Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Quá trình xây dựng và phát triển đường chiến lược Trường Sơn trải qua nhiều giai đoạn, gắn liền với các thời kì phát triển của Cách mạng miền Nam. Điều đáng nói là, ở Trường Sơn bình quân cứ 200m có một dốc cao, cứ 15m có một đèo cao, 200m có một dòng suối nhỏ, 2km có một con suối lớn và cứ 20km có một dòng sông nhỏ chảy xiết… Trước những ác liệt về bom đạn của địch và thiên nhiên hiểm trở, các chiến sĩ của ta đã tạo nên hàng chục ngàn cây số đường rừng và hệ thống trạm giao liên dày đặc cho đại quân của ta tiến vào chiến trường miền Nam.

Lúc đầu, đường Trường Sơn mới chỉ là con đường mòn đi dọc phía Đông dãy Trường Sơn, luồn lách qua nhiều đồn bốt của địch. Với phương châm “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Từ tháng 8/1959, những đoàn cán bộ và những chuyến hàng đầu tiên từ hậu phương miền Bắc qua đôi vai các chiến sĩ đã vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam.

Tính đến cuối năm 1964, đã có khoảng 3.000 tấn vũ khí, hơn 40.000 cán bộ, chiến sĩ được đưa vào tăng cường cho cách mạng miền Nam. Về phương thức, vẫn lấy vận tải thô sơ, gùi thồ là chính, kết hợp vận tải cơ giới ở từng khu vực, tận dụng từng đoạn đường sông thuận lợi để vận tài đường thủy.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến nhằm vận tải quân sự. Từ năm 1965 đến 1968, 30 vạn cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc theo tuyến đường Trường Sơn vào các chiến trường miền Nam, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.

Năm 1969, Mỹ tăng cường đánh phá đường Trường Sơn bằng không quân gấp đôi so với năm 1968. Ta chủ trương giữ các đường 12, 20, 16, 18 và mở thêm các đường vòng tránh. Đến mùa khô năm 1970, tuyến đường ống xăng dầu tử miền Bắc vào tận chiến trường miền Nam bắt đầu hoạt động. Năm 1969, hai vạn tấn hàng các loại đã được chuyển vào miền Nam; năm 1970, khối lượng vận tải tăng lên bốn vạn tấn; năm 1971, tăng lên 6 vạn tấn.

Đầu tháng 2/1971, toàn bộ lực lượng chiến đấu trên mặt trận Đường 9 (Quảng Trị - Nam Lào đã lên đến 6 vạn người theo đường Trường Sơn vào đến mặt trận miền Nam Việt Nam. Từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch, 8.000 tấn vật chất, trong đó có một nửa là vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam qua đường Trường Sơn.

Từ năm 1973-1975, sau chiến trường Đường 9 - Nam Lào, tuyến đường Trường Sơn hoàn toàn thông suốt, tiếp tục vận chuyển nguồn chi viện to lớn từ miền Bắc vào miền Nam, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho chiến dịch tiến công năm 1972 trên toàn miền Nam.

Đến cuối năm 1974, ta đã tập trung đầu tư lớn vào việc nâng cao chất lượng hệ thống đường Trường Sơn; xây dựng thêm 1.050km đường mới để xe ô tô có thể vận chuyển quân cho các chiến trường miền Nam. Các tuyến vận tải chiến lược đều được cải tạo, nâng cấp, có thể hoạt động bình thường.

Cả mùa khô và mùa mưa, đường Trường Sơn Đông đã nối liền với tỉnh Lộc Ninh (miền Nam). Đường Trường Sơn Tây được nắn thẳng tuyến dẫn qua các kênh rạch vùng Đồng Tháp Mười, qua tuyến đường 1C đến Hòn Đất (Kiên Giang) nối liền với tuyến vận tải đường biển của Đoàn 759.

Đến đầu năm 1975, đường Trường Sơn có tổng chiều dài gần 20.000km, bao gồm 5 hệ trục dọc dài 6.810km, 21 hệ trục ngang dài 5.000km, 5 hệ thống đường vượt khẩu dài 700km, một hệ thống đường tránh dài 4.700km. Dọc theo đường Trường Sơn có hệ thống đường ống xăng dầu với tổng chiều dài 1.399km, 101 trạm bơm bảo đảm dự trữ và cấp phát xăng dầu cho các binh chủng kĩ thuật hành quân vào các mặt trận. Ngoài ra còn có 10.000km đường dây thông tin…

Điều đáng nói là trên tuyến đường Trường Sơn đã có 3.140km đường an toàn cho xe ô tô hoạt động ban ngày trong điều kiện đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Hơn 2 triệu lượt bộ đội, cán bộ vào ra chiến trường, hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược, hàng hóa quân nhu… được vận chuyển phục vụ các chiến trường. Quân ta càng đánh càng thắng và kết thúc bằng cuộc tổng tấn công thắng lợi mùa Xuân năm 1975.

Trong suốt 16 năm (1959-1975), các chiến sĩ đường Trường Sơn đã trực tiếp chiến đấu khoảng 100 ngàn trận, tiêu diệt 16 ngàn quân địch, bắn rơi 2.455 máy bay các loại của Mỹ (trong đó có cả pháo đài bay B 52, máy bay C130.

Trong cuộc chiến đấu một mất một còn với quân thù, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên đường Trường Sơn cũng đã chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện vật chất. Ai đã có mặt một lần ở đường Trường Sơn hẳn sẽ hiểu rõ sự hi sinh, mất mát và sức chịu đựng vô bờ của một dân tộc ra trận đã trả giá như thế nào cho ngày chiến thắng.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trận đánh cuối cùng vào sào huyệt của chính quyền Sài Gòn, ta ở thế áp đảo về binh lực, hỏa lực và sự bất ngờ, khiến địch không kịp trở tay. Thành phố Sài Gòn được giải phóng hầu như nguyên vẹn. Đường Trường Sơn đã đóng vai trò cực kì quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Có thể khẳng định, không có đường Trường Sơn sẽ không có đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nếu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là một thiên huyền thoại, thì đường Trường Sơn là biểu hiện sinh động nhất của huyền thoại ấy. Những kì tích mà cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên đường Trường Sơn đã lập nên, vĩnh viễn đi vào lịch sử như một thiên anh hùng ca. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà sử học trong và ngoài nước đã tốn không ít giấy mực để viết về con đường này. Nhưng không giấy mực nào có thể ghi lại đầy đủ lòng dũng cảm vô song, sự hi sinh cao cả, trí thông minh tuyệt vời của những người đã từng sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn lịch sử năm xưa.

Nguyễn Tấn Tuấn

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Tin khác

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo được hiểu một cách phổ biến là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng mặt trời cho phép sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiệt. Với năng lượng gió, sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện thông qua các tuabin gió; năng lượng thủy điện: sử dụng nước chảy hoặc dòng chảy của dòng sông để tạo ra năng lượng điện...

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây
Từ năm 1959 đến đầu năm 1969, Bác Hồ đã viết 7 bài viết về Tết trồng cây. Chỉ cần con số vậy thôi, chúng ta biết Bác quan tâm đến việc trồng cây gây rừng đến mức nào.

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) ra đời thực sự là cẩm nang để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung của Quy định. Yêu cầu đặt ra cần phải đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng...

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động