Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Khái quát về tội phạm cướp tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội xác định tội cướp tài sản là: “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào trạng thái không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Tội cướp tài sản luôn được các nhà làm luật chú ý và xác định đây là một trong những tội phạm nguy hiểm. Tính nguy hiểm được thể hiện bởi tội phạm này không chỉ nhằm đến quyền sở hữu mà còn tác động đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của con người. Dựa trên khái niệm về tội phạm, hành vi bị xem là tội phạm cướp tài sản là phải có đủ 4 yếu tố dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt. Những dấu hiệu này đồng thời cũng là những thuộc tính của tội phạm mà các hành vi khác không có được.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ảnh minh họa

Điểm nổi bật của tội cướp tài sản là người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công không thể phản kháng mục đích chiếm đoạt tài sản.

+ “ Dùng vũ lực” là: hành vi tác động trực tiếp vào cơ thể của nạn nhân.

+ “ Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là: đe doạ ngay lập tức, tại chỗ làm cho nạn nhân tê liệt ý chí chống cự, làm cho nạn nhân sợ hãi và tin rằng sẽ bị nguy hại nếu như phản kháng.

+ “ Làm cho người bị tấn công lâm vào trạng thái không thể chống cự” là: làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. hành vi này tương đối nguy hiểm đa dạng.

Dấu hiệu để phân biệt tội phạm cướp tài sản với những tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác là hành vi phạm tội. Hay nói khách khác, người phạm tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hay mọi thủ đoạn khiến người bị tấn công lâm vào tình thế không thể chống cự nằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Xã hội ngày càng phát triển, các phương thức thủ đoạn của tội phạm cướp tài sản cũng càng tinh vi nguy hiểm hơn. Các đối tượng có thể ẩn nấp dưới nhiều nơi, nhiều hình dạng, nhiều chiêu thức, nhiều thủ đoạn. Có thể là:

- Các đối tượng phạm tội thường lợi dụng nhà người dân mở sẵn hoặc khoá cửa không cẩn thận, bất ngờ đột nhập công khai, dùng vũ lực, đe dọa để khống chế, chiếm đoạt tài sản.

- Đột nhập vào nhà bằng cách phá khóa, phá cửa, lén lút vào nhà sau đó khống chế chủ nhà, người có trách nhiệm quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản.

- Chủ động tạo ra những lý do hợp lý để đột nhập vào nhà, như: Giả danh, hóa trang thành nhân viên thu ngân, nhân viên kiểm tra điện, nước, truyền hình cáp… để chủ nhà không cảnh giác cho các đối tượng vào nhà; rồi sau đó bất ngờ dùng vũ lực, đe dọa để khống chế, chiếm đoạt tài sản.

- Có thể là người quen với chủ nhà từ trước, lợi dụng lòng tin dã vờ xin lưu trú lại, đến thời điểm thuận lợi thì dùng vũ lực khống chế, chiếm đoạt tài sản.

- Ban đêm, các đối tượng thường chờ sẵn tại các đoạn đường vắng, ít người qua lại… Khi phát hiện người dân yếu thế đi qua thì chặn hoặc đuổi theo khống chế bằng nhiều hình thức đa dạng sau đó chiếm đoạt tài sản. Hoặc phục sẵn ở khu vực gần những nơi thường xuyên có hoạt động giao dịch tài sản có giá trị lớn (như: ngân hàng, tiệm vàng, v.v.) để quan sát, khi phát hiện con mồi thích hợp mang theo nhiều tài sản đi ra từ những nơi này thì bám đuổi theo đến địa điểm thuận lợi thì ra tay.

- Đặc biệt, thời gian gần đây còn xuất hiện thủ đoạn các đối tượng hoặc nhóm các đối tượng tự tạo ra những tình huống khiến người tham gia giao thông mất cảnh giác, buộc phải dừng phương tiện như: đóng giả người tai nạn nằm trên đường hoặc đặt các chướng ngại vật giữa đường vào buổi tối; hoặc dàn cảnh các vụ tai nạn, va chạm giao thông, ẩu đả, v.v. khi người điều khiển giao thông nhìn thấy, hoặc có phần hiếu kì dừng phương tiện và tiến lại gần, các đối tượng phục sẵn quanh khu vực này sẽ ngay lập tức xông ra khống chế hoặc dùng các thủ đoạn khiến người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (như đánh thuốc mê) và chiếm đoạt tài sản.

