dương nhiều đơn vị, cá nhân xuất sắc trong phong trào trồng cây. Song, Bác cũng không vui vì bên cạnh những gương tốt đó còn những địa phương trồng nhiều mà cây sống ít, diện tích đồi trọc còn nhiều. Nguyên nhân là do ngành Lâm nghiệp chưa quan tâm đúng mức, nhưng chủ yếu là do cấp uỷ và Uỷ ban Hành chính địa phương chưa lãnh đạo tốt phong trào trồng cây".
Đó là bài báo cuối cùng của Bác về Tết trồng cây. Thực hiện lời Bác, cho đến nay và mãi mãi về sau, Nhân dân ta cứ Tết đến, Xuân về nhà nhà trồng cây, người người trồng cây.
Mấy năm gần đây tình trạng phá rừng nhiều, cộng thêm thiên nhiên khắc nghiệt, lũ lụt xảy ra ở nước ta và trên thế giới gây hậu quả nghiêm trọng, thì việc bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng làm theo lời Bác dạy, các bài báo Bác viết về trồng cây càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.