Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Ngày 5/8/1995, quan chức ngoại giao hai nước kí kết thỏa thuận mở Đại sứ quán tại thủ đô của hai nước… Một chính khách nổi tiếng từng nói rằng: Mối quan hệ Việt - Mỹ là một mối quan hệ khá đặc biệt, khi có sự đan xen cả những thăng trầm và thú vị, thậm chí có thể xem là hình mẫu của quan hệ quốc tế khi hai nước đã đi từ “thù” đến “bạn”.

Năm 2025 này chúng ta cũng sẽ kỉ niệm những cột mốc đặc biệt trong quan hệ Việt - Mỹ. Đó là kỉ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995 - 2025) và hơn 200 năm giao lưu nhân dân Việt - Mỹ…

Nhớ lại vào ngày 9/12/2006, cách đây gần 20 năm, Thượng nghị viện Mỹ đã thông qua Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và Hạ nghị viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật PNTR đối với Việt Nam. Việc Quốc hội Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường của Việt Nam. Đến ngày 10/9/2023 quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ được kí kết, mở ra một kỉ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước ...

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Như vậy, nếu tính từ năm 1819, khi “Bộ Ngoại giao” đầu tiên của Việt Nam có tên là “Nghinh Tân Quán” ở Sài Gòn, do vua Gia Long ban chiếu thành lập, đã từng tiếp thương nhân người Mỹ đầu tiên đến Việt Nam thông qua cảng Bạch Đằng - Đà Nẵng. Đó là John Whire - thuyền trưởng một tàu buôn của Mỹ. Tuy vậy ông John tới Việt Nam lúc này chỉ với một mục đích thương mại thuần túy. Chỉ đến năm 1832, sau gần 13 năm chính phủ Hoa Kỳ mới bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao chính thức với triều đình nhà Nguyễn.

Theo sách “Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Nhị Kỉ” đã được các triều đình phong kiến nước ta ghi có đoạn: “... Vào năm Minh Mạng thứ 13, một chiếc thuyền của nước Nhã Di Lý - tên nước Mỹ của thời này còn gọi là Ma-Li-Căn; Tân Anh Cát Lợi hoặc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cập bến Vũng Lâm (Vũng Rô) tỉnh Phú Yên. Quốc trưởng nước ấy phái 2 người là Nghĩa Đức Môn La Bách (tức Edmund Roberts) và đại úy Đức Giai Tâm Gia (tức Georges Thompson) đem quốc thư đến cầu giao hảo thông thương”. Được tin này, Cơ mật viện của triều đình Huế lập tức họp triển khai kế hoạch nghinh tiếp. Vua Minh Mạng sai tướng Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phúc phối hợp với tỉnh Phú Yên cùng đón tiếp ngay trên thuyền của Mỹ, yến tiệc được khoản đãi rất chu đáo. Minh Mạng cũng phê chuẩn cho tàu của Mỹ lần sau được neo đậu ở bến cảng tại vịnh Sơn Trà - Đà Nẵng. Tuy vậy nhà vua cũng có lệnh cấm người Mỹ lên bờ làm nhà và không được vượt qua các kỉ cương phép tắc của triều đình Huế…”.

Khi người Mỹ đến Việt Nam lần thứ 2 vào năm 1836, vào khoảng tháng 4 năm Minh Mạng thứ 17, trên một chiếc thuyền buôn hiệu Peacock, do Đại úy E.P. Kennedy làm thuyền trưởng cập bến Sơn Trà - Đà Nẵng. Vua Minh Mạng liền sai Hộ bộ Thị Lang Đào Trí Phú và Lại bộ Thị Lang Lê Bá Tú cùng các thuộc hạ đến nơi ủy lạo, thăm hỏi. Khi phái đoàn triều đình nhà vua đến thì E. Robert - Đặc phái viên của chính phủ Mỹ đang bị lâm trọng bệnh nên không đón tiếp được. Nhà vua cho người phiên dịch xuống thuyền chuyển lời thăm hỏi, sau đó họ cũng đáp lễ bằng cách đưa người đến cảm ơn.

Đến ngày 25/5/1836, thuyền buôn Peacock (Mỹ) nhổ neo ra đi. Theo tư liệu lịch sử thì ngay từ thời điểm năm 1836, chính phủ Mỹ đã manh nha việc làm ăn buôn bán với Việt Nam. Bản dự thảo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ giao cho Đặc phái viên E. Robert mang đến nước ta gồm 8 điều, dài khoảng 2 trang viết tay để trình lên nhà vua, nhằm mở rộng quan hệ buôn bán với người Việt.

Theo sách sử để lại, lúc đó đã có những lời can gián của các quan triều đình nhà Nguyễn rằng: Nhà vua không nên quan hệ với người phương Tây, vì họ rất giảo quyệt. Vua Minh Mạng không nghe và vẫn sai cấp dưới đón tiếp người Mỹ. Do nhiều nguyên nhân khách quan của tình hình thế giới khi ấy nên mối quan hệ giao thương giữa triều đình Huế và chính phủ Mỹ không được suôn sẻ.

Nghiên cứu lại các sự kiện nói trên, chúng ta có thể khẳng định mối quan hệ giao lưu nhân dân và quan hệ mua bán giữa người Việt Nam và người Mỹ rất bền vững và ít ra cũng đã được khởi xướng từ cách đây hơn 200 năm - hơn 2 thế kỉ đã trôi qua với biết bao thăng trầm và đổi thay của lịch sử, ngày nay cơ hội phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang mở ra một tương lai tốt đẹp sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tiếp cận thị trường đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam và mở ra một kỉ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước.

Việc Quốc hội Mỹ thống nhất kí kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10/9/2023, cách nay gần hai năm cũng là một sự kiện lịch sử, tôn vinh giá trị chung và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cùng hướng tới kỉ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam vào năm 2025.

Nguyễn Tấn Tuấn

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Chiều 28/4/1945, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.
Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Tin khác

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...
Xem thêm
Phiên bản di động