- Đóng giả là khách thuê xe ôm (Grab, gojeck, Be, v.v.), khách thuê xe công nghệ ô tô, v.v. để dẫn nạn nhân đến địa điểm vắng vẻ, ít người qua lại hoặc có đồng bọn mai phục sẵn, v.v. sau đó hành động hành vi trái pháp luật của mình.

Mục đích, động cơ của tội cướp tài sản:

Động cơ: Tư lợi cá nhân, mong muốn chiếm đoạt lợi ích vật chất hoặc tài sản của người khác, có thể thu lợi từ giá trị tài sản hoặc lợi ích vật chất đó mang lại.

Mục đích: Mục đích xuất phát từ lòng tham cá nhân của đối tượng hoặc nhóm đối tượng, mục đích chiếm đoạt phải có ngay từ đầu bắt tay vào việc phạm tội.

Hậu quả của hành vi cướp tài sản:

Hành vi cướp tài sản đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Ngoài ra, hành vi đó còn gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự trị an tại địa phương.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ảnh minh họa

Sơ lược quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản:

- Khung 1: Hình phạt tù có thời hạn từ 3 đến 10 năm.

Người nào có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Khung 2: Hình phạt tù có thời hạn từ 7 đến 15 năm.

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 11% đến 30%

+ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm;

- Khung 3: Hình phạt tù có thời hạn từ 12 đến 20 năm

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Khung 4: Hình phạt tù có thời hạn 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người là 31% trở lên;

+ Làm chết người;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Các dấu hiệu pháp lý tội phạm cướp tài sản:

+ Khách thể của tội phạm:

Tội cướp tài sản xâm phạm cùng lúc hai khách thể: quyền sở hữu và nhân thân. Tuy nhiên, khách thể chính của tội cướp tài sản là quyền sở hữu bởi người có hành vi nguy hiểm tác động trái phép đến người khác cũng chỉ nhằm đến mục đích chính là chiếm đoạt tài sản. Hành vi tấn công trái phép đến con người là thủ đoạn để người phạm tội đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản và con người.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Cướp tài sản là tội phạm có cấu thành cắt xén, trong mặt khách quan của tội phạm này nhà làm luật chỉ quy định hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Hành vi khách quan của tội cướp tài sản chính là thủ đoạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị tấn công.

Theo quy định tại điều 168 Bộ luật Hình sự hiện hành, hành vi cướp tài sản có thể được thực hiện bằng một trong ba thủ đoạn: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào trạng thái không thể chống cự được.

“Dùng vũ lực” là hành vi dùng sức mạnh vất chất tác động vào người khác nhằm làm cho người này lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi dùng vũ lực của người phạm tội có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội. Hành vi dùng sức mạnh vật chất phải nhằm vào con người (có thể là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm pháp lý, bảo vệ tài sản hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình) mới được coi là hành vi dùng vũ lực. Nếu hành vi dùng sức mạnh vật chất không nhằm vào con người mà nhằm vào súc vật hoặc các đối tượng vô tri vô giác khác thì không phải là hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Hành vi dùng vũ lực ở tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được như nhằm làm cho họ sợ nên không dám chống cự để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc họ bị chết, bị bất tỉnh, v.v. Có nghĩa là trong ý thức chủ quan của người phạm tội, hành vi dùng vũ lực phải nhằm làm cho sự chống cự của nạn nhân không xảy ra hoặc xảy ra nhưng không có kết quả hoặc người bị tấn công tê liệt ý chí không dám chống cự. Hành vi dùng vũ lực có thể là: bắn, đánh, trói, chém, v.v. người đang quản lý tài sản hoặc ngăn cản hành vi chiếm đoạt.

“Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, khiến người bị đe doạ tê liệt ý chí. Hành vi đe doạ dùng vũ lực có thể nhằm vào chính người đang quản lý tài sản hoặc người thân thích của người đó để khống chế được ý chí của người đang quản lý tài sản, làm cho họ hoảng sợ không dám chống cự lại. Người bị đe doạ dùng vũ lực hiểu rằng nếu họ có hành vi chống trả lại hoặc không làm theo yêu cầu của người phạm tội thì tính mạng, sức khoẻ của họ sẽ nguy hiểm. Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc có thể được thể hiện như kề dao vào cổ, dí súng vào đầu người bị hại,… Những hành vi này chỉ cần nhằm làm cho người bị đe doạ tin rằng việc đe doạ dùng vũ lực đó sẽ xảy ra ngay tức khắc mà không cần biết thực sự người phạm tội có ý định đó hay không.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Quang cảnh TP Hồ Chí Minh

“Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” là dùng mọi cách, mọi phương pháp thủ đoạn khác nhau để làm cho chủ tài sản không thể quản lý được tài sản đó như cho uống thuốc ngủ, thuốc độc, gây mê, v.v. Những hành vi này được coi là có cùng tính chất với hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc làm tê liệt sự phản kháng của bị hại.

+ Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi: Người phạm tội cướp tài sản có lỗi cố ý trực tiếp.

+ Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường (người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Theo quy định tại Điều 168 và Điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành, người đủ 14 tuổi trở lên có thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản.

Tội phạm nói chung và tội phạm cướp tài sản nói riêng là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, sức khoẻ và tính mạng gây nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quan hệ pháp luật. Pháp luật hình sự Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều ghi nhận tội cướp tài sản là một tội phạm đặc lưu ý trong các tội xâm phạm sở hữu. Qua đó cho thấy, đối đầu với loại hình tội phạm này chưa bao giờ là dễ dàng đối với các cơ quan hành pháp của chúng ta.

Tình hình tội phạm cướp tài sản hiện nay tại TP Hồ Chí Minh:

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vấn nạn cướp tài sản được các đối tượng hoặc các nhóm đối tượng thực hiện ngày càng nguy hiểm hoá, táo bạo, ngang nhiên mặc dù giữa ban ngày hay ở nơi dân cư đông đúc, xem thường pháp luật, xem thường lẽ công bằng, v.v. là những tính chất của loại tội phạm này. Nhiều đối tượng vì lòng tham mà thực hiện hành vi phạm tội rất tàn ác, mang rợ, bất chấp thủ đoạn. Họ không đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc đối với nạn nhân mà chủ động dùng vũ lực tấn công trực tiếp lên bị hại rồi mới chiếm đoạt tài sản. Hầu hết, các số đối tượng phạm tội cướp tài sản thường chuẩn bị vũ khí trong người thậm chí là vũ khí quân dụng, khi bị phát hiện, bị phản kháng hoặc truy bắt, họ sẵn sàng chống trả gây tổn hại sức khoẻ và có thể là thương vong cho lực lượng chức năng và quần chúng nhân dân.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Cảnh một phiên tòa

TP Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn bật nhất nước ta về mọi mặt, chiếm 23% GDP Việt Nam, cũng là thành phố tiêu thụ lớn nhất nước ta. Những năm qua, trên địa bàn Sài thành tình hình tội cướp tài sản diễn biến hết sức phức tạp, gây bức xúc lớn trong xã hội. Nhìn chung, các vụ cướp trên địa bàn có chiều hướng tăng về số vụ lẫn số bị cáo. Theo thống kê từ báo cáo công tác Công an TP Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến hiện tại đã có tổng số hơn 2000 vụ cướp tài sản và gần 3000 bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự. So sánh với các tội trạng khác thì cướp tài sản thuộc nhóm xâm phạm về sở hữu luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất tại TP Hồ Chí Minh cùng với các tội về ma tuý và các tội xâm phạm an ninh trật tự công cộng.

* “Thống kê số vụ án cướp tài sản và số vụ án được khởi tố, điều tra tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018:” [1]

Số vụ

Số bị cáo

* “Thống kê các vụ án cướp tài sản đã xét xử tại Toà án nhân dân hai cấp tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018:” [2]

Tổng số vụ án đã xét xử

Tổng số bị cáo đã xét xử

Số vụ cướp tài sản trung bình mỗi năm ở TP Hồ Chí Minh luôn ở mức cao nhất, chiếm tỉ lệ 20% tổng số vụ cướp tài sản ở nước ta. Số vụ cướp có vũ khí nguy hiểm chiếm trên 90% các vụ cướp tài sản, trong đó nhiều vụ sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí nóng như súng, lựu đạn, dao, v.v. Số vụ cướp tài sản có tổ chức, do các băng nhóm tội phạm thực hiện cũng chiếm tỷ lệ quá bán trong tổng số các vụ cướp từ trước đến nay.

