Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nghiên cứu - Trao đổi 26/02/2025 16:06
Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, trong thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” (Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3/1948). Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Theo Người, thầy thuốc là phải hết lòng yêu thương, tận tình chăm sóc, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người bệnh. Bởi để chữa trị bệnh tật tận gốc thì không chỉ nhìn vào những vết thương bề ngoài. Những vấn đề về tinh thần, tình cảm càng cần phải được quan tâm để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như y đức của người thầy thuốc. Mặt khác, theo Bác: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời là một người mẹ hiền”.
Nhiệm vụ của ngành Y tế và phẩm chất của người thầy thuốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc tháng 6/1953. Người cho rằng: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Đây là phẩm chất cao quý nhất trong thang giá trị y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo người, thầy thuốc phải thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa chữa bệnh tật, vừa chữa “tâm bệnh” như một nhà tâm lí học thân thiết, như người mẹ hiền của bệnh nhân.
![]() |
Ảnh tư liệu |
Có thể nói, lương tâm với người bệnh là cơ sở để hình thành những đức tính cần thiết của người thầy thuốc. Lời dạy này của Người đến nay đã trở thành bài học vô cùng quý giá đối với mỗi người thầy thuốc Việt Nam cũng như cả ngành Y tế.
Hằng năm, cả nước kỉ niệm ngày ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2) như một lời tri ân gửi đến những người làm ngành Y. Và trong ngày đặc biệt này, Bác Hồ kính yêu là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Tư tưởng của Người luôn coi đạo đức là gốc rễ của con người, của tài năng. Với các thầy thuốc, Bác càng đặc biệt chú ý hơn về đạo đức. Trong thư gửi tới ngành Y tế ngày 27/2/1955, Bác dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng”.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, y đức được nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài việc mang tính chất trách nhiệm, bổn phận, còn mang sắc thái tình cảm cao cả, thiêng liêng, máu mủ, ruột thịt, gắn bó keo sơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền y đức mới, y đức cách mạng. Tư tưởng của Người mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành Y tế.
Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua, các thế hệ đội ngũ cán bộ y tế nước ta vẫn giữ vững y đức và không quản ngại ngày đêm, hi sinh thầm lặng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Rất nhiều thầy thuốc đã nêu gương sáng cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, những đóng góp của cán bộ y tế không thể đong đếm được. Trong cuộc chiến không tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm này, những chiến sĩ áo trắng ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu chống dịch, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khỏe, âm thầm lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hi sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho Nhân dân.
Trong thời gian tới, tin tưởng rằng những hình ảnh của người thầy thuốc vẫn đẹp mãi trong lòng Nhân dân, để cho y đức luôn là niềm tự hào của ngành Y, mỗi thầy thuốc cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa to lớn của ngành Y đối với xã hội; tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quyết tâm nêu cao lòng nhân ái, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân; xây dựng môi trường y đức thực sự nhân văn, trong sạch, lành mạnh, đi đôi với đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực về y đức… Có như thế, cán bộ y tế mới thực sự xứng đáng với những lời dạy của Bác, với truyền thống vẻ vang của ngành Y, với vẻ đẹp nhân văn của những chiến sĩ trên mặt trận chống bệnh tật và cứu người.