Kinh tế thành phố đi lên thì tội phạm cướp tài sản cũng song hành với mối nguy hiểm lớn trải đều từng khu vực trong địa bàn Thành phố, độ nguy hiểm được cơ quan chức năng chia thành các cấp độ như sau: (các quận huyện và các cấp độ không được thể hiện đủ vì lí do tình hình thực tế có nhiều thay đổi, chưa có kết quả cập nhật cụ thể)

+ Cấp độ 1: quận Gò Vấp (nguy hiểm nhất)

+ Cấp độ 2: Quận 5

+ Cấp độ 3: Quận 7

+ Cấp độ 4: Quận 1 và Quận 12

+ Cấp độ 5: Quận 2

+ Cấp độ 14: huyện Cần Giờ (ít nguy hiểm nhất)

Theo Báo cáo công tác Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Báo cáo công tác Toà án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình làm việc, điều tra các vụ liên quan đến tội phạm cướp tài sản gặp nhiều bất lợi như tiến độ điều tra chậm, thiếu băng ghi hình ở các camera an ninh, thiếu chứng cứ để phục vụ cho công tác điều tra, tỷ lệ thành công khi phá các vụ án cướp tài sản cũng còn hạn chế, mới chỉ đạt được tỷ lệ khoảng 2/3 tổng số các vụ án đã xảy ra.

Xét tương quan giữa tội phạm cướp tài sản và các tội phạm khác (gồm 272 tội) thì tội cướp tài sản có số vụ án và số bị cáo chiếm tỷ lệ ở top đầu. Số bị cáo bị kết án từ 7 năm tù trở lên, tù chung thân hoặc tử hình cũng có tỷ lệ khá cao và có khả năng tiếp tục tăng lên. Vì vậy có thể nhận định, các đối tượng cùng với các hành vi phạm tội cướp tài sản đang đa dang hoá với nhiều mối nguy hại tiềm tàng, đáng được lực lượng các cơ quan hành pháp và toàn thể nhân dân quan tâm, kịp thời có những biện pháp ứng phó loại hình tội phạm này.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ảnh minh họa

Một số đề xuất, giải pháp, kiến nghị để góp phần khắc chế, phòng chống tội phạm cướp tài sản

Trong quá khứ, đã có nhiều sách, nhiều bài báo, tạp chí cũng như công trình nghiên cứu về vấn nạn cướp tài qua nhiều góc độ tội phạm học, luật hình sự, điều tra hình sự, v.v. nhưng hầu hết chưa có công trình nghiên cứu một cách trọng tâm, quan tâm đặc biệt về công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh dưới góc độ tội phạm học. Vì vậy, đi sâu nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm này ở Thành phố, từ đó có các giải pháp phục vụ quá trình phòng, chống có hiệu quả với loại tội phạm này ở địa bàn TP Hồ Chí Minh.

1 .Kịp thời hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật

Để việc áp dụng pháp luật đối với người dân về tội cướp tài sản được hiệu quả, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao cần sớm ban hành nghị quyết hướng dẫn chi tiết áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm liên quan. Đồng thời, cũng phải hoàn thiện các quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm này.

Các cơ quan liên quan đến địa bàn TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp liên ngành trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan liên quan trên địa bàn thành phố. Trong điều kiện các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo thì việc có quy chế phối hợp thực hiện nôi dụng này là yêu cầu cần thiết.

2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức của người tiến hành tố tụng

Đối với điều tra viên:

Nâng cao năng lực, nghiệp vụ và trình độ chuyên môn. Nghiên cứu xây dựng các chương trình tập huấn chuyên môn, nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên đề về áp dụng biện pháp phòng chống tội phạm cướp tài sản. Nội dung học tập cần thiết thực, đi vào lĩnh vực áp dụng luật trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc cụ thể trong điều tra, trong áp dụng biện pháp ngăn chặn để tháo gỡ và thống nhất áp dụng.

Đối với kiểm sát viên:

Nâng cao chất lượng đội ngủ kiểm sát viên thực hành quyền công tố, đặc biệt là trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án cướp tài sản là rất cần thiết. Kiểm sát viên cần có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, xác định được chức năng, nhiệm vụ của mình ngay từ giai đoạn khởi tố. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các văn bản đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều tra. Kiểm sát viên thụ lý cần chú trọng kiểm tra thủ tục thu giữ, tạm giữ vật chứng. Tại phiên toà, Kiểm sát viên cần chủ động xét hỏi, chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại toà. Cần có kế hoạch thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ cho Kiểm sát viên, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự nói chung và các vụ án cướp tài sản nói riêng.

Đối với thẩm phán:

Nâng cao chất lượng xét xử, nâng cao trách nhiệm, đạo đức và năng lực Thẩm phán. Việc công khai các bản án, quyết định của Toà án trên Cổng thông tin điện tử là hợp lí rõ ràng, công khai minh bạch, cần được duy trì phát huy.

3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật tới người dân về tội phạm cướp tài sản

- Biên soạn phát hành tài liệu tuyên truyền với các nội dung xoay quanh việc phòng chống tội phạm.

- Xây dựng các chuyên mục trên cái đài truyền hình, phát thanh.

- Tổ chức tập huấn phòng chống cướp, cướp giật.

Tập trung phổ biến kiến thức pháp lực cho thanh thiếu niên vùng sâu vùng xa, thanh thiếu niên không có việc làm, nơi cư trú không rõ ràng.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

4. Một số biện pháp ngăn chặn hành vi cướp tài sản có thể áp dụng

Biện pháp ngăn chặn không cho tội cướp tài sản xảy ra: kiểm soát những cá nhân nghiện ma túy, người không có nơi cư trú rõ ràng, phát huy vai trò của các lực lượng chức năng tại các cơ quan địa phương, tổ chức trong phòng ngừa tội cướp tài sản; biện pháp về quản lý dân cư, quản lý địa bàn, nâng cao chất lượng làm việc, nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong việc ngăn chặn tội phạm hình sự nói chung và tội phạm cướp tài sản nói riêng.

Biện pháp ngăn chặn không cho tội cướp tài sản thực hiện đến cùng: bố trí lực lượng chiến sĩ thường xuyên tuần tra ở những tuyến đường có thể là hiện trường vụ án; những khu vực nóng thường xuyên có các hoạt động giao dịch tiền mặt, vật có giá cần được lắp đặt camera xuyên suốt; phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân để ngăn chặn không cho tội phạm được thực hiện đến cùng.

Biện pháp ngăn chặn không cho tái phạm: nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân đã có tiền án. Chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức và gia đình của người chấp hành xong án phạt về tội cướp sản cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, bên cạnh đó làm mọi cách giúp họ tránh khỏi tình trạng “ngựa quen đường cũ”.

Trong những năm qua, pháp luật hình sự Việt Nam đã có những thay đổi về nội dung nhằm khắc chế được loại hình tội phạm cướp tài sản này. Tới nay, trên cơ sở Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm này đã được bổ sung nhiều tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng mới và thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng có nhiều thay đổi cho thấy sự nhân đạo của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Vì vậy, để ngăn ngừa có hiệu quả tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đòi hỏi phải làm rõ những nguyên nhân và điều kiện thực hiện hành vi của loại hình tội phạm này. Nói cách khác, nghiên cứu một cách sâu rộng các vấn đề liên quan đến khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản, các số liệu thống kê của tình hình tội này cũng như các nguyên nhân và điều kiện của nó gắn với địa bàn Thành phố, từ đó đưa ra được các giải pháp khắc chế kịp thời, phù hợp, có hiệu quả để trật tự xã hội không bị xáo trộn, quyền sở hữu tài sản, quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người dân TP Hồ Chí Minh cũng được bảo vệ. Từ những kết quả và tồn tại nhiều điểm hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tội cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó cần được tập trung quan tâm hơn 3 vấn đề lớn sau: Hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật; tuyên truyền pháp luật; nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức người làm nhiệm vụ liên quan đến pháp luật.

Quang Trọng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.
Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Tin khác

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo được hiểu một cách phổ biến là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng mặt trời cho phép sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiệt. Với năng lượng gió, sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện thông qua các tuabin gió; năng lượng thủy điện: sử dụng nước chảy hoặc dòng chảy của dòng sông để tạo ra năng lượng điện...

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây
Từ năm 1959 đến đầu năm 1969, Bác Hồ đã viết 7 bài viết về Tết trồng cây. Chỉ cần con số vậy thôi, chúng ta biết Bác quan tâm đến việc trồng cây gây rừng đến mức nào.

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) ra đời thực sự là cẩm nang để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung của Quy định. Yêu cầu đặt ra cần phải đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng...

